09/20/18

Home
HQ10 TrụcVớt
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ5-Ră Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm  AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Bộ H́nh ChiếnTrường HQ-4
Pḥng-Tai của HQ-4
DanhSách CốThủ HoàngSa
Tổng-kết Hải-Chiến
TrươngVănLiêm-HQ5
Thư Người Giám-Lộ
T́m Hiểu Gerald Kosh
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Anh-Hùng Vương-Thương
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo BùiThanh
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐ́nhQuang-AnhHùngHảiPháo
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Văn Tế HoàngSa
Hồi Kư Của Ngườivề Từ HoaLục
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Những BàiCa HảiChiến HS
Thơ 32 Năm Kỷ-niệm
Giới Thiệu
BứcThư 15 Năm
Tựa
Thư Riêng Về Đơn-Vị
ToànTập
Tiểu Sử Vũ Hữu San
ChuyệnMột ConTàu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
24 Years After Naval Battle
TrùmMền HôXungPhong

 

VĨNH BIỆT

Nhà Văn Nhà Thơ

Nguyên Nhi Nguyễn Văn Nhiều thuộc HQ-4

đă vĩnh viễn bỏ chúng tôi ra đi  ngày 18 tháng 10 năm 2013 tại Dallas, Texas

Hưởng thọ 63 tuổi

 

Toàn thể SQ HSQ và ĐV Khu-Trục-Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 xin chia buồn

cùng  hai cháu Nguyễn Hoàng Sa, Nguyễn Trường Sa  và tang quyến.

Nguyện cầu hương linh Nguyễn Văn Nhiều sớm về nơi thiên đường hằng mong ước.

 

 

Tiễn Nguyên Nhi
(1950 – 2013) 

cánh hải âu
giờ bỏ đàn
hẹn mù khơi
sóng thênh thang theo cùng
chào Hải Đăng (*)
mộng trùng phùng
chung khêu bếp lửa
quạt hừng thiên thu

     
Vũ Hoàng Thư

Nhận được tin buồn nhà văn, bạn thiết của Văn Nghệ Biển Khơi, Anh Nguyên Nhi Nguyễn Văn Nhiều, cựu Sĩ Quan Hải Quân VNCH, Khóa OCS-10, đă vĩnh viễn ra đi. Nguyện cầu Linh Hồn Michel sớm về chốn Thiên Đàng nghỉ ngơi đời đời trong ṿng tay Chúa.

Vô cùng thương tiếc,

BBT Văn Nghệ Biển Khơi & Văn Hữu
---------------------------
(*) Nguyên Nhi vẫn thường gọi vợ của anh, nhà văn Phạm Chi Lan (mất năm 2009), là Hải Đăng.


Buồn khi nghe tin người bạn chưa quen nhưng biết qua thơ, văn của bạn trên BK. Vợ đă mất từ năm 2009 và bây giờ đến phiên bạn. Điều ǵ đă làm bạn ra đi vĩnh viễn? Nhờ bác Tuấn chuyễn lời chia buồn và đồng cảm của ḿnh với gia đ́nh người bạn Nguyên Nhi.

Hà Phú Đức


Nghĩ hoài về một ngọn hải đăng

“Đêm khơi. Nhật nguyệt vỡ.
Tôi hụt hơi trong biển cuồng.
Tôi chới với trên sóng bủa …

Tôi vốn nghĩ hoài về một ngọn hải đăng.
Thầm lặng của riêng ḿnh.
Vẫn thương em như thương tiền kiếp.
Vẫn nhớ em như nhớ căn phần.
Đâu đó một góc trời, tôi biết, có em khắc khoải đợi chờ, mà mệnh tàu tôi lẽ đâu hoài biệt xứ?"

Đêm khơi. Nhật nguyệt ngộ.
Tôi chấp chới trên biển đời hoan lạc…
Tôi dấu yêu chùm sáng diệu kỳ. Em. Trong cuộc bể dâu này tôi có thể ném tung hê tất cả.
Cần ǵ đâu ngoài ṿm sáng t́nh em?
Nhưng, xét cho cùng, ai chẳng có cho riêng ḿnh một ngọn hải đăng?
Hăy cứ đi t́m. Quanh đời băo lộng… “  (Nguyên Nhi)

Anh đă t́m thấy, đă đến. Trùng phùng.

C̣n lại nơi đây những người tiếc thương anh, vô cùng…

Xin gởi lời thành kính phân ưu đến gia đ́nh anh Nguyên Nhi.

Phan Thái Yên


Thành thật chia buồn cùng tang quyến.

THƯƠNG TIẾC
khơi xa sóng lặng sương mù
hải đăng thao thức, mạnh thu bàng hoàng
mây nào trôi lạc tầng không
vào nơi vô trụ phiêu bồng riêng ai

Tử Hà . nbt

 


Thành kính phân ưu cùng gia đ́nh OCS  . Tất cả văn hữu của  Văn nghệ Biển khơi từ đây măi măi không c̣n trông thấy bút danh Nguyên Nhi   hiện diện  cùng với những trăn trở của người lính biển  vẫn " mơ hồ trông thấy những chiến hạm ra khơi ".
     " Nơi đây , ừ nơi đây
       Người đến để chia tay
       Người quen cùng kẻ lạ
       Hội ngộ nhau chốn này .. "

Đây là lời thơ của một thiền sư người Nhật đứng ở sân ga nh́n kẻ đến người đi một cách vội vàng  . Đời là hợp rồi tan , đến để rồi đi .
     "  Nguyên Nhi đến với Biển Khơi  và chia tay  là  lẽ vô thường  "
       Chào Nguyên Nhi .
       
Cỏ Biển


Tiễn Nguyên Nhi

biển sóng động
tràng hoa trôi
tiễn người đi
giữa mù khơi
nghẹn ngào

cuộc t́nh thơ
như trăng sao
dắt nhau về
cỏi chiêm bao
mịt mùng

Đường Du Hào

 

 

Nguyên Nhi và vợ anh, nhà văn Phạm Chi Lan, mất năm 2009,tức Hải Đăng -cánh hải âu

Trái: Nguyên Nhi, nhớ bởi Đinh Trường Chinh

Phải:Nguyên Nhi và Phạm Chi Lan, ảnh Hoàng Đ́nh B́nh

Con chim chết giữa khóm hồng vô cớ
Tiếng hót quên thảng thốt rụng hiên ngoài

( Nguyên Nhi )

  

NGUYÊN NHI: GIÓ CHƯỚNG VÀ NGỌN HẢI ĐĂNG

Nguyễn Vy-Khanh

Quái Phong! Gió chướng nổi lên giữa không gian tịnh yên của văn chương hải ngoại. Gió chướng, nhà thơ như lạc lơng giữa cuộc đời, một hoài t́m kiếm. Và ngọn hải đăng đứng ở cuối chân trời. Bên bờ biển vắng. "Đêm khơi. Nhật nguyệt vỡ. Tôi hụt hơi trong biển cuồng. Tôi chới với trên sóng bủa (... ) Tôi vốn nghĩ hoài về một ngọn hải đăng. Thầm lặng của riêng ḿnh. Vẫn thương em như thương tiền kiếp. Vẫn nhớ em như nhớ căn phần. Đâu đó một góc trời, tôi biết, có em khắc khoải đợi chờ, mà mệnh tàu tôi lẽ đâu hoài biệt xứ?" 

 

TÔI GỌI  NGUYÊN NHI.

( Nguyên Nhi và vợ Phạm Chi Lan là tác gỉa quen thuộc của báo Trẻ Dallas và Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng))

 

Nguyên Nhi !

Tôi gọi tên anh một người chiến sĩ,

Hải Quân  trung uư,

Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Anh từng tham gia trận hải chiến Hoàng Sa.

Người lính biển yêu biển

Anh đặt tên hai con trai là Hoàng Sa và Trường Sa.

Bao nhiêu năm qua,

Hai đứa con bên anh,

Như biển đảo ấy vẫn bên anh.

Nhưng hôm nay,

Người chiến sĩ hải quân,

Chuyến hải hành cuối đời đă đưa anh  biền biệt xa khơi..

Đảo Hoàng Sa, Trường Sa ơi…

Có nhớ người lính năm xưa,

Đă đối diện quân thù,

Bảo vệ biển quê hương,

Th́ sóng hăy để tang,

Hăy tung lên triệu triệu giọt sóng buồn.

Nguyên Nhi !

Tôi gọi tên anh một người viết văn và làm thơ,

18 tháng Mười năm 2013 anh đă ra đi,

Không phải một ngày do anh chọn lựa,

Mùa Thu thơ mộng hiểu tâm hồn thi sĩ,

Nên anh qua đời vào mùa Thu.

Anh Nguyên Nhi ơi,

Gía mà tôi biết uống rượu,

Giống như anh,

Th́ sẽ uống tiễn anh ly rượu cuối cùng,

Để chung những vui buồn,

Một kiếp nhân sinh.

Như đôi lần anh và tôi cùng chia sẻ.

Nguyên Nhi !

H́nh ảnh người làm thơ dáng gầy c̣n đó,

Người viết những câu văn đẹp như thơ,

Nhưng anh đă bỏ hẹn ḥ,

Với thơ văn, với người thân, bạn bè…

Đi chẳng trở về,

Anh chẳng trở về.

Vĩnh biệt anh !

Có mùa Thu lá vàng rơi,

Vĩnh biệt anh !

Có  tôi ngậm ngùi .

     Nguyễn Thị Thanh Dương.

      ( Oct. 20 – 2013 )

 

Nguyên Nhi ra đi

Xưa cầm súng giữ b́nh an quê mẹ
Cố ngăn rào chống đuổi giặc ngoại xâm
Cố ra khơi. lánh xa loài quỷ đỏ
Nay sức cạn hơi tàn. anh bỏ hết. mà đi.
VTTG Lúa 9

 

Nguyên Nhi đă rong chơi cơi khác Saturday, 23 November 2013 16:55

Nguyên Nhi trong một buổi phát thanh hàng tuần của  Tạp Chí Đời Sống Văn Hóa Nghệ Thuật Truyền Thanh

Nguyên Nhi đă đi rong chơi cơi khác. Tôi nghĩ như thế. Ian Bùi trong một bài thơ viết tiễn Nguyên Nhi cũng nói: Sống như chơi, chết cũng như chơi. Nh́n lại thời gian hơn tháng vừa qua, Nguyên Nhi nằm bệnh trông thật buồn bă, cô đơn. Nguyễn tôi và Hoàng Định Nam hai lần tới thăm (một lần tại nhà hốc rừng - forest cove, từ của Phạm Chi Lan- một lần ở bệnh viện Baylor Garland), Nguyên Nhi cũng chỉ có một ḿnh, yếu tới không nhấc tay lên nổi. Cái chết đến thật mau sau đó, xem như một giải thoát đối với bạn ta. Bởi v́ cơi trần này với Nguyên Nhi coi như không c̣n vui được nữa. Thôi th́ rong chơi cơi khác vậy.

...Nguyễn với Nguyên Nhi và Phạm Chi Lan quen thân nhau qua mối t́nh văn chương chữ nghĩa. Họp Quạ, ngồi quán cà phê, sinh hoạt ở nhà Lan…Từ đó có buổi phát thanh hàng tuần Tạp Chí Đời Sống Văn Hóa Nghệ Thuật Truyền Thanh trên đài của Thái Hóa Lộc với Phạm Chi Lan, Nguyên Nhi, Đinh Yên Thảo, Tôn Thất Phương, Diễm Tú, Quỳnh Như và Nguyễn tôi. Trong đó, Nguyên Nhi là giọng chính, bạn có giọng đọc rất hay, nhất là đọc thơ. Ôi, những ngày xưa thân ái ấy làm sao quên. Tiếp đến là thời gian sinh hoạt với báo Trẻ, qua những buổi Ra Mắt Sách, Festival Văn Học Nghệ Thuật, những cuộc bày tranh, hát nhạc Nguyễn Đ́nh Toàn, Hội Ngộ Văn Học, Đêm Đọc Thơ & Hát Thơ. Nguyên Nhi đă cùng anh em tham dự rất nhiệt t́nh.

Thời gian trôi qua. Khóm trúc đào vẫn nở bên hiên nhà. Con chim màu đỏ mỗi buổi sáng vẫn tới gơ cửa. Nhưng hỡi ơi, Nguyên Nhi đă ra đi, bỏ lại anh em dưới trời này. Tiễn bạn, tôi xin mượn lời và những h́nh ảnh trong thơ Tagore: Bạn đă đến lễ hội trần gian này với tiếng cười tiếng khóc, bạn đă được nếm mật hoa của cuộc sống và cả chén đắng trần gian. Giờ đây bạn hăy vui vẻ ra đi gặp lại Phạm Chi Lan nơi miền lặng ấy 

Tim Nguyễn


 Thấy mơ hồ một chiến hạm ra khơi

Nguyên Nhi
Tạp bút -
February 19, 2008


Đối với anh ta, con tàu không chỉ đơn thuần là một khí cụ chiến tranh. Nó là một sinh thể có đời sống và mảnh hồn riêng. Cái hồn rất riêng này không dễ nào nắm bắt. Con tàu, tuổi trẻ anh ta ở đó. Con tàu, khoảng đời tuoi đẹp nhất của anh ta ở đó. Con tàu, ở đó, chứ không phải là bất cứ một nơi nào khác.
Trong đem mịt mùng băo biển, anh ta đốt lên một đóm thuốc nhỏ nhoi. Chung quanh anh ta là những gương mặt lầm ĺ chai sóng. Mặt hải đồ chi chít những tọa độ trên một hải tŕnh ngoằn ngoèo truy tàu địch. Mùa biển động là mùa tàu giặc lén lút xâm nhập. Chúng gọi đó là chiến tranh du kích trên biển. Sóng lớp lớp phủ chụp mặt sàn chính con tàu, chồm lên cả đài chỉ huy. Con tàu thủy chung vẫn lừ lừ chẻ mặt biển đen. Lâu, phải thật lâu mới có một ánh đen xa nhấp nháy. Mua gào. Gió rít. Nguời ta không thể nào quên đuợc những con gió xé tai của một ngày băo biển. Con tàu, con nguời gắn bó thủy chung, xẻ chia định mệnh. Định mệnh ấy xua đuổi cả hai vào cuộc chiến tranh để sinh tồn trước một thiên nhiên khắc nghiệt và một chủ nghia hắc ám.
Sau khi bàn giao phiên hải hành sớm, anh ta rời đai chỉ huy. Những thủy thủ cùng phiên với anh ta cung lục tục về pḥng ngủ. Anh ta không vội. Duờng nhu trên đời không có điều ǵ làm anh ta phải hấp tấp. Anh ta c̣n quá trẻ và dường như mọi việc đều chiều chuộng, chờ đợi anh ta. Dường như chưa có cơ hội tốt nào bỏ đi v́ sự chậm chạp của anh ta. Nói đúng ra cũng có một ngoại lệ, có một lần anh ta đă rất vội vàng. Đó là lần anh ta quyết định vào lính. Anh ta đă nghi rằng chuyện học hành, đỗ đạt, t́nh yêu, hôn nhân, mọi sự… đều có thể thư thả thu xếp. Nhưng cuộc chiến cần có anh ta. Tức th́. Như bị một hấp lực không thể cuỡng lại đuợc, anh ta rời bỏ giảng đường. Nhiều nguời cố gắng lư giải, gọi đó là "mộng hải hồ", "nghiệp kiếm cung", "tiếng gọi tổ quốc"… hay ǵ ǵ đó nữa. Riêng anh ta, anh ta vốn dị ứng với tất cả những danh từ to lớn.

