09/20/18 |
|
Lá thư bạn đồng môn của tôi Houston, ngày 19 tháng 1 năm 2014 Anh Vũ Hữu San thân, Hôm nay ngày 19 tháng 1 tôi viết thư cho anh – ngày mà tôi không quên, đa số nhân dân miền Nam Việt Nam, cộng đồng hải ngoại không quên và chính anh cũng không thể quên được. Đó là ngày mà 40 năm trước vào lúc 10 giờ sáng trên biển Đông, với tư cách hạm trưởng, anh đă ra lệnh cho chiến hạm của anh – khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ 4), một chiến hạm tối tân nhất của hải quân VNCH thời đó – tập trung hỏa lực đánh phủ đầu vào Soái hạm Tầu cộng. Chiến đấu cùng với anh trong giờ phút đó c̣n 3 chiến hạm khác của Quân lực - Tuần dương hạm Lư Thường Kiệt, HQ 16, Tuần dương hạm Trần B́nh Trọng HQ 5, và Hộ tồng hạm Nhật Tảo HQ 10. Đọc sử liệu tôi thấy có 2 điểm mà tôi nhớ và tâm đắc nhất: Thứ nhất so về lực lượng hai bên th́ về phẩm cũng như về lương, các anh yếu kém hơn đối phương nhiều. Về phẩm, chiến hạm do các anh chỉ huy đều là chiến hạm cũ từ thời đệ nhị thế chiến do Mỹ “phế thải”. Về lượng, các anh tham chiến với 4 chiến hạm, trong khi đó th́ giặc Tầu cũng có 4 chiếc nhưng tối tân hơn nhiều, 2 tầu vũ trang nhỏ, 1 tầu chuyển vận loại trung và 1 pháo hạm và hơn nữa đằng sau c̣n có hạm đội Hải Nam gồm 17 chiếc trong đó có 3 tầu ngầm đang tiến về Hoàng Sa và phản lực cơ từ Hải Nam sẵn sàng cất cánh oanh tạc các anh. Trước sự không cân đối về lực lượng mà các anh không có quyền rút lui v́ nhiệm vụ Bảo Quốc, An Dân trong tôn chỉ Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm và lệnh viết tay của Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh quân đội ngày hôm trước tại Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên hải Đà nẵng: “không thể để mất một tắc đất của tổ tiên”. Các anh cũng biết người Mỹ đă phủi tay, không can thiệp chiếu hiệp định Paris tháng 1 năm 1973, dù chỉ để cứu các thủy thủ bị nạn trên biển. Các anh biết phải chiến đầu, chiến đấu một cách đơn độc và yếu thế. Như vậy, chắc chắn phải hy sinh, chiến hạm bị hủy diệt. Đằng nào cũng chết nên các anh ra tay trước, tấn công trước, tập trung hỏa lực nhắm vào đầu năo hạm đội địch. Sự quyết tâm này ngay từ phút đầu, các anh đă chiến thượng phong. Một chiến hạm loại Kronstadt bị cháy toàn diện và bị bắn ch́m; một chiến hạm Kronstadt khác bị trúng đạn hư hại nặng, phải ủi vào bờ sau đó nổ tung; hai chiến hạm nữa của giặc Tầu cũng bị hư hại nặng; và 4 chiến hạm khác bất khiển dụng (malfunctioned). Tài liệu về phía Trung cộng cũng ghi như vậy. Về phía chúng ta, hộ tống hạm Nhật tảo HQ 10 ch́m xuống ḷng biển. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, hạm phó Nguyễn Thành Trí hy sinh cùng với 24 chiến sĩ và 26 chiến sĩ mất tích. Ba chiến hạm kia cũng “sứt tai gẫy gọng” với sự hy sinh của nhiều nhân mạng . “Theo Wikipedia Encuclopedia bài “Battle of Hoàng Sa 1974”: from the sources of China, all # 274, # 271, #389, # 391 were hit. Number 281, #282, #402, and # 407 malfunctioned. On Vietnamese side, HQ 10 was sank. China captured 48 prisoniers including 1 American.” Điểm thứ hai làm tôi suy nghĩ là khi chiến hạm của các anh bị hư hại, nước đang tràn vào, chiến sĩ người th́ bị thương, người th́ chết th́ các anh lại nhận được lệnh là nếu chiến hạm ch́m th́ phải cố lê đến gần Hoàng sa “ủi thẳng vào bờ để ít nhất xác tầu làm chứng cớ chúng ta quyết tâm bảo vệ hải đảo’’ (theo kư ức của phó đề đốc tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải HVKT, người chỉ huy trận hải chiến). Về điểm này tôi cũng đă được anh nói kỳ chúng ta gập nhau ở Bắc California. Các anh đă thi hành đúng như vậy. May thay lệnh này được hủy bỏ và các anh đă lết về đến bờ với sự chào đón nồng nhiệt của quân dân tại Quân cảng Đà Nẵng.
Anh San thân,
Mục đích của thư này không phải nói về trận chiến Hoàng Sa 1974 một việc mà tôi nghĩ sẽ là “đáng trống qua cửa nhà sấm”. Tôi chỉ muốn chuyển đạt đến anh ư nghĩ liên quan đến trận hải chiến này thôi. - Chắc anh c̣n nhớ, năm đệ tam tại trường Chu văn An năm nào, thầy Vũ Khắc Khoan trong giờ Sử đă nói: “các anh không những là chứng nhân của lịch sữ mà là những người sẽ làm lịch sử sau này”. Cái thời chúng ta “ăn chưa no, lo chưa tới” mà nghe như vậy thấy xa vời quá, khó xẩy ra quá. Nhưng gần 20 năm sau, chúng ta đều là chứng nhân của lịch sử, c̣n anh là người làm lịch sử, một người có “dịp may” vào lịch sử. Tôi lấy th́ dụ những anh em CVA năm đó vào hải quân – trước hay sau một, hai khóa như Vương Đắc Ân, Dương Hồng Vơ, Nguyễn Văn Nhượng, Đỗ Thế Khải, Hà Ngọc Lương, Đinh Mạnh Hùng….Họ đều là những hạm trưởng, giang đoàn trưởng, sĩ quan chỉ huy hải cảng… thông minh, tháo vát và gan dạ mà chưa có