 


Nhưng đó là chuyện đă cũ. C̣n bây giờ th́, sau phiên hải hành khuya, chẳng có ǵ phải vội vàng, anh ta lững thững đi xuống pḥng ăn, nhờ nguời tiếp vụ pha một tách cà phê. Có thể anh ta sẽ thả người trên sofa, lật lật một vài trang sách. Cũng có thể anh ta chỉ ngồi thừ ra đó để suy tưởng mênh mông. Cũng có thể anh ta muốn chứng kiến một ngày mới vừa lên qua những ô cửa kính. Luồng nắng huy hoàng xoay động mỗi bận mui tàu quay. Trên vách, chung quanh anh ta là bản sao của những bức tranh vẽ biển, vẽ thuyền, hải đăng, hải âu, những gành đá cô quạnh... Cũng như anh ta, mặt trời chẳng vội vàng...
Sau mấy giờ nghỉ ngơi lấy sức, anh ta bắt đầu một ngày làm việc mới. Hồi chua vào lính, anh ta chỉ nghi được rằng đời sống hải quân là những cuộc hải hành và hải chiến. Không bao giờ anh ta tuởng tuợng ra sự khô khan cứng ngắc của những buổi họp tham muu, sự buồn nản của việc giấy tờ, công văn. Nhung rồi cung quen. Con tàu chào đời và lớn lên trong Đệ nhị thế chiến. Ba mưoi năm sau nó là một trong những người chị trong hạm đội miền Nam. Những chiến công của nó hăy c̣n đó, đẹp ngời trong hải sử.

 

Theo hải tŕnh của nó, anh ta đa ghé qua những bến cảng địa đầu, những hải đảo cuối đất. Theo những cánh lục b́nh quắt queo và rục ră ngoài cửa biển. Theo cánh trắng hải âu thảng thốt bổ nhào xuống mặt vịnh xanh lo. Theo bầy sứa sặc sỡ trải rộng một vùng biển vắng. Theo băi san hô cành nhánh xum xoe. Theo đảo xanh dừa. Theo bờ trắng cát. Theo tàu giặc ranh ma. Theo đầu con chớp bể mua nguồn. Theo bầy dolphin trên hải tŕnh quen thuộc...


Chiều xuống chậm trên biển. Khó mà quên đuợc cảnh tuợng lộng lẫy của thời khắc bàn giao giữa ánh sáng và bóng tối. Mặt trời nằm vắt ngang đuờng chân trời, rực đỏ. Anh ta hay ngồi ở sân sau, thả khói, nh́n mặt trời ch́m. Anh ta không nhớ nhà. Nhớ chăng chỉ là chút h́nh ảnh mênh mông suong khói. Con tàu là ngôi nhà của anh ta. Đó là noi anh ta đă trải qua những ngày êm đềm và sóng gió. Cay đắng và ngọt ngào. Con tàu đă là một phần của tâm hồn mẫn cảm của anh ta. Có thể trong suốt một chặng dài muời, hai muoi năm, chuyện đời anh ta không có ǵ đáng nhớ nhung cái khoảnh khắc sống với con tàu ấy đă trở thành một dấu ấn đậm nét trên tâm hồn anh ta. Với con tàu, anh ta truởng thành và tâm hồn anh ta xếp thành nếp, dáng.

 

 

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, con tàu nằm đại kỳ ở hải xuởng. Con ḱnh ngu một thời luớt sóng ngăn thù ấy bây giờ đanh ngậm ngùi mắc cạn. Nó không c̣n co hội vuợt trùng luu vong. Nó, cũng như  anh ta, nằm lại, nghẽn thở trong chiếc tḥng lọng đỏ. Sau này, anh ta viết:
Để khắc khoải đem sâu tù cải tạo
Nghe thinh không thảng thốt một hồi c̣i...
                                    oOo
Một tối, trong trại tù cải tạo ấy, anh ta lật tờ "Quân đội nhân dân" và bàng hoàng khi thấy lại h́nh ảnh con tàu trên trang nhất. Bức h́nh này quá quen thuộc đối với anh ta. Nó đa xuất hiện hằng năm trên quyển niên lịch hải quân. Th́ ra, vừa đuợc tu bổ xong chiếc khu trục hạm ấy, vẫn c̣n giữ nguyên tên và số hiệu, trở thành một phuong tiện trấn áp trong tay kẻ thù.


Vậy là thêm một sự mất mát. Anh ta âm thầm chịu đựng sự mất mát ấy bên cạnh những đổ vỡ khác. Nhung nói chung những tang thuong cuộc đời chỉ có thể làm anh ta trở nên xót xa cay đắng chứ anh ta không hề nguyền rủa hay đay nghiến số phận. Bây giờ anh ta đă năm muoi. Con tàu cung vừa độ lục tuần. Bây giờ anh ta biết ḿnh già. Bây giờ anh ta không biết con tàu đa tàn tạ đến đâu trong tay kẻ địch. Hay nó đa rỉ sét nằm neo trên một nghia trang quạnh quẽ nào rồi?


Nhưng bây giờ nghĩ cũng kỳ, thỉnh thoảng anh ta lại thấy chính ḿnh vừa độ thanh niên. Mắt sáng. Tóc bồng. Bây giờ, cũng kỳ, thỉnh thoảng anh ta lại thấy con tàu đương thời thiếu nữ. Ngực nở. Môi tuoi. Anh ta thấy ḿnh đang trụ đầu pháo tháp, vỗ mạn tàu mà ca. Anh ta lại nghe lại một hồi c̣i u u trầm mặc. Tiếng c̣i tàu mở đầu một ra khơi đồng thiếp. Anh ta viết tiếp:
Để khật khuỡng chiều say trên xứ lạ
Thấy mơ hồ một chiến hạm ra khơi...

Nguyên Nh

 

 

Bài ca Dolphin

Nguyên Nhi

Về thôi, em
Bầy dolphin đă từ giă biển trăng...

Ông trật tự. Ngăn nắp. Và đúng giờ một cách đáng ghét! Tất cả dây chăo dây thừng phải nằm gọn trong hộc. Hải pháo phải được che chắn cẩn thận. Ngừa nước mặn. Vật dụng trên boong phải được ràng rịt chu đáo. Pḥng biển động. Sau cùng, tất cả mọi người phải chờ ông.

Ông thường có mặt trên pḥng lái. Ngay cả những lúc ông không có việc ǵ để làm ở đó. Điều này khiến anh phiền ḷng: dưới quyền ông là những sĩ quan trẻ tự trọng, có tinh thần trách nhiệm và thông thạo hải nghiệp. Ông là điển h́nh của một vị thuyền trưởng thời trung cổ: Trên là Thượng đế, Dưới là Ta.

 

 

Ông lầm ĺ. Đấy là cá tính của ông, không ai bận tâm. Thậm chí nó c̣n tốt đối với thuộc cấp. Ông nói ngắn gọn, không thích thảo luận. Anh không mấy thiện cảm với ông, Trong ư nghĩ anh, ông lập dị và không b́nh thường. Nếu giọng ông có chút nồng ấm nào đó là khi nói về Anna và Kita.

“Chúng nhắc tôi một bài ca cổ xưa của những người đi biển.  Mười năm đi về qua cửa biển này tôi không bao giờ thiếu chúng. Đó là hai người bạn mà mẹ biển đă trao tôi. Chúng là một sự thúc gọi lên đường.

Hăy ra khơi
Ra khơi
Chàng thủy thủ
Gió đă lên..
.

Lần ra biển nào cũng vậy, ở ngấn nước, nơi phù sa lờ lợ tiếp giáp với mặt xanh mênh mông, ông căng mắt chờ đợi. Không lâu, hai vệt nước trắng bạc song song lao nhanh về phía lái tàu. Rồi chúng tẻ làm hai, mỗi con vật lượn sát một bên thành tàu. Đến ngang vị trí hai chiếc neo mũi, chúng chợt phóng vọt lên không, lượn ṿng,  phơi chiếc lưng đen loáng và những chiếc vây óng ánh bạc rồi thả ḿnh rơi ṭm xuống mặt nước xanh lơ. Mặt ông rạng rỡ. Ông vẫy vẫy tay. Lại lên tiếp những màn nhào lộn cho đến khi con tàu tiến sâu vào vùng nước màu xanh lục. “Đi thôi... Anna... Kita!” Rồi ông chậm răi trở về buồng ngủ nối với pḥng lái bằng một hành lang dài.

Hăy ném những chiếc vỏ ốc sặc sỡ lại bờ cát
Ra khơi, hỡi chàng thủy thủ
Ra khơi

Có lẽ, nhiều khi anh nghĩ, mối thần cảm giữa ông và giống dolphin đă phát khởi từ xưa lắm. Năm mươi triệu năm trước. Khi tổ tiên những người anh em của ông c̣n  ngụ cư trên mặt đất nóng bỏng này. Biển gầm gừ đe dọa. Biển êm ái vỗ về. Trong tiếng gió cổ sơ có lời thầm réo gọi. Để một sớm mai nào đó, tổ tiên giống ấy theo ngọn sóng kỳ bí lên đường.

... Hăy ra khơi
Ra khơi Về Nơi cuối ngọn gió
Mặt đất
Biển cả
Bầu trời
Một...

Lần ấy anh và ông ngồi trên một thành san hô cheo leo. Bài ca chơi vơi đứt quăng theo từng ngọn sóng trào. Dưới chân, băi cát vàng xoải đến tận mơm bên kia ḥn móng ngựa, nơi những người khai đảo t́nh cờ bới lên được những ống xương người bên sợi xích sắt. Trên đầu anh là ngọn hải đăng trầm mặc. Anh bất ngờ nhận ra ông là chàng thủy thủ của thời đại người ta không biết bên kia biển có ǵ. Một tên cướp biển! Một nhà thơ! Bởi trong mỗi nhà thơ có bẩm chất ngang tàng của một tên cướp biển.

... Hăy ra khơi
Này, ta báo trước
Ngươi sẽ được tất cả
Ngươi sẽ mất hết...

 

Giọng ông đục sệt. Giọng ca man rợ của lăo pháp sư trước khi ném nàng trinh nữ xuống ghềnh tế biển. Ông uống rượu với chai. Ông uống trong một tư thế kỳ cục. Ông rải một tia rượu lên mặt sóng ngầu bọt rồi ngửa cổ tu. “Tôi không uống với người. Tôi uống cùng biển.” Dường như vũ trụ mới tượng h́nh. Dường như những dăy thiên hà vừa tượng h́nh. Dường như biển mới tượng h́nh. Dường như thần biển mới vừa vung tay chẻ lục địa thành những sông ng̣i, eo lạch. Trăng rải ma quái trên làn nước lăn tăn trong vịnh. Lúc ấy anh bàng hoàng, hối hận đă lên đảo một ḿnh với ông. Một tên cướp biển. Một kẻ làm thơ điên say giữa trời biển sơ khai. Kẻ ném một nhánh cây khô xuống nước và mang giấc mơ chinh phục đại dương.

... Hăy ra khơi
Sóng gió không thể nào vùi dập được ngươi
Băo tố không thể nào hủy diệt được ngươi
Ngươi sẽ đến nơi những cơn gió dừng lại...

“Lạ lùng một điều là h́nh như các cậu, và có lẽ cả loài người phù phiếm này, dửng dưng với biển. Tôi sống với từng nhịp mạch biển khơi. Tôi cảm động v́ sự dịu dàng và sảng khoái v́ sự bạo tàn của biển. Tôi luôn bị ám ảnh về một cái chết già nua. Tại sao các cậu lái tàu theo hướng ánh trăng? Các cậu sẽ về đâu? Cái đẹp sẽ đưa các cậu tới đâu nhỉ?” Anh tưởng như ông vừa bước ra từ một đuôi sao chổi.

Ra khơi
Dù ngươi không thể nào hiểu biển
Không ai có thể khám phá hết điều diệu kỳ của biển cả...
Ra khơi...

Nhưng chỉ lần ấy rồi thôi. Trên boong tàu, ông trở lại là viên hạm trưởng trật tự, ngăn nắp. Chi li và đúng giờ một cách đáng ghét! Không được có một vết dầu trên sàn tàu. Tay lái, hải bàn và những chiếc đồng hồ lỉnh kỉnh phải bóng loáng. Ông vẫn cáu kỉnh những lúc viên sĩ quan tân đáo móc nhầm mũ vào chiếc móc dành riêng cho hạm trưởng.

Ra khơi
Ra khơi...
Hăy đến nơi những cơn gió dừng lại

Đó là năm đầu tiên của anh trên chiến hạm viễn dương này. Tháng tư và những cơn mưa loáng vội qua cửa biển. Cuối tháng tư, mùa đông cực Nam đă cận, Anna và Kita bận rộn trong những ngày hội lớn. Từng đám mây cá ṃi khổng lồ di chuyển ngang vùng biển này, t́m nơi ấm áp. Hàng triệu triệu sinh linh bé bỏng là đại yến của bầy dolphin b́nh thường hiền lành ngây thơ. Bầy hải âu cũng sà xuống phô diễn vũ điệu tử thần. Trong tiếng gió và tiếng sóng xô đập nhau, bầy dolphin huưt gió the thé. Không biết bằng cách nào ông nhận ra Anna và Kita cũng như không hiểu nhờ đâu chúng nhận ra ông. “Đi thôi... Anna... Kita... “

Nơi những cơn gió dừng lại
Bên kia biển
Ngươi dừng lại

Câu chuyện hôm ấy với ông làm những giấc mơ của anh trở nên kinh hoàng. Và những ư nghĩ anh thành lộn xộn. Anh nhầm lẫn giữa khuôn thước và sự nổi loạn, giữa văn minh và man rợ. Anh không hiểu sự khôn ngoan can dự chi đến sự bạo tàn. Và trên hết, anh đâm nghi ngờ cái đẹp. Anh không c̣n thích đọc cổ thi lẫn những bài thơ hiện đại. Trong anh, bài thơ tuyệt mỹ là tiếng huưt gió của bầy dolphin, một sớm mai nào theo tiếng gọi thần bí, từ bỏ đất liền, lao ḿnh xuống mặt đại dương khốc liệt.

Bên kia cơn băo
Mặt đất
Biển cả
Bầu trời
Là một
B́nh an
                                                                         
oOo

Cuối tháng tư năm ấy, mùa cá ṃi đến sớm. Mùa bận rộn nơi cửa biển này. Biển máu. Như hàng năm, những cụm mây xanh xám khổng lồ cá ṃi tránh mùa đông miền cực Nam kéo ngang. Mùa đại yến của bầy dolphin. Nhưng những đoàn tàu đánh cá không hăm hở ra khơi cho mùa cá mới. Cảnh hoảng loạn của bầy cá ṃi trong ḷng biển. Và cảnh nhốn nháo của con người trên mặt biển.

Ông vẫn trên đài chỉ huy như thường lệ. Dù không chuyện chi để ông làm. Một chuyến ra khơi hối hả lạ lùng. Dây chăo nằm bừa bộn trên boong. Những khẩu hải pháo không cần được che chắn ngăn ngừa nước mặn. Đi! Đi! Và chưa biết về đâu.

Khi c̣n tàu vừa bỏ lại phía sau những cánh rừng sát cháy trụi, ông bồn chồn thấy rơ. Nh́n những cánh lục b́nh khô bẹp mà con sông đổ ra biển cả, ông buồn rầu nhồi thuốc vào tẩu luôn tục. “Có lẽ ta sẽ không bao giờ trở về vùng biển này nữa đâu.” Mắt ông bỗng rạng rỡ. Từ xa hai vệt nước trắng bạc song song lao nhanh về phía lái tàu. Rồi chúng tẻ làm hai, mỗi con vật lượn sát bên một thành tàu. Đến ngang vị trí hai chiếc neo mũi, chúng chợt quẫy đuôi vọt qua đầu ngọn sóng, phơi chiếc lưng đen loáng và những chiếc vây óng ánh bạc rồi thả ḿnh rơi ṭm xuống mặt nước xanh lơ. Ông vẫy vẫy tay.

Hăy ra khơi
Hăy thanh tẩy tâm hồn
Ra đi
Như không có chốn quay về...

oOo

Thỉnh thoảng anh mới gặp ông trong căn nhà một pḥng cuối phố. “Tôi không c̣n bị ám ảnh về cái chết già nua. Người thủy thủ không bao giờ già. Chừng nào anh ta vẫn c̣n hăm hở muốn ra khơi.” Nh́n ông, lạ lùng, một thời thanh xuân sống lại, diễn hiện quanh đây. Những con hải âu bay vút giữa tầng không, thả xuống mặt sóng vạn niên tiếng kêu lạnh rợn. Những đảo san hô xanh rợp bóng dừa.  Bầy dolphin đùa giỡn suốt một vùng biển trăng. “Rất nhiều đêm, nửa khuya tôi giật ḿnh chợt thức. Có tiếng rơi khẽ khàng của sợi dây thừng cột tàu trên mặt sông mù sương sớm. H́nh như có tiếng c̣i rúc của một con tàu vừa rời bến cảng. Tôi ngửi được mùi muối mặn trùng khơi. Tôi nghe rơ ràng tiếng huưt gió của bầy dolphin. Con Katia và Anna. Tôi nghe tiếng hú của gió muôn phương không biết đến từ đâu và dừng lại nơi nào... “

Ra khơi
Chẳng phải ngươi đă ra khơi
Một sớm mai lọt ḷng
Ra khơi
Đi...
Về...

Người ta phá cửa pḥng ông. Khi người phụ nữ nấu cơm tháng báo đă ba ngày ông không mó tới phần cơm mà bà vẫn đặt ở bệ cửa mỗi chiều.

Hăy ra khơi, chàng thủy thủ
Ra khơi
Tiếc chi chốn đă rời
Sá chi nơi sẽ đến

Anh có đến giă biệt ông. Hai bên chiếc quan tài xám người ta đính vào hai con dolphin vừa tung ḿnh vọt qua đầu ngọn sóng. Katia và Anna.

Ra khơi
Sóng trôi về đâu...

oOo

Bài ca ấy lăng đăng trong những giấc mơ anh. Mà anh có nhiều giấc mơ kỳ cục lắm. Trong một giấc mơ, anh thấy vị thuyền trưởng ấy bước lừng lững xuống mé nước. Hai chân ông liền lại, biến thành chiếc đuôi cá dịu nhuyễn. Hai cánh tay ông teo tóp dần, biến thành hai cái vi nhỏ xíu . Ông cất tiếng huưt gió gọi đàn. Rồi ông lẫn lộn đâu đó giữa bầy dolphin đang tưng bừng giỡn trăng. Rồi tất cả bỗng trở nên im lặng vô cùng.

Và dạo này anh cũng thường giật ḿnh tỉnh giấc giữa đêm. Phân vân, anh tự hỏi, có phải bài thơ đẹp nhất là tiếng huưt gió của bầy dolphin trên biển vắng.

Về thôi, em
Bầy dolphin đă từ giă biển trăng...

 Nguyên Nhi


Nhớ người đắp tượng

 

Năm ấy ông ngoài năm mươi. Tôi mới vừa mười tuổi.Tôi hay gặp ông vào những chiều nghỉ học, sau khi đă đảo khắp xóm để bán cho hết nồi khoai luộc hay chuối nấu. Trên chiếc mâm nhôm tôi đội trên đầu, má tôi đă chia sẵn khoai ra từng khúm.
Mỗi khúm năm cắc! Chuối th́ đếm trái. Hai trái một đồng. Tôi lưu ư ông về sự hiện diện của ḿnh bằng một chiếc bóng đen gầy, đầu húi cua, áo sơ mi ngắn tay và chiếc quần đùi rộng thùng th́nh. Cái bóng dị dạng dài ngoằng ngả lấp một khoảng sân nắng trước mặt ông. Bao giờ câu hỏi đầu tiên cũng là: "Sao, khá không con?" và thường th́ chỉ có một câu trả lời "Thưa được được, ông à!" Ông vẫn không rời tay khỏi pho tượng đang đắp dở, đôi ánh mắt sắc sảo mà hiền từ ngời lên một vẻ thành khẩn trang nghiêm. Chiếc bay thợ hồ nhỏ xíu chăm chút tô từng mảng xi măng xám lên những manh lưới thép cuộn ṿng. Thỉnh thoảng ông ngừng lại một chút, nghiêng nghiêng mái tóc hoa râm như đang chiêm ngưỡng một công tŕnh vĩ đại.
Tôi ái mộ ông già hết mức!
Chung quanh ông là một rừng tượng. Tượng Phật Thích Ca.Tượng Phật Di Lặc. Tượng Đồng tử bái Quan Âm. Tượng La Hán. Tượng Ông Thiện Ông Ác... Có pho chưa hoàn thành. Có pho đă sơn son thếp vàng, chờ người đến thỉnh.
"Vậy ông bán có được nhiều tiền không?" Một lần nọ tôi hỏi.
"Ông không bán", ông lắc đầu nhe "Tiền của khách thập phương hay chùa bạn đến thỉnh ḿnh chúng cho chùa. Chùa mua cơm gạo, thức ăn, vật liệu. Như ông làm công quả vậy mà!"
"Rồi làm sao ông giúp đỡ gia đ́nh?"
"Ông không c̣n gia đ́nh!"
Hồi đó tôi ngạc nhiên dữ lắm. Tôi chưa thể tưởng tượng được chuyện một người lại có thể mất hết cả gia đ́nh, hàng họ, người thân.
"Vậy ông không buồn sao?"
Tôi sực nhớ những chiều đi học về không thấy má tôi trong căn nhà lá ọp ẹp v́ một phiên chợ ế.
"Không! Ḷng ông thanh tịnh", giọng ông đều đều.
"Ha Sao vậy ông? Nghĩa lạ sao?" Tôi hỏi nữa.
"À, ḷng ông nhẹ nhàng, thanh thản." Ông già bỗng trầm ngâm một chút..."Cực Lạc đâu ở đâu xạ Cực Lạc ở ngay trong những ǵ ḿnh nghĩ, những điều ḿnh làm."

Ông càng nói tôi càng mù mịt. Nhất là lúc ông bàn về "lục dục thất t́nh" rồi "sắc sắc không không". Tôi lơ đăng dơi mắt về phía đôi chim sẻ đang loay hoay bên chiếc tổ nhỏ dưới nóc chùa. Buổi chiều xuống rất chậm và tôi nghe tiếng ve muộn màng trên những hàng dương. Khi bóng tối trùm xuống hậu liêu, ông mới lặng lẽ thu gom vật dụng, và tôi cặp nách chiếc mâm thau lững thững ra về.

Có những biến cố chánh trị làm bẵng một dạo tôi không gặp ông. Chùa bị vây bọc bởi những ṿng thép gai và tôi thấy lảng vảng ở góc phố bên kia mấy thanh niên mang kính đen. Mọi người xầm x́ đó là mấy "ông mật vụ". Đến khi đảo chính xong, tôi mới vui mừng được đến thăm ông. Vẫn là câu hỏi "Sao, khá không con?"

Tôi lớn khôn dần và cơn lốc thời thế đă cuốn hút tôi vào cuộc chiến tranh tàn khốc. Trong những lần về phép hiếm hoi, tôi vẫn đến thăm ông. Tôi đă có thể ngồi uống với ông một tách trà thơm và bàn với ông đôi điều thế sự. Câu hỏi mở đầu lúc bấy giờ cũng khác trước.
"Con có khỏe không? Tâm hồn con có được b́nh an?"
"Thưa ông, con đang kiếm t́m sự b́nh tâm ấy. Con đă phạm lắm lỗi lầm. Điều đó cứ làm con hoài hoài bứt rứt."
"Ông hiểu! Nhưng phải biết tự tha thứ cho ḿnh con ạ! Tha thứ cho người khác bao giờ cũng dễ. Cái khó là tha thứ cho chính ḿnh."
"Con nhớ lời ông."

Ông lại đưa tôi bay chấp chới vào những ṿm tư tưởng lạ. Đầu óc tôi cùn mằn, những điều lập lại sau hăm mấy năm e có phần sai lạc. Mà dù có nhớ đúng đi chăng nữa, những tư tưởng ấy cho đến cuối đời tôi vẫn là một thứ mê cung kỳ bí. "Chính những lời nói im lặng nhất mới mang lại băo giông", có khi ông lẩm bẩm một ḿnh. "Chính những tư tưởng hiện lên trên bước chân chim bồ câu mới thống trị thế giới."

Những lần về phép như vậy tôi và ông hay ngồi trong bóng tối chạng vạng nh́n hàng dương âm thầm trút những chiếc lá kim. Tiếng chuông công phu chiều át hẳn tiếng động cơ xe cách xa vài con phố. Ánh sáng nhá nhem c̣n đọng lại trên vai nhũng pho tượng trầm mặc, uy nghi.

"Khi uống một tách trà xanh, tôi đă t́m thấy được ḥa b́nh!" Ông hay nhắc lại lời một thiền sư Nhật Bản.
Bên ông, tôi quên hết những hệ lụy cuộc đời. Mọi phiền năo chỉ có được ở những nơi nào đó, rất xa, bên kia chiếc cổng tam quan. Chiến tranh như chỉ xuất hiện trên những bản tin đài phát thanh, báo chí. Xa lắm, rất xa. Nhưng không...
Một ngày tháng năm khi tôi trở về với trái tim đầy thương tích th́ mái chùa xưa cũng không c̣n nguyên vẹn. Những tượng Phật đă bị đập vỡ tan tành. Chiếc đại hồng chung đă mất dấu Và ông già đắp tượng đă biền biệt phương nào. Tôi nghe người ta kể lại buổi họp kiểm thảo ở chánh điện hôm tiếp quản ấy.
"Tôn giáo là nọc độc của chủ nghĩa tư bản!" Giọng tên cán bộ chủ tŕ buổi họp hùng hồn. "Tôn giáo chỉ có một mục đích ru ngủ, làm tê liệt ư chí đề kháng của quần chúng. Mọi người phải thành thật khai báo và tự phê b́nh nghiêm túc những đóng góp cá nhân ḿnh vào việc chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân".

"Không, tôi chỉ là người đắp tượng", ông già tội nghiệp cúi đầu. "Tôi chỉ cầu sự an vui thanh thản trong tâm hồn"...
Ông già bị đưa đi cải tạo v́ đă phổ biến "văn hóa phẩm độc hại" và "ngoan cố không thành khẩn tự phê". Mấy hôm sau bọn tôi cũng được lùa vào trại tập trung để "học tập chính sách mới".

Sau mấy năm ở trại trở về, ngoài gương mặt dầu dăi nắng mưa và một tâm hồn đầy ắp tràn thương tật th́ tôi lại trở thành một chú bé ngày xưa; tóc húi cua xơ xác, chiếc áo sơ mi tay ngắn rách vai và chiếc quần đùi loang mủ chuối rộng thùng th́nh che không hết đôi chân ốm đói. Nhưng không c̣n khoảng nắng sân chùa để tôi in bóng. Và h́nh ảnh ông già đắp tượng năm nao cũng chỉ c̣n một hồi ức đau buồn.

Ngôi chùa cổ kính bây giờ đă biến thành Cung Văn Hóa Thành Phố. Những buổi chiều thứ năm, thứ bảy bọn trẻ xóm tôi nhảy rào vào xem chương tŕnh "nhảy múa". Trong chánh điện, những thanh niên thiếu nữ mới lớn tập nhảy đầm với đôi bàn chân trần và chiếc bụng lép. Có hôm tôi đứng tần ngần hàng giờ bên cánh cửa gỗ có lộng h́nh những cánh sen non. Bệ thờ lạnh lẽo trống trơn được bài trí bằng khung h́nh ba vị lănh tụ cách mạng vô sản thế giới. Những chiếc cột tṛn khắc h́nh rồng loang lở c̣n cố chống đỡ mái ngói cong đă ngả xám màu rêu.
Mái Tây, giang sơn của ông già đắp tượng, người ta đă che những tấm cót tre kín đáo để làm pḥng chiếu video.
Người lính, đôi khi dễ khóc! Nhất là những người lính bại trận. Nhiều lúc tôi đă nguyền rủa ḿnh. Chúng tôi đă bất lực. Những lúc ấy, h́nh ảnh ông già đắp tượng lại hiện ra:
"Phải biết tự tha thứ cho ḿnh con ạ"...

Rồi tôi được sang Mỹ theo một "Chương tŕnh nhân đạo" của chính phủ Hoa Kỳ. Chính phủ của đất nước vĩ đại này đă làm một hành động có ư nghĩa để tự xoa dịu một chút cái gọi là lương tâm c̣n xót lại. Số là trên cùng một con tàu, thay v́ cùng chúng tôi ra sức chèo chống để vượt qua cơn băo dữ, họ đă ném chúng tôi xuống biển, rồi nhẹ nhàng thơ thới giong buồm. Hai mươi năm sau họ trở lại và ném chúng tôi một ít phao
cấp cứu. Tiếc thay, đă có lắm người ṃn mỏi vùi thân trong biển đỏ tự bao giờ. May mà tôi c̣n đang thoi thóp! Chọn nước Mỹ chỉ là chọn "cái ít xấu hơn" thôi. Lại nữa: ǵ th́ ǵ phải tồn tại cái đă! Có lẽ chính phủ và nhóm phản chiến ngày xưa phải cám ơn chúng tôi v́ chúng tôi đă đến đây để lương tâm họ được phần nào yên ổn.

Đa phần chúng tôi không chống đỡ nổi sự hấp dẫn của vùng đất mới; tiền bạc và thói hư tật xấu! Lắm kẻ ngưỡng mộ và tôn vinh những thứ cặn cáu mà xă hội này thải ra. Chiếc áo lót năm đồng làm quà tặng vẫn gây xao xuyến nhiều hơn một bài thơ t́nh nóng bỏng. Tôi không chút ngạc nhiên nếu xứ sở này đă và sẽ không bao giờ sản sinh ra được một nhà thơ tầm vóc như Nguyễn Đ́nh Chiểu, Nguyễn Du, ...
Phần tôi, nếu bên kia biển tôi đă mất một quê hương th́ bên này tôi cũng mất thêm một gia đ́nh. Từ lâu tôi đă quên hẳn ông già đắp tượng. Cuộc sống bon chen đă làm tôi quên chăm lo sự thanh thản của tâm hồn. Vâng, tôi đă thực sự quên ông già đắp tượng. Cũng có nghĩa là tôi sắp mất luôn tôi.
Cho tới một ngày.
Tôi có một cô bạn. Cô ấy sinh hoạt xă hội sao đó trong một ngôi chùa ở đây. Gần hai năm không gặp mặt và nghe tiếng, bỗng một hôm cô nhắn tôi viết cho báo Tết của chùa. Thoạt tiên, tôi có ngần ngừ v́ tài mọn. Quyết định viết v́ thích viết th́ ít mà quí cô ấy th́ nhiều. Nhưng viết ǵ đây?
Hẳn nhiên bài viết phải có một ít sắc màu tôn giáo, nhưng tâm tôi đă trót vọng đời, biết làm sao trong khoảnh khắc quay ngoắt được về lẽ đạo? Bỗng bên tai tôi như vọng lại lời ngân nga trầm buồn một tiếng chuông xưa! Trong trí tôi bỗng sừng sững uy nghi một ngôi chùa mái đỏ cong vút! Và ḱa, trước mắt tôi là thong dong tự tại h́nh dáng thân yêu của ông già đắp tượng ngày nào! Ông đang ân cần ngó xuống đời tôi: "Sao, tâm con có được phần nào thanh thản? Hăy biết tự tha thứ cho ḿnh, con ạ!"

Tôi biết tôi sẽ không bao giờ quên được ông nữa. Cám ơn cô bạn!
Quê hương tôi giờ đây không c̣n tự do tín ngưỡng. Tu sĩ bị bắt bớ giam cầm, chùa chiền bị sung công. Người ta đua nhau viết biểu ngữ, vẽ chân dung và đúc tượng lănh tụ, th́ h́nh ảnh người đắp tượng Phật chỉ c̣n một hoài niệm mơ hồ. Nếu mỗi năm, Tết đến, mấy vần thơ bất hủ của Vũ Đ́nh Liên đă gợi lại cho tôi h́nh ảnh ông đồ già và một thời vang bóng th́ năm nay "...Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ."
làm tôi bâng khuâng nhớ lại một người muôn năm cũ: Ông già đắp tượng nơi mái tây ngôi chùa thời thơ ấu.
Tôi biết ông già không phải là người tinh tường Phật học cao siêu. Ông chỉ là một người đắp tượng! C̣n tôi, làm sao đầu óc tủn mủn vụn vặt của tôi có thể lĩnh hội được lẽ đạo nhiệm mầu? Nhưng tôi sẽ cố nhớ và gắng hiểu lời ông.
Cực Lạc không ở đâu xa. Cực Lạc ở ngay trong những ǵ ḿnh nghĩ, những điều ḿnh làm. Tôi sẽ học cách tự tha thứ cho ḿnh. Tôi sẽ t́m được cho ḿnh một tâm hồn an nhiên thanh tịnh.
Tôi sẽ bỏ con dao.
Nhưng biết cái tâm nguyện ấy có đạt thành không, hở cô bạn nhỏ?

Nguyên Nhi
Okla, 18.1.97


Giới Thiệu Sách

Lẽ ra... ,mùa mận - Nguyên Nhi

Đọc Nguyên Nhi, độc giả cứ ngỡ như có hai tác giả tách bạch trong cùng một con người của nhà văn. Một Nguyên Nhi với những truyện ngắn hệt như những truyện dịch, từ văn phong, ư tưởng đến nhân vật và không gian câu chuyện. Ở đó, người ta bắt gặp những truy vấn cùng sự duy lư mang đầy tính triết lư Tây Phương. Thâm trầm và bản lĩnh. Và lần khác, độc giả lại bắt gặp một Nguyên Nhi với những truyện ngắn hay tùy bút sâu lắng, man mác.

Bằng những tiếng ḥ hay câu vọng cổ nghe đến năo ḷng. Bằng một mùa bông điên điển hay những nhánh lục b́nh trôi tím cả con nước lớn miền Tây. Bằng một mùa mận, c̣n nghe ngát cả một vùng kư ức. Đọc thật chậm và hồi tưởng về những kỷ niệm trong không gian hay con người của riêng ḿnh, những xúc cảm được dẫn dắt và tự trào, có thể làm cay cay đôi mắt người đọc. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quư độc giả tuyển tập truyện ngắn và tùy bút "Lẽ ra mùa mận" của nhà văn Nguyên Nhi vừa được Trẻ phát hành. Đây là tác phẩm thứ ba của tác giả với cùng bút hiệu , sau tập truyện ngắn "Con gái người gác đèn biển" , tập thơ "Quái Phong".

"Lẽ ra..., mùa mận" hiện có tại toà soạn Trẻ.
Liên lạc:

Trẻ  - P.O Box 462432
Hoặc địa chỉ: 3202 N. Shiloh Rd.,Garland, TX 75044
Tel: 972-675-4383
Fax: 972-675-3764
Email: dallas@trenews.net This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
info@trenews.net This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it

 

NGUYÊN NHI:

GIÓ CHƯỚNG VÀ NGỌN HẢI ĐĂNG

Nguyễn Vy-Khanh Giới Thiệu Sách

 

Quái Phong! Gió chướng nổi lên giữa không gian tịnh yên của văn chương hải ngoại. Gió chướng, nhà thơ như lạc lơng giữa cuộc đời, một hoài t́m kiếm. Và ngọn hải đăng đứng ở cuối chân trời. Bên bờ biển vắng. "Đêm khơi. Nhật nguyệt vỡ. Tôi hụt hơi trong biển cuồng. Tôi chới với trên sóng bủa (... ) Tôi vốn nghĩ hoài về một ngọn hải đăng. Thầm lặng của riêng ḿnh. Vẫn thương em như thương tiền kiếp. Vẫn nhớ em như nhớ căn phần. Đâu đó một góc trời, tôi biết, có em khắc khoải đợi chờ, mà mệnh tàu tôi lẽ đâu hoài biệt xứ?" Kiếm t́m, chờ đợi, và ông đă gặp yêu dấu, Em! "Đêm khơi. Nhật nguyệt ngộ. Tôi chấp chới trên biển đời hoan lạc. (...) Tôi dấu yêu chùm sáng diệu kỳ. Em. Trong cuộc bể dâu này tôi có thể ném tung hê tất cả. Cần ǵ đâu ngoài ṿm sáng t́nh em? Nhưng, xét cho cùng, ai chẳng có cho riêng ḿnh một ngọn hải đăng? Hăy cứ đi t́m. Quanh đời băo lộng". Trong Khơi mở đầu hành tŕnh thi ca, Nguyên Nhi đă viết như vậy! Em, chùm sáng diệu kỳ đă t́m thấy, bên đời băo lộng mà kiếm t́m đă trở thành số kiếp! Măi. Hoài!

Hăy dơi theo những cơn gió chướng! Gió chướng đă thổi qua quê hương! Băo vũ. Tàn độc. Oan chướng. Đă bốn ngàn năm:

"Ngọn quái phong thổi suốt bốn ngàn năm

Thổi thông thống nửa ṿng trái đất

Dừng lại đây một chiều thở mệt

Đông phương chớp bạo sấm cuồng..." (tr. 16). Dừng lại đây, đây là Oklahoma, cũng là Em, nơi tạm dung, quê hương thứ hai. Gió bạo tàn đó đă gây bao thảm trạng, di phần. Cơn gió ác đă thổi qua bến sông Mỹ Tho, quê hương nhà thơ. "Phố xám hiu hiu cờ giặc đỏ / Nỉ non vĩ cầm chiều mênh mông" (tr. 11).

Màu ảm đạm, hiu hiu. Ngọn gió chiến tranh trong mây mù vần vũ, rừng U Minh hay hồn người không tỏ:

"Ai thổi hiu hiu ngọn gió nam non

Ḷn suốt xuân ta U Minh lửa đạn

Hỏa pháo treo đầu nửa đêm tiền trạm

Bờ kia ơi mỏi mắt ngóng đuôi Vàm..." (tr. 50).

Người đuổi bắt người. Tṛ cút bắt chết người trên cạn, dưới sông. Chiến tranh trong rừng sâu, trên ngọn nước.

Nay phận dĩ lỡ, lưu xứ như kiếp nợ trả chưa xong. Thân nơi đây, xứ người, Oklahoma, nhưng hồn quanh quẩn bến sông Vàm, sông Mỹ, bến Rạch Miểu, v.v. Phút tĩnh lặng, nghe như tiếng mẹ hiền, dấu chân người và bóng đỗ đường quê.

"Bên đó mùa này ngọn chướng lật

Rách bươm tàu chuối sau hè

Con nhớ má đầu trần chân đất

Ḷ ḍ mấy ngơ đường quê..." (tr. 102).

Điệu Lưu Thủy, Hành Vân đă thành cố quận. Mà thơ Vân Tiên người nói hay hát thành nếp cũ, bên vách tranh thưa:

"Trưa hè treo vơng hát Lục Vân Tiên

Má chỉ muốn con như người họ Lục

Cho dẫu má cứ đầu trần chân đất

Gió cứ lùa thông mái vách thưa..." (tr. 103).

"Thằng trai Nam kỳ nhớ về lục tỉnh

Tên đăng tử Mỹ Tho nhớ ḍng Bảo Định

Một khoảnh đời gạo chợ nước sông /

Nha Mân tháng này con nước hỗn leo đồng

Bày cá quẩy lia chia đầu ngọn sạ (...)" (tr. 49).

Nhớ thương th́ cũng chỉ ở nơi nầy, đă xa, bởi cũng v́ gió chướng cuộc đời mà thân phận thua phải đỗ "bến" Oklahoma. Giữa hay cuối một kiếm t́m, có tra vấn cũng vô t́nh thôi.

"(Sao vậy, Okla

Sao bếp lửa không là nơi sum họp

Sao lửa chỉ kể về những kẻ đi xa?)" (tr. 17).

Nơi có những buổi sáng "bàng hoàng gặp thoáng nắng vàng lục tỉnh" (tr. 27). Và có những đêm. "Đêm nằm trăn trở. Biển sông xa" (tr. 97). Ừ nhỉ, "khất khưỡng chiều say trên xứ lạ" mà mơ hồ thấy lại chiến hạm xưa. Giữa huynh đệ chi binh, c̣n có thể nào "vỗ mạn tàu mà ca"?

"Sóng tự nguồn xanh lăn với suối

Hai mươi năm nở một ngọn phiêu bồng

Cám ơn người đă thương ta như sống

Hèn chi đời ngợp sóng

Cám ơn ai đă yêu ta như biển

Nên ngậm sóng trong ḷng (...)" (tr. 94).

Đành "Thôi, vổ vào kư ức mà ca / Có hạt mưa nào vừa bay qua khóe mắt" (tr. 96).

Buồn. Nhất, với ngọn gió tháng Tư tàn khốc. Gợi nhớ một "tháng Tư đưa cơn băo rớt âm thầm":

"Nhỏ rời ta như bỏ chiếc răng đau

Tháng tư thổi dốc cầu xưa rờn rợn

Ngày tắt muộn và cơn mưa đến sớm

Bâng khuâng rơi ướt cánh phượng đầu mùa..." (tr. 26).

Có những ngọn gió đời đem t́nh yêu đến. Mùa Thu buồn xa xứ, có lá đỏ bay. Em, và nụ cười, bên vành nón, ánh mắt nào!

"Bốn mùa tôi nhỏ dấu nơi đâu

Mà nụ cười dấu ở khăn tay

Mà ánh mắt dấu sau vành nón

Mà lời người dấu trong gió bay..." (tr. 48).

Có Em th́ "h́nh như mọi sự chỉ mới bắt đầu" (tr. 136). Có tiếng người yêu dấu. Nhẹ nhàng gió có lên lúc nhớ Em.

"Lúc nhớ em tôi hay nghĩ về rừng

Thu và gió và bầy chim xao xác

Tôi đă bảo với ngàn cây tan tác

Có thể nào cũng đừng trách em..." (tr. 33).

Gió đó lay động tóc đuôi gà. Và t́nh yêu. Dù có mưa:

"Đêm nằm mưa Oklahoma

Mưa bên ấy, mưa bên này biển lớn

Hạt lất phất trong ta ḍng bất tận

Gió không lay sao lộng tóc đuôi gà..." (tr. 69).

Gió có liên hồi, vực gió, đám bạn bè, chai rượu, tiếng cười nói, cứ như Bá-Nha Tử-Kỳ! Bên góc rừng:

"Lá từ vực gió theo người

Vèo qua cửa hẹp vào chơi chỗ nằm

Chiều hôm nhặt lá quanh pḥng

Thấy trên tờ nhỏ dâu chân bạn bè" (tr. 64).

Và ngọn hải đăng t́m thấy!

Không giản đơn, ngọn hải đăng! Có một hải đăng buồn. Đơn độc. Tuy vững như bàn thạch. Giữa băo táp, lửa loạn. Ngọn hải đăng, một chỗ để về, để nhung nhớ:

"Lúc nhớ em tôi hay nghĩ về biển

 Nơi cổ sơ tôi bước lạc cơi người..." (tr. 34).

Ngọn đèn biển. Kiếp dơi bóng và rọi sáng, sáng trong tâm tưởng. Mỗi khi nhớ, là một Mỹ Tho yêu dấu.

"Mặt trời qua xích đạo chói chang

Ngọn đèn biển kiêu căng đón gió đấu ghềnh

Chú ốc mắc cạn ngủ vùi bên kè đá

Chập chờn mơ giấc đai dương xanh..." (tr. 56).

Đông đang về, đành phải cập bến thôi.

"Chào, cúi chào những bông tuyết đầu mùa

Chàng thủy thủ cuối cùng rồi cặp bến

Trả giống tố cho mịt mùng biển lớn

Trả nắng cho boong, trả gió cho buồm..." (tr. 76).

Phần hai tập thơ là những lời t́nh với hải đăng, với yêu dấu, ở nhiều khung cảnh (tháng tám sinh nhật, ngày hè, tháng ba, ngày giáng sinh,...), ở nhiều t́nh cảnh  và trên hết trăi rộng lời tâm sự, tỏ bày, nài nĩ 'ngập ngừng chi lắm, hải đăng", "hăy nói rằng ta vẫn c̣n em", "nhiều đêm thế đấy, hải đăng", những mong "cùng ai đốt lửa", "trang trải" khi chớp bể mưa nguồn,...

"Cũng có khi bắt gặp một tấm ḷng

Bỗng hăi sợ tự tiền căn oan khốc

Lăn về đâu, cổ xe già kiệt, dốc

T́nh về đâu, cứ hỏi gió về đâu" (tr. 21).

Cũng v́ hải đăng mà "anh mê miết về phương xanh ngơ ngác / ngày bay dài bỗng rớt buổi chi lan" (tr. 126)., một buổi xế chiều, cành hoa nở vội! "Nhớ em nghĩa cũng trăm đường hỗn mang" (tr. 123). V́ đă quyết"Tôi ôm đẹp t́nh gần" (Khơi). T́nh khơi dậy nguồn thơ, nguồn sống. Khởi từ một hương đời "Hương lạ giữa tro tàn"!.

Hải đăng là Em. Là yêu dấu, v́ có lúc tha nhân không là địa ngục. Chiếc vỏ chai thả trôi năm xưa đă đỗ bến. Dù "chiều biển lạ chửa tàn cơn mộng dữ / Ngập ngừng chi lắm, hải đăng?":

"Ta dong buồm đơn độc suốt trăng

Trôi đi, trôi đi cuồng lưu kư ức

Băo nổi lên rồi, đạo suy đời tận

Yêu em, hải đăng..." (tr. 109).

Hải đăng hỡi, "về đâu chiều lạnh" khi "mọi sự đều mong manh thế, hải đăng". Thôi, "t́m ai chiều lạnh, hải đằng", Chúa th́ ở xa, cao, t́m chi nữa, "mệnh số này, cầm lấy, hải đăng"! t́nh yêu như ám ảnh. "Em đâu đó chập chờn làm con sóng / Vỗ loanh quanh nỗi nhớ bức không rời" (tr. 113).

Vô tri hải đăng như chứng nhân câm nín của t́m kiếm, bất hạnh,"những người đàn bà ra đi tất tả / cùng những lời chúc lành". Đă chúc lành sao lại bỏ đi? Đă ra đi sao c̣n gian dối đa ngôn?

Ngọn đèn có tỏ có lu, nhưng muôn thuở ngóng đợi những bầy hải âu biệt xứ, những người con bỏ xứ bỏ quê. "cái thuở người xa tàu mất biển" (tr. 113), "mười lăm năm luân lạc, quên, hải đăng..." (tr. 114)..

Và hạnh phúc t́m thấy, Tập thơ kết đoạn ở biển bờ Tây Bắc, ở ngọn hải đăng hạnh phúc. "Triều lên triều lên thành sóng dựng / Hạnh phúc lớn lên như triều dâng". Hạnh phúc, sau cơn "hụt hơi réo gọi những hồn tàu / Ta đến đây như trở lại từ đầu / Thả chiếc neo giữa ḷng em độ lượng...":

"Hỡi những ngọn đèn biển bờ Tây Bắc

Lặng lẽ vươn vai soi rọi đời t́nh

Soi hoài công mấy hồn tàu lưu lạc

Trôi trắng cuộc nhân sinh"

Chân lư giản đơn t́m thấy:

"Hạnh phúc có khi đơn giản vậy, hải đăng

Nên đêm lưu xứ bỗng vui ngút mắt

Hỡi những ngọn đèn biển bờ Tây Bắc

Thênh thang ta đă có một phương về" (tr. 152).

* * *

Một năm sau tập truyện Con Gái Người Gác Đèn Biển, Nguyên Nhi tŕnh làng tập thơ 158 trang: Quái Phong (Văn học Nghệ thuật Liên mạng, 2000). Đọc thơ Nguyên Nhi như xem lại phận ḿnh. Mỗi người. Nguyên Nhi chỉ c̣n là cái cớ. Nếu phải cần cớ. Như tiềm thức trở về. Như tiếc nuối. Như đă nguồn cơn, đau và khổ ải cuộc đời! "Chuông gọi dục hồn ai cố xứ / Hướng dương gục nhập màu vai áo cũ" (tr. 137).  Người làm thơ, "như tráng sĩ mạt thời đêm đêm ngắm trang mài kiếm / để tự cắt đầu ḿnh" (tr. 20)! Thơ Nguyên Nhi như mở một phạm trù, dù rướm máu vết thương tiềm thức! Thơ cô đơn trước Em, người t́nh vừa kiếp nào đưa đến, như tặng phẩm, như dịu êm. Có Em, tóc đuôi gà, nhưng gió chướng vẫn thổi qua, bên ngọn hải đăng của kư văng, của tưởng đă quên, đă xa...

Con nước đă kiệt, cỗ xe già dừng bên ngọn hải đăng, bên những con hải âu"xao xác mặt trời ch́m", những con dế gáy và những con "dă tràng buồn hiu lại thức giấc". Xa những Ngă Ba Lộ Tẻ của cơi mù tăm hay u minh nhân thế; mặt trời ám mà thiên địa cũng ám tối! Oklahoma, chốn cỏ bồng dừng chân hay vĩnh viễn an cư? Cứ xem như đă thật xa những cơn gió cuốn, những trận băo cuồng, "ngọn quái phong thổi suốt bốn ngàn năm..."! Xa những con dốc đời. "Con dốc xưa tôi đặt tên dốc Đợi / ... Con dốc nay đ́u hiu  con dốc Nhớ ..." (tr. 39).  Giữa rừng Thu, ngàn cây tan tác, những bầy chim xao xác...! Trầm buồn, buồn lớn, giữa những reo vui, thiết nghĩ, thơ đă lắng đọng nơi con người lưu thân xa xứ. Và không nơi nào đẹp hơn quê hương, sách đồng ấu năm xưa đă nhắc nhở!

Nguyễn Vy Khanh

23-8-2000

"Đọc Khói Sóng Trên Sông của Nguyễn Văn Sâm". Văn (CA), số 42, 6-2000. tr. 84-91; Văn Học Và Thời Gian (Westminster CA: Văn Nghệ, 2000), tr. 317-328. Liên hệ đến Mỹ Tho gần đây có Nguyên Nhi với Con Gái Người Gác Đèn Biển (1999) và Quái Phong (2000) nhưng địa phương tính đă phai nhạt ít nhiều!

 

 

Giới Thiệu Sách Mới

Trong thời gian qua Văn Nghệ Biển Khơi đă nhận được sách gửi tặng sau đây từ Nguyên Nhi, Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

- Lẽ Ra... Mùa Mận, tập truyện ngắn – tùy bút, Nguyên Nhi, 308 trang, Trẻ Magazine xuất bản, 2009, Texas, Hoa Kỳ. Ấn phí 12 Mỹ kim.

Nguyên Nhi, cựu Sĩ Quan Hải Quân VNCH, văn sĩ, thi sĩ, một trong những cây viết thường xuyên của Biển Khơi rất được độc giả yêu thích. Anh cũng từng cộng tác thường xuyên với nhiều sách báo văn học khác xuất bản ở hải ngoại.

Lẽ Ra... Mùa Mận là sách xuất bản thứ tư của Nguyên Nhi sau tập truyện

Con Gái Người Gác Đèn Biển,

tập thơ Quái Phong, và

Trèo Lên Cây Bưởi. Ngoài ra anh đang dự tính sẽ xuất bản

Bước Ra Vườn Cà (phiếm), và

Một Miếng Trầu Cay (phiếm) trong tương lai gần đây.

Một vài trích đoạn từ Lẽ Ra... Mùa Mận :

...Bài ca ấy lăng đăng trong những giấc mơ anh. Mà anh có nhiều giấc mơ kỳ cục lắm. Trong một giấc mơ, anh thấy vị thuyền trưởng ấy bước lừng lững xuống mé nước. Hai chân ông liền lại, biến thành chiếc đuôi cá dịu nhuyễn. Hai cánh tay ông teo tóp dần, biến thành hai cái vi nhỏ xíu. Ông cất tiếng huưt gió gọi đàn. Rồi ông lẫn lộn đâu đó giữa bầy dolphin đang tưng bừng giỡn trăng. Rồi tất cả bỗng trở nên im lặng vô cùng...

(Bài Ca Dolphin)

...Nhưng bây giờ nghĩ cũng kỳ, thỉnh thoảng anh ta lại thấy chính ḿnh vừa độ thanh niên. Mắt sáng. Tóc bồng. Bây giờ, cũng kỳ, thỉnh thoảng anh ta lại thấy con tàu đương thời thiếu  nữ. Ngực nở. Môi tươi. Anh ta thấy ḿnh đang trụ đầu pháo tháp, vỗ mạn tàu mà ca. Anh ta lại nghe lại một hồi c̣i u u trầm mặc. Tiếng c̣i tàu mở đầu một ra khơi đồng thiếp....

(Thấy Mơ Hồ Một Chiến Hạm Ra Khơi)

Liên lạc :
Trẻ Magazine
P.O. Box 462432
Garland, TX 75042-2432
Phone : 972-675-4383
Email : dallas@trenews.net
http://www.trenews.net


Sài G̣n, người cũ, khoảng trống ...

 Tác giả: Nguyên Nhi

1. Sài G̣n, người cũ, khoảng trống ...
Một

 

Trước hết hăy nói về chuyện cái tên. Tôi kỵ tên Mike. Chưa tới đỗi ghét, chỉ kỵ! Phải nói Mike là cái tên khá tốt. Nhưng tôi kỵ tên Mike không phải v́ tên tôi xấu mà tại lư do khác. Bạn bè tôi hồi nhỏ nhiều đứa tên Mike. Nhiều đến nỗi tụi tôi thường lẫn lộn Mike nọ với Mike kia, muốn phân biệt thường phải ghép sau tên Mike tính cách con người. Mà không ǵ dễ nhớ cho bằng cái xấu, hoặc cái không được tốt. Vậy là các hỗn danh Mike Đểu, Mike Đía, Mike Xạo, Mike Cù, Mai Đầu Ḅ... ra ḷ. Riết, nghe tới tên Mike tôi đâm ngán ngược! Người tên Mike hăy cứ tức khí nếu cho rằng tôi thô lậu. Nhưng tôi không là đứa quơ đũa cả nắm: tôi biết người khiếu nại ấy là Mike Hiền Triết hoặc Mike Bô... (Bô đây là đẹp, không dính líu chi đến... cái kia! Mike Bô là Mike Đẹp Trai.) Ngoại lệ quả có vậy nhưng tôi vẫn vậy, biết sao? Người tên Mike hăy cứ mắng mỏ nếu cho là tôi quá khích. Nhưng tôi không là tên khiêu khích: chẳng ai liều mạng đến độ chọc quậy vào cái tên cúng cơm của người ta. Cứ tức khí rồi mắng mỏ, nhưng giả nếu có hăm bắn bỏ th́ tôi cũng chẳng thay đổi được ǵ. Vẫn ngán ngược tên Mike. Cuối cùng th́... sự thật thà nào cũng đáng được kính trọng chứ?

Lại nói thêm chút về chuyện cái tên. Hồi lâu lắm tôi có đọc được một truyện ngắn tàm tạm. Tên tác giả th́ quên, tên của truyện th́ nhớ: Mỹ Thơ! Có người liệt truyện này vào số những truyện ngắn hay nhất tiền chiến đó! Nhân vật tôi trong truyện tên Mỹ và người con gái kia tên Thơ. Hoặc ngược lại, lâu quá không nhớ nổi. Nhưng việc ngược xuôi ấy không quan trọng: hai cái tên người ghép lại vẫn là Mỹ Thơ và thành phố Mỹ Tho thời thơ dại của tôi trong truyện ngắn kia biến thành Mỹ Thơ ngon lành! Nghe tưởng gần gần nhưng xa lơ xa lắc! May cho tôi là những ư kiến, hoặc ư tưởng, của các nhà văn thường chỉ được đóng khung trên trang giấy. Sẽ chẳng có sự ǵ xảy ra nếu họ, nhờ may mắn, bị thất bại trên những lănh vực khác. Ơn trời, họ thường có được cái may mắn này! Nhưng giả dù tác giả là một nhà hoạt động xă hội lừng tiếng hay là một chính khách lỗi lạc đi nữa, việc đổi tên Mỹ Tho thành Mỹ Thơ, đối với tôi, vẫn gây phẫn nộ ghê gớm.

Vậy là đất có tên đất, người có tên người. Vậy th́... tôi trở lại Sài G̣n!

 

Hai

 

Từ Mỹ Tho tôi trở lại Sài G̣n đôi ngày cũng bởi vợ tôi. Nàng muốn gặp vài người bạn quen hồi ở Mỹ, bây giờ đă trở lại Sài G̣n làm ăn và yêu đương. Tôi biết không ít người không tiếc mạng cùn để thoát khỏi sự tù hăm trong nước, sau một thời gian, tưởng đă an cư trong xă hội mới, đă biến thành con người khác, với cái tên và nghề nghiệp khác, bỗng một hôm phát hiện ra một khoảng trống sinh tồn nhỏ nhoi vừa le lói chốn quê nhà. Bèn ṃ về. Buổi tối ngồi lai rai với hai họa sĩ nữ, bạn của bà xă, là buổi tối khá thú vị. Dĩ nhiên bèo dạt hoa trôi chân trời góc biển th́ nhắc chuyện quê hương, tụ về cố quận th́ nhắc chuyện xứ người. Bạn về hơi lâu, tôi ở xa mới về, có vẻ tôi biết chuyện bên đó nhiều hơn. Thiệt ra viễn xứ chẳng có tṛ ǵ mới! Tôi vẫn rất bận rộn lùng sục cái mà xă hội lúc nào cũng đ̣i hỏi: tiền. Bận bịu tới đỗi không c̣n thời giờ để tận hưởng cái mà xă hội đă hào phóng ban phát: tự do. Tự do nhiều quá, có nhiều thứ tôi không biết dùng để làm ǵ! Quân ta bên đó th́ cũng vậy vậy qua ngày! Năm tới, hoặc năm tới tới nữa, bạn về lại Mỹ th́ chuyện căi cọ nhau về gay ghiếc vẫn chưa xong và các chuyện bảo hiểm sức khỏe, an sinh xă hội, an ninh quốc gia... sẽ vẫn c̣n lu bu nguyên vậy. Nếu mọi sự được giải quyết ổn cả rồi th́ các chính khách sẽ mất hết hứng thú để đấu đá nhau và e rằng các ứng cử viên tổng thống sẽ hết tiệt đề tài tranh cử.

Nhớ hôm bao xe đón vợ chồng tôi từ phi trường về tỉnh nhà, ông già tôi có ư tưởng ngồ ngộ là giới thiệu với tụi tôi một Sài g̣n giờ đă “đổi thịt thay da”. “Hê bác tài, đừng gấp! Cứ chạy ḷng ṿng một đỗi cho chúng biết Sài G̣n ngày nay! Bây biết Sài G̣n bây giờ dữ dằn lắm rồi, không c̣n như hồi bây mới đi đâu!” Thành phố bị lột da lóc thịt đă đành, nhưng phèo phổi tim gan của nó vẫn c̣n nguyên vẹn chớ?

Sài G̣n lạ hoắc! Nhưng tôi không cần cái mới lạ! Cần cái mới cái lạ th́ tới nước nào khác, thành phố nào khác mà chẳng có? Tôi không trở lại một thành phố nào đó để nh́n xem sự thay đổi không ngờ của nó. Không để gặp những con người mới. Không để bàn về những cái mới. Tôi muốn t́m lại một nét cũ. Vẫn tươi rói trong kư ức. Vẫn đau đáu trong cơi ḷng. Một chút ǵ đó rất nhỏ nhoi nhưng lại gợi lại cả một khung trời mông mênh cũ. Nói thiệt chớ chẳng chơi, tôi t́m măi chẳng ra hồn xưa phách cũ Sài G̣n. Tôi thầm ước được như ông thi sĩ Đinh Hùng: “Thu năm nay tôi lại đi trên con đường vắng này, nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ... Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước...” Có thể tôi nhớ lộn xộn, trích lộn ṣng, nhưng chắc chắn tôi mất cả hai. Nắng Sài G̣n bây giờ chập choáng bụi bặm.

Xe chầm chậm. Ḍng xe tắc ứ ở Ngă Bảy. Mái hiên mưa năm đó đâu rồi? Không c̣n nhận ra bờ tường ngày nào anh thường binh che bạt làm chỗ vá xe đạp. Tôi không c̣n nhận ra con hẻm Cát Lợi. Con hẻm, xưa, mang tên trại mộc mặt tiền. Hồi đó, đầu hẻm có con nhỏ dấu mái tóc ngắn cũn cỡn sau thùng thuốc lá. Hồi đó, con hẻm sâu hút dày đặc thợ thuyền đổ xô về nhà má Tư ăn cơm tháng. Má Tư nấu cơm ngon mà rẻ. Căn dưới nóng hâm hấp hơi người. Căn gác, chiếc cầu thang dốc đứng, khung cửa sổ hẹp té mở ra một mảnh trời nhỏ xíu trên những mái tôn hàng xóm cháy sét lỗ chỗ, là giang sơn của bốn cậu sinh viên tới từ tỉnh lẻ. Tài Khều và Bin Lùn cùng quê Sóc Trăng, rủ nhau đi Thủ Đức đầu năm thứ ba Khoa Học. Khoa Kḥm quê Mỹ Tho, sau một năm biểu t́nh băi khóa ở trường Luật, lấy bằng Cử Nhân rồi biến vào Khu. Nghe nói sau bảy lăm về thành làm Chủ tịch phường nào đó một thời gian rồi ra ŕa do giải quyết nội bộ. Căn dưới ngày nay nếu c̣n th́ cũng quanh quân hồn ma những bác Tám thợ hồ, chú Năm thợ mộc... nhớ bữa cơm trưa trong tiếng nhạc xập x́nh nhăo nhoẹt từ chiếc máy quay dĩa đầu bếp. “Hôm nay ngày Chủ Nhật, vườn Tao Ngộ em đến thăm anh... Đường Quang Trung nắng bụi...”


Thỉnh thoảng, cuối tuần, Bin có phép, ghé tạt qua căn gác cũ, kể chuyện về những hàng cây bă đậu trong quân trường. Nó kể hay tới đỗi những chiếc lá bă đậu, vốn chỉ nổi danh là thứ lá thuốc dân gian trị táo bón, đối với tôi bỗng trở thành thân thương; và rồi những tàng cây bă đậu dọc sân banh Cộng Ḥa trong những trưa nắng chảy mỡ học Huấn luyện Quân sự Học đường trở thành nỗi ám ảnh trong nhiều năm. Tới nỗi tôi nghĩ rằng nếu gốc phượng vĩ nhắc lại cho người ta tuổi học tṛ th́ những hàng cây bă đậu gợi lại cho họ ta những ngày mới vô lính. “Từ những hàng cây bă đậu của ta/ Ném xuống trăm năm bài ca chính khí...” Ôi, có một thời như vậy... Cái thời trái tim non rộn ràng xung trận và những thoáng bâng khuâng nhớ về một cơn mưa bất chợt qua thành phố đêm. Một người bạn ở Mỹ, biết làm thơ, thường nói với tôi về ước mơ một tối nằm nghe mưa trên căn gác cũ ở Sài G̣n. Thật lăng mạn và cũng thật tội nghiệp. Mọi điều lăng mạn trong thiên niên kỷ này đều đáng thương hại. Tội nghiệp tiếng mưa trên mái tôn căn gác nhà má Tư!


Xóm B́nh Tiên không c̣n gương mặt cũ. Không c̣n bến xe lam Cây Gơ. Chị Hai Đẹt sau bảy lăm không muốn dọn đi Kinh Tế Mới, dắt díu hai đứa con gái lớn tật nguyền, con Phước với con Huê, về Cai Lậy, giành lại miếng ruộng hương hỏa, nơi chị đă thề độc chẳng bao giờ trở lại sau ngày lấy chồng. Hai đứa nhỏ, thằng Đực và thằng Út ở lại với nội ít lâu, khi ba chết cũng thối về ngoại. Nghe đâu đây tiếng xích lô máy b́nh bịch buổi sớm anh đổ xuống đường kiếm gạo. Gặp lại con Phước con Huê sau ngày tôi ở trại tù về, đó là hai phụ nữ không có thời thiếu nữ. H́nh như thể chất chúng không buồn phát triển mấy với thời gian. Chỉ có những nếp nhăn trên mặt. Đứa vẫn lết trên chiếc chân phải khẳng khiu và cứng ngắt như que củi, đứa vẫn đi với bàn chân trái gập ngược. Chúng vẫn vậy, như ngày nào chia căn gác xép vừa đủ chỗ cho mấy cậu cháu chăng một chiếc mùng màu cháo ḷng những khi cậu ghé về từ Tạm Trú Hạm, học Anh văn trường Boat School chờ đi Mỹ. Mùi cống rănh xông lên hừng hực từ dưới nhà. Và những cơn mưa đêm trên mái tôn lụp xụp.


Lại những mái tôn. Lại những cơn mưa. Không đâu nhiều gác xép hơn Sài g̣n. Sài G̣n yên b́nh tạm bợ trong thời chiến và thịnh vượng giả tạo trong thời b́nh, từng ngốn ngấu hàng hàng lớp lớp người trốn né đạn bom và chạy vạy kiếm sống. Thành phố nhích dọc xô ngang, căng cứng, nghẽn thở, t́m cách ngóng cổ lên. Và cái nghèo chỉ có thể vươn cao lên ngang tầm những căn gác xép.


Thiệt xót xa khi nghĩ rằng, từ xưa đó tới giờ, Sài g̣n chưa bao giờ là thành phố của tôi. Dù bên kia Cầu Bông, tầng trên ṭa nhà Hợp tác xă Nông nghiệp, chú sinh viên trường Luật bụi đời, sau vài tháng nợ tiền ăn ở nhà má Tư, tới chia pḥng với một cậu sinh viên Nông Lâm Súc cùng quê. Thả dọc xuống con kênh Thị Nghè đục ngàu, tôi sẽ tới quán cà phê đèn mờ hiu hắt rũ rượi nhạc vàng của một họa sĩ trẻ. Nếu có chút ǵ sáng láng trong thế giới mờ ảo ấy th́ đó là cô em gái của nhà họa sĩ, cô thoải mái gởi quán cho người khách ĺ đ̣n với ly cà phê buổi sớm rồi thoải mái xuống chợ chuẩn bị cho buổi cơm trưa. Nhà họa sĩ, thảng gặp, hay ngồi một góc với cuốn tự điển trong tay, không hiểu Hán Việt hay Anh Việt. Trên tường la liệt những bức chân dung tự họa. Một bức vẽ bản mặt ngầu và nắm đấm che một phần má, dứ dứ về phía người xem. Có thể anh ta chỉ muốn biểu lộ thái độ đả đảo cuộc đời khơi khơi, hăm he nhơn loài chung chung vậy thôi, tuy nhiên những bức tranh ấy đă khiến người xem tranh yếu bóng vía là tôi chỉ dám bày tỏ ḷng ngưỡng mộ cô gái bằng đôi câu ầu ơ vớ vẩn.


Rồi Sài G̣n của người ta là những ngày tàu cặp bến ngắn ngủi. Để sửa soạn mười ngày lương tươi và ba tháng lương khô cho chuyến đi biển kế. Chiều chiều ngồi lề đường nhắm rượu đế nhơi khô mực, nghêu, nh́n người ta gồng gánh lễ mễ qua đ̣ Thủ Thiêm. Buổi tối đeo theo người thủy thủ già sau chiếc mô by lét ho lao, đổ bộ xuống xóm Bàn Cờ rồi nằm ói vật sau một điếu cần sa. Dù giữa Sài G̣n và tôi chỉ có vậy, tôi với Sài g̣n chẳng có ǵ để phiền hà nhau. Cho nên khi vợ tôi muốn ở Sài g̣n vài bữa, tôi rất sẵn ḷng.


Hơi đau đầu là buổi sáng theo chân một thi sĩ, bạn vợ, tới Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố, nghe những thi sĩ trẻ đọc thơ phong trào rồi túm tụm ra quán bia. Lại nghe những lời than phiền, rằng nước ta không có những văn nghệ sĩ lớn. Ừ, nghĩ kỹ th́ cũng thấy thiêu thiếu: một đất nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến, có người quả quyết là năm ngàn năm, triền miên khói lửa vậy vậy mà vẫn không sản sinh được những tác giả lớn, những tác phẩm lớn có tầm cỡ thế giới, ít nhất trong đề tài chiến tranh. Buồn thiệt! Buồn thêm là những lời than phiền này đă cũ rích! Buồn hơn nữa là những đấng hay than văn lại không ai chịu làm lớn! Vậy nên sợ rằng trong một tương lai gần ta vẫn chưa có được những tác phẩm lớn. Chỉ có những tác phẩm cũ. Chưa có được những nhà văn nhà thơ lớn. Chỉ có những nghệ sĩ già. Một nữ sĩ c̣n rất trẻ say sưa nói về tác phẩm đầu tay của chị, nghe đâu sẽ là một tiểu thuyết ngh́n trang, mà chị tin sẽ là một chấn động kinh hồn trong văn giới. Nghe chị nói tía lia, tôi tin đậm rằng rồi đây, mươi năm nữa, chúng ta sẽ có được một nữ sĩ già. Anh thi sĩ, người từ Mỹ về xứ rồi ở ĺ, trầm ngâm: “Nếu trụ lại thành phố này, không thiếu đề tài để ông khai thác. Ngay lúc chúng ta ngồi lai rai đây, tôi nghĩ rằng đầu phố kia có một gă đàn ông đang dẫn con gái ḿnh đi bán trinh!” Tôi đă ăn cắp lư sự vụn của ai đó để đỡ đ̣n cho Sài G̣n: “Đâu cũng vậy, niềm vui th́ rất giới hạn mà nỗi bất hạnh th́ không có mức tận cùng ông à.”

 

Vợ hỏi “C̣n người cũ nào trong thành phố này để anh đi thăm không?” Tôi đáp không c̣n ai! Tôi nói dối! Thiệt ra... Có đó!


Ba

 

Tôi quen anh ấy từ những ngày đầu đi tù cải tạo.
Khi người ta hăm lăm tuổi, mọi sự đơn giản và rạch ṛi. Lịch sử như một con điếm. Nó đă ăn nằm với tôi, và bây giờ nó chung chạ với anh, vậy thôi! Chẳng có ǵ vinh quang nên chẳng có ǵ tủi nhục. Những chiến hạm cứ ra khơi, về một nơi nào đó. Bắt tay người đi, tôi ở lại với những bất hạnh dành sẵn cho người bại trận. Giết? Tha? Tôi chẳng cần! Điều quan trọng là tôi chấp nhận cái giá mà tôi phải trả. Tôi vừa nói rất thật và tôi không nghĩ rằng có ai đó lại sỉ vả tôi về sự thật thà này.

 

Tôi thường tránh kể chuyện trong tù. Chuyện tù khổ nhiều người đă kể. Chuyện tù nhục nhiều người kể hơn. Lại kể quá hay mới kẹt tôi. Không kể lâu ngày thành quên. Có nhớ được th́ cũng chuyện nọ xọ chuyện kia, ngược đầu lộn đuôi. V́ vậy, thời gian tù rạc chỉ c̣n đọng lại trong tôi những h́nh ảnh bạn tù thân thiết và những mẩu chuyện lon con về họ.

 

“Ê, tôi có hũ chao! Tôi muốn ăn cơm chung với ông!” Một cách gây thiện cảm đầy hiệu quả! “Nḥm cái cách ông đánh cờ tướng, cái cách ông nhơi cơm, tôi nghĩ rằng ông chơi được!” Thú thiệt, tới bây giờ tôi vẫn c̣n thích lời nhận xét của anh ấy ba mươi năm về trước. Vậy là chúng tôi quen nhau. Qua vài lần chuyển trại, số bạn tù cũ chia năm xẻ bảy nhưng chúng tôi vẫn c̣n chung nhóm. “Từ ngày tốt nghiệp y khoa, tôi chỉ quanh quẩn ở Quân y viện, bây giờ mới thật sự đi... vào nơi gió cát ông ạ!” “Vậy sao ông không nộp mạng ở Sài G̣n mà ḷ ḍ về tỉnh lẻ này?” “Theo vợ về quê!” “Lư do chính đáng!”

 

Anh ấy khéo tay lạ lùng! Miếng thép trong tay một chút sau trở thành lưỡi dao bén ngót. Miếng nhôm trở thành chiếc lược nhỏ xinh xắn. Cây đàn guitar tôi giữ miết mười năm sau tù là anh ấy đẽo đóng cho đấy. Tôi th́ nghêu ngao vô tích sự, rảnh rỗi chút lại ṿi vĩnh học nhạc lư căn bản từ một anh bạn tù lính biệt phái làm giáo viên âm nhạc ở trường nữ tỉnh tôi. Đúng là vớ vẩn! Luôn cái quần đùi bằng bao cát anh ấy cũng khâu cho tôi đó! “Thôi ông để tôi làm quách cho rồi. Ông cứ lớ ngớ thế th́ chốc nữa.. máu me đấy!”

 

Anh tập hút thuốc lào. Không biết anh mày ṃ thế nào mà cái b́nh con sứt ṿi biến thành cái ống bát xinh xắn. Lạ lùng một nỗi là anh chơi nửa ngao th́ mặt mày đỏ gấc, thở không ra hơi nhưng chị vợ anh vẫn tiếp tế đạn dược đều đặn. Một đứa con bà phước như tôi bỗng có một kho dự trữ thuốc lào phong phú. Thứ thuốc lào ba số tám chánh hiệu mà giữa giờ lao động khổ sai anh nhét cho tôi một bi nhỏ với một thẻo đường tán.
Anh được thả sớm. Tù chừng hai năm mấy. Nghe nói người ta xét theo tiêu chuẩn chuyên viên chuyên gia ǵ đó, lại ít nợ máu. Tôi bị nhốt hơi lâu, chẳng phải chuyện nợ nần máu me ǵ, chẳng qua tốt nghiệp ở một quân trường đế quốc, lại có điều kiện vù vọt mà lại không chịu đào tẩu giùm cho, ở lại có lẽ để làm gián điệp. Thiệt phiền hà, thậm chí rắc rối, cho những nhà viết sử và soạn sách giáo khoa chế độ mới, nếu đất nước vắng bóng đế quốc xâm lược và dân tộc chẳng ai chịu làm gián điệp nằm vùng. Lấy ǵ biện minh cho những “khó khăn nhất thời”? Cả một bộ máy chiến tranh to lớn ấy biết dùng để làm ǵ? Phải học làm kinh tế à? Kinh tế th́ chỉ việc lùa dân đi kinh tế mới là đủ chớ! Nhưng rồi th́ tôi cũng về. Chắc hồ sơ điệp vụ của tôi trắng. Cũng có thể người ta đă đi tới kết luận rằng tôi chỉ là tên gián điệp hạng quèn, cần thả ra để nhử, hy vọng thộp cổ được những tay đầu sỏ. Ra tù tôi gặp lại anh ở Mỹ Tho. Anh đang cầy cục chuyển cái hộ khẩu về Sài G̣n. Số là hồi trong trại người ta khuyến khích nên xin về vùng kinh tế mới, hoặc cùng lắm th́ về tỉnh lẻ, hồ sơ thả dễ được cứu xét hơn. Anh đă nghe lời xúi dại, bỏ Sài G̣n. Không biết bây giờ ra sao chớ hồi đó chuyển cái hộ khẩu về Sài G̣n khó cỡ con lạc đà chui qua lỗ kim. Vậy mà anh chui lọt!

 

Về được Sài G̣n, anh rất chịu khó làm ăn. Hẳn nhiên hồi đó người biết chuyện và tháo vác chẳng ai làm ăn trong lănh vực nhà nước ban phép. Anh đi thuốc tây lậu! Cũng nón tai bèo, cũng dép râu, vai ba lô con cóc, nh́n anh hệt như một tên bộ đội đang đi công tác. Cái giọng Bắc Kỳ sệt giúp anh vượt qua cửa khẩu, xuyên nút chặn một cách dễ dàng. “Mẹ nó, kỹ thuật chế tạo thuốc dỏm của bọn đểu tinh vi lắm, bột ḿ bột sắn mà biến thành viên Âu dược đàng hoàng. Tớ bác sĩ mà cũng lao đao v́ thuốc dỏm.”

 

Sau những chuyến hàng thuốc tây lậu tôi thường gặp anh. Vừa đi buôn thuốc lậu vừa chữa bệnh lậu, đời anh lên hương. Nhưng cái sự lên hương ấy không ngăn được ư nghĩ vượt biên. Thỉnh thoảng, có lên Sài g̣n, tôi thường ghé làm phiền anh một tách cà phê, vài hơi thuốc Samit, ngồi nghe anh toan tính chuyện ra đi. “Tôi chả tin ai cả. Bây giờ thiên hạ tổ chức vù vọt để lường gạt nhiều quá. Nếu giả dụ tụi tôi giao ông vài chục cây để ông tổ chức dưới ấy, ông có dám lănh không?” “Dư sức! Nhưng tôi đang lo một cú lớn, ông chờ đó tôi móc vào luôn!” Nhờ mấy năm đi biển, nhờ hai chuyến vượt biên không thành, trở về ghe và người c̣n lành lặn, tôi trở thành đắt hàng. Một đại gia Chợ Lớn cho tôi một cú làm ăn lớn. Họ hợp đồng sao đó để mua một chiếc tàu cũ. Bán chính thức đó! Kế hoạch B ǵ đó mà! Tôi hí hửng đợi chiếc tàu ấy trở về Sài g̣n từ Cam bốt. Đợi ngày sang ngày, tháng qua tháng, cho tới bữa sáng mắt ra rằng đó là một con tàu ma!

 

Tạo được căn phố mặt tiền, rồi chẳng hiểu tiêu ḷn cách nào anh vừa được việc làm ở một bệnh viện công, vừa có giấy phép hành nghề giải phẫu thẩm mỹ ở góc phố ấy. “Sư nó, nhân dân lao động là hạng bét ông ạ! Vào đây bôm cái ngực xẻ cái cằm toàn là vợ con cán bộ với thành phần buôn chui bán lậu cả! Bây giờ tôi bận rộn quá. Giá mà ông bỏ được cái thành phố chết tiệt của ông đi, lên đây chạy thuốc chui cho tôi th́ đời ông cũng khá.” Thú thật nghe tiền th́ mê nhưng tôi không hạp với Sài G̣n. Không hiểu sao từ những ngày xưa, giữa nhịp sống tất bật của người Sài g̣n, tôi thấy ḿnh quê mùa, bơ vơ lạ! Trên đường phố, và sau này cả trên đường đời, tôi đều bị vượt qua mặt, bỏ lại phía sau.

 

Nhưng sự nghiệp anh cũng có lúc lao đao. Không lâu sau đó anh vướng vào một vụ tranh chấp làm ăn sao đó mém thân bại danh liệt. Báo Công An Sài G̣n đăng tin anh chữa bệnh chết người. H́nh anh lên trang Những Gương Mặt Mốc và bị tước bằng hành nghề. Vậy mà rồi anh thoát! “Xă hội nào cũng vây ông ạ. Cứ có tí tiền th́ giải quyết được tất!” Đời anh lại lên hương. Trong lúc người ta vẫn c̣n hoài nghi và hoàn toàn có đủ lư do để hoài nghi khả năng của những anh thày thuốc vừa mới ở rừng ra th́ pḥng mạch anh phát đạt là phải. “Tôi chữa bệnh th́ ít, làm đẹp cho thiên hạ th́ nhiều! Thiên hạ chịu làm đẹp lắm ông ạ, toàn là vợ con cán bộ gộc với giới con buôn. Tôi không hiểu họ đào đâu ra tiền lắm thế”. Có ngày anh kiếm vài trăm đô! “Ông có cần ǵ th́ bảo nhá!”. Tiền bạc th́ ai mà không cần? Tôi c̣n cần hơn ai hết bởi tôi nghèo. Nhưng người ta không hỏi nợ bởi chỉ v́ nghèo. Người ta chỉ hỏi khi bị kẹt.

 

Rồi th́ có lúc tôi kẹt cứng! Đó là thời gian tôi nằm chờ đi Mỹ. Thiệt di chí di nan! Công ăn chuyện làm bết bát lắm, đói tới nơi. Mà cũng chẳng c̣n tâm ư đâu để làm lụng nữa. Khám sức khỏe, không thấy có sức khỏe! Ḿnh mẩy in h́nh bát biến lang ben, phổi in h́nh đồng bạc cắc! Lúc ngặt, tôi thầm đội ơn anh có lúc đă he hé con đường máu cho tôi.

 

Nghĩ lại, tôi chậm lớn: hơn bốn mươi tuổi mà chưa có được cái cảm giác ngượng ngùng khi đi hỏi nợ. Cứ nhơn nhơn như người ta móc tiền từ trong bóp ḿnh! Đừng trách tôi nếu lúc ấy tôi có đủ cơ sở lư luận để tin rằng ḿnh đáng được giúp đỡ. T́nh bạn có được ở những lúc nguy khốn nhất đời không đủ bảo kê sao? Ư, có thể trách tôi rằng tính tôi bộp chộp, ruột để ngoài da, cứ quen biết thôi cũng ôm bừa gọi là bạn, th́ sự quen biết hơn mười lăm năm chưa đủ để tôi đặt niềm tin sao? Chả phải tôi đang rớt mồng tơi, sắp chết hụt đến nơi mà anh th́ của ăn của liệng sao? Tôi đang cần tiền. Ít ra cũng đủ sống cho đến ngày cắp đít lên máy bay. Đó là chưa tính tiền đút lót dọc đường. Nhưng không lo, chẳng phải là ai đi Mỹ rồi cũng ăn nên làm ra, anh có thể an tâm về chuyện bồi hoàn sao? Áo gấm ai đi quỵt nợ bao giờ? Và trên hết, chẳng phải một hôm cao hứng anh đă hé cho tôi một chút ánh sáng sinh lộ rồi sao? “Ông có cần ǵ th́ bảo nhá!”. Tôi nhớ.

 

Anh cũng thoải mái buổi cà phê chiều hôm đó. “Ông cần bao nhiêu? Bốn khâu hả? Có nghi vấn về phổi hả? Chúng làm khó, bắt ông ở lại thêm năm bảy tháng để uống thuốc th́... Hai trăm đô hả? Được thôi, để tôi nói lại bà xă.”

 

Tôi cao hứng đến đỗi quên là chiều hôm đó ḿnh đă vượt hơn bảy mươi cây số mà chưa nhét ǵ vào bụng. Buổi tối, người tớ gái, tôi đoán, ném sớm cho tôi chiếc gối trong căn pḥng khách thênh thang, khác với lệ thường những tối tôi ghé chơi, hay ngồi với anh ngoài hàng hiên, nói vớ vẩn chuyện ǵ đó hồi trong trại cải tạo, nh́n ḍng người tất tả ngược xuôi qua dốc cầu Trương Minh Giảng. Nhưng tôi không thắc mắc về điều đó. Tôi bận tâm về những món lặt vặt mà anh bày trí trên tường. Một bức tượng nhỏ. Đôi cổ kiếm mà tôi không biết là kiếm thật hay bản sao của một vơ quan nào đó. Có thể là kiếm thật lắm! Sài G̣n hồi đó đă manh nha mốt chơi đồ cổ của các đại gia.

 

Buổi sáng tôi thức dậy sớm để kịp chuyến xe sớm về quê. Chờ hoài không thấy anh, tôi lần ṃ xuống lầu. Tôi gặp chị ấy dưới gian bếp. Chị đang sửa soạn cho buổi ăn sáng, có lẽ. Anh chị không con cái. “Tôi biết đó là lỗi ở tôi. Không con cái cũng buồn, làm lụng miết lúc già chết không biết để lại cho ai, ông ạ.” Có lần anh nói với tôi vậy, tôi cười: “Cái đáng buồn hơn là con cái đàn đống mà lúc chết đi chẳng có chi để lại.” Chị đang xắt hành. Cái gị heo nằm chỏng gọng trên thớt và mùi thơm từ nồi nước lèo đang sôi sùng sục. Chưa bao giờ, trừ những ngày ở trại tù, một món ăn, chốc nữa đây là bánh canh, có sức lôi cuốn tôi mănh liệt đến vậy. “Anh thức dậy chưa chị? Có lẽ hơi sớm...” “Không anh ấy đến bệnh viện rồi!” Mí mắt tôi giật giật. Có lẽ có điều ǵ bất ổn đây rồi! “Hôm qua tôi có hỏi anh ấy...” “Vâng, tôi có nghe anh ấy nói lại. Anh ấy tới bệnh viện rồi, vừa gọi điện về bảo tôi nhắn anh là để giữ t́nh bạn cho được tốt đẹp như xưa nay th́ không nên vướng vào chuyện tiền bạc. Cho bè bạn mượn tiền th́ mất tiền và mất cả bạn. Anh cũng hiểu là anh ấy rất quư anh“

 

Bốn

 

Nhớ hồi mấy năm đầu trung học, tôi khoái sưu tầm những lời lẽ mà người ta cho là lời hay ư đẹp. Lời Hay Ư Đẹp, hay Hoa Thơm Cỏ Lạ, hay Danh Ngôn, là các câu chữ được vinh dự trám vào những ô trống mà nhà báo không thể để tênh hênh ra đó. Sau này tôi mới biết bài học tôi vừa học được năm bốn mươi hai tuổi đó, cũng là một thứ lời hay ư đẹp, đă vô phúc không nằm trong bộ sưu tập danh ngôn đồ sộ của tôi. Chính sự thiếu sót trầm trọng này đă biến tôi thành một đứa không biết chuyện và không biết điều. Cảm giác đắng cay và nhục nhă trong buổi sáng Sài G̣n mưa mờ ấy theo tôi suốt chuyến xe lam góc đường Cô Giang- Trương Minh Giảng đến Xa cảng Miền Tây. Suốt cả trên chuyến xe đ̣ xộc xệch về tới Mỹ Tho. Và lạ lùng thay, theo suốt tôi những năm xa xứ. Cho tới tận bây giờ!

 

Tuy nhiên thật tội cho tôi nếu ai đó nghĩ rằng tính tôi hèn mọn, ḷng tôi nhỏ nhen, ghét dai, hờn vặt. Chuyện nhỏ thôi mà! Chuyện thường thôi mà! Tôi từng bắt gặp gương mặt áo năo của má tôi sau những hôm chạy vạy vô vọng chỉ để tôi có được tấm áo lành ngày Tết, cuốn tập cây viết mới trong ngày tựu trường. Tôi từng quen với sự cụt hứng. Những cái hụt chân. Những cú té đau. Điều làm cho tôi xấu hổ hết cỡ chính là sự thiếu sót trầm trọng trong trải nghiệm và phương cách xử thế của ḿnh. Bài học ấy quá muộn màng và vào lúc không ngờ nhất. Tôi tức giận ḿnh và tự sỉ vả sự non kém của ḿnh. Bây giờ tôi có thể h́nh dung ra sự lớ ngớ tội nghiệp của ḿnh trước cô giáo ấy. Trên đường về, lúc nhúc con buôn và hàng lậu nhét chật dưới gầm băng ghế, tôi ngồi xếp chân, hai tay che đùi, co ro, cố giấu bớt phần ống quần bị bung chỉ lúc nhảy gấp lên xe.

 

Lỗi tại tôi! Tôi thường nghĩ về tính mong manh của mọi sự trong cuộc đời mong manh này. Nhưng sự mong manh của những mối dây liên hệ giữa con người th́ như thế nào? Đâu là biên giới mong manh? Lỗi tại tôi đă vượt qua cái biên giới mơ hồ đó, xâm nhập vào vùng cấm địa của người khác! Nhưng cái ṿng cấm địa kia chỉ gói tṛn mớ tiền bạc thôi sao? Đâu phải vậy! Có bao lần tôi đă vô ư vô tứ làm đứt những mối dây liên hệ, những thân t́nh v́ một cữ chỉ sỗ sàng, một lời nói vui quá trớn, v́ một góp ư quá nhiệt t́nh? Ở mỗi con người, vùng cấm địa của họ rộng bao và đâu là cái ranh giới mong manh đó? Làm sao tôi biết lúc nào th́ nước sẽ tràn ly? Lỗi tại tôi!

 

Nhưng trên hết, tôi hoảng hốt v́ ḿnh đă đánh mất đi cái mà người ta hay gọi là niềm tin vào cuộc đời, vào con người. Tôi không tin rằng có những con người sẽ đứng cạnh tôi trong những lúc ngặt nghèo. Tôi e dè khi phải bộc bạch tâm tư ḿnh. Sợ không ai chia xẻ. Hoặc tệ hại hơn, sợ người khác cười nhạo hoặc chỉ giáo ḿnh. Tôi không dám nhờ vả ai. Sợ người khác nghĩ ḿnh không biết chuyện và chẳng biết điều. Càng đáng sợ hơn nữa khi tôi vẫn yên tâm khi nghe một người quen lâu phát biểu: “Bạn bè th́ gặp nhau vui chơi cưới hỏi sinh nhật vậy thôi chứ rồi th́ mạnh thân ai nấy lo chứ, ai mà chia sẻ được cho ai!” Nếu vậy th́ cuộc đời này buồn quá hở thế gian? Đáng sợ nhất là từ đó tôi lại đi xa hơn, buồn bă hơn khi chỉ thấy người ta gặp gỡ nhau chỉ v́ nhan sắc, địa vị, tiền tài... Tôi quên đi mặt kia đẹp đẽ của cuộc đời. Tôi quên rằng cuộc đời có những con người hào hiệp giống y trong những câu chuyện tôi được đọc hồi nhỏ. Nhưng tất cả những điều ấy là do lỗi ở tôi. Nhiều khi tôi đi quá xa, lỡ trớn, lạc đường.

 

Lỡ trớn lạc đường hết cỡ, tới đỗi tôi thiếu điều chết hụt trong chuyện văn chương. Số là thỉnh thoảng tôi cũng đọc như ai! Và hay để ư đến một số bài mà tôi liệt vào hàng văn chương trích dẫn hoặc văn chương chú thích. Trong những bài này các tác giả hay trích dẫn lắm! Chẳng qua chỉ để kéo người nọ người kia, người xưa người nay, vào hàng ngũ của ḿnh. Không ít những ư tưởng lăng nhăng được củng cố bằng những ư tưởng lèng nhèng khác, của những người khác đă thành danh về những chuyện khác. Nếu những người đọc khác b́nh chân như vại th́ sự việc lại nguy hiểm cho tôi! V́ tôi nhẹ dạ. Lại có óc bè phái. Đọc, thấy hay hay th́ phục. Nghe thấy đông đông th́ theo. Đến một lúc nào đó mới bật ngửa v́ sự nhẹ dạ dễ tin của ḿnh. Đă có lúc tôi xuưt xoa tán thưởng sự đúng đắn của bài học mà người phụ nữ ấy dạy cho tôi. Thán phục trải nghiệm sáng giá mà vợ chồng anh ấy muốn truyền đạt lại cho ḿnh. Bài học khiến tôi trưởng thành hơn, nghĩa là biết ngượng ngùng, biết dừng lại khi phải cầu cạnh ai đó điều ǵ. Cho đến lúc tôi trở lại với niềm tin về con người và cuộc sống. Cái câu danh ngôn mà vợ chồng người quen tôi trích dẫn ra kia tôi mong rằng chỉ là một cái cớ để ngoảnh mặt làm lơ chớ không phải là một niềm tin thiệt sự. Nếu đó là một cái cớ, sự việc chỉ đáng buồn. Nếu đó là một niềm tin để sống cùng, đó thiệt là điều thê thảm. Nhiều hoa thơm cỏ lạ đáng chán lắm!

 

Bây giờ, dù chuyện áo cơm chưa hết lao đao, tôi không c̣n thèm một tô bánh canh gị heo tới đỗi chết được như trong buổi sớm mù mưa Sài G̣n năm ấy. Bây giờ anh vẫn c̣n đó, có lẽ đời lên hương hơn năm mười lần. Chương tŕnh TV thỉnh thoảng ngưng lại để phát h́nh quảng cáo. TV bên ta bây giờ cũng quảng cáo thương mại dữ lắm. Hồi đó sản phẩm dịch vụ ǵ cũng nằm trong tay nhà nước, mà cái ǵ từ nhà nước ta ra đều tốt đẹp, không cần phô trương. Bây giờ tư nhân nhảy ra làm ăn tùm lum, vàng cám lẫn lộn, vậy mới cần quảng cáo. Anh đă lấn sang lĩnh vực bào chế sản xuất kem dưỡng da, thuốc trị mặt, trị tàn nhang vết nám và trăm thứ lỉnh kỉnh khác... Số điện thoại anh đó! Địa chỉ cơ sở anh đó! Kêu tắc xi, một loáng sau là tôi có thể gặp anh.

 

Để làm ǵ đây? Để nhắc nhau rằng trong những ngày tháng cũ, tôi mới hăm lăm, mọi chuyện đơn sơ và dễ ợt, cho dù đó là chuyện chết chóc tù đày? Để nhắc lại cái vị bùi bùi của nhúm rau muống luộc chấm chao sáng đó? Để nhắc lại những trưa nắng chang chang, bụng đói ră trong vườn sắn mênh mông? Để nhắc lại con lụt về qua trại tù ngày đó, mỗi tù nhân nằm co ro trên một g̣ đất ẩm như nằm chờ phần số trên nấm mộ của ḿnh? Để nhắc lại tiếng cú rúc rợn da, tiếng súng nổ chát tai đêm lán bên bạn tù vượt trại? Để nhắc lại khóm hoa forget- me- not ngày ấy, những nhánh hoa nhà quê tôi bẻ trộm trên đường đi lao động, cắm vu vơ dưới băi bùn trước lán tù, chẳng bao lâu trở thành lùm nên bụi? Để nhắc chuyện lúc đă ra tù, hôm đi câu ở miệt vườn Mỹ Phong anh đă nhường hết phần cá bóng dừa cho tôi? Để... Chỉ để cùng nhau nhai lại những điều có thể anh sẽ cho là ấm ớ đó à?

 

Nếu ḷng tôi thanh thản để ghé lại thăm anh th́ sự thăm viếng ấy sẽ để lại cho anh sự bằng an? Không chắc! Vậy th́ tại sao tôi lại tàn bạo tới mức gợi lại trong anh nỗi bứt rứt, rằng, có một lần, do một nguyên do nào đó không biết, anh đă đóng sập cửa trước một đứa ốm đói khốn khó là tôi? Nếu anh nghĩ rằng sự thể là do lỗi của tôi đă vượt qua cái ranh giới mong manh của sự liên hệ th́ tốt. Nhưng giả anh lại tự trách th́ sao? Tôi không đành ḷng! Nghĩ vậy, thôi thà đừng gặp! Tại sao tôi lại đưa bạn ḿnh, một lần nữa, vào một t́nh huống khó xử chớ? Thấy chưa, tôi vẫn c̣n láu táu như hồi nào, nhiều khi cứ quen nhau th́ ôm bừa gọi bạn.

 

Sài G̣n ngày ấy đă hẳn không phải của tôi. Dù tôi đă có với Sài G̣n những buổi trưa trong giảng đường hũ nút. Bên ngoài là bích chương biểu ngữ tranh đấu tá lả, xuống đường cực lực. Dù tôi đă nằm vùi với Sài G̣n trên căn gác muỗi đói vần vũ. mùi cống rănh nồng nặc xông lên từ phía dưới. Dù tôi đă ngồi chè chén bù khú với Sài g̣n những chiều tàu ghé bến. Dù tôi đă ăn nằm dật dựa với Sài g̣n những hôm chờ xuất cảnh. Sài G̣n ngày ấy là của người khác. Sài G̣n bây giờ lại càng thuộc về người ta. Trong tôi Sài G̣n gởi gắm hơi lâu mùi thơm tô bánh canh gị heo trong buổi sớm mù mưa hôm đó và dư vị đắng cay của bài học xử thế muộn màng.

 

Năm

 

Ngồi trong cà phê Paris ngó xuống một góc Sài G̣n. Cô bạn vợ mở quán, làm ăn khấm khá. Góc bên kia là cà phê Highland, nơi sáng qua tôi gặp những nghệ sĩ vỉa hè. Họ tự đặt và gọi nhau vui như vậy. Ở Sài G̣n, hay ở bất cứ một thành phố nào khác, loại quán nói lên thành phần, đẳng cấp của người lui tới. Và, chết tôi chưa, có người cho rằng chúng nói lên cả phẩm chất khách hàng nữa! Nếu tôi không lầm th́ người trong nước có vẻ chuộng những quán có tên Tây. Cũng như người bên đây ủng hộ những cái tên Hoa Lư, Đất Mũi, Cây Ổi, Hương Tràm...

 

Dĩ nhiên tôi không nói với vợ tôi rằng tôi ghé lại Sài G̣n v́ nàng. “Nhớ lại xem... Thật là... không có ai ở đây để anh đi thăm à?” Vợ tôi lại hỏi. Tôi gật: “Ừ, không có thiệt mà!” Tới một thành phố mà không có ai để ghé thăm th́ chán thiệt! Sài G̣n đáng chán thiệt chớ ta!

 

Nguyên Nhi

2008-01-29 13:41:57

 

Home | HQ10 TrụcVớt | AnhHùng NguyễnThànhSắc | ThuỷThủĐoàn HQ-4 | ChiếnThuật ĐầuChữ T | HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa | Trận HoàngSa Hồ Hải | Hải-Chiến theo Trung-Cộng | Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến | TâySa HảiChiến | HQ16-HQ5 Bắn Nhau | QuanBinhTC HoàngSa1974 | HQ5-Ră Ngũ | Đại-Tá Ngạc Ở Đâu | Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo | Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa | TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử | Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu | AnhHùng BH NguyễnVănVượng | TưởngNiệm  AnhHùng NguyễnVănĐồng | Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ | TaoBanNuocKhong | VĩnhBiệt NguyênNhi | CáchNhìn LịchSử XâmLược | NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong | NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa | VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa | Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm | HànhQuân TrầnHưngĐạo47 | Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến | TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT | Bộ H́nh ChiếnTrường HQ-4 | Pḥng-Tai của HQ-4 | DanhSách CốThủ HoàngSa | Tổng-kết Hải-Chiến | TrươngVănLiêm-HQ5 | Thư Người Giám-Lộ | T́m Hiểu Gerald Kosh | Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ | Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn | Anh-Hùng Vương-Thương | TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch | Lố bịch kiểu Tàu phù | Hải-Chiến theo BùiThanh | AnhHùng BùiQuốcDanh | VũĐ́nhQuang-AnhHùngHảiPháo | Người AnhHùng HoàngSa | Thư HT PhạmTrọngQuỳnh | Văn Tế HoàngSa | Hồi Kư Của Ngườivề Từ HoaLục | VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui | Những BàiCa HảiChiến HS | Thơ 32 Năm Kỷ-niệm | Giới Thiệu | BứcThư 15 Năm | Tựa | Thư Riêng Về Đơn-Vị | ToànTập | Tiểu Sử Vũ Hữu San | ChuyệnMột ConTàu | Gặp lại Niên-Trưởng NBT | 24 Years After Naval Battle | TrùmMền HôXungPhong

This site was last updated 05/21/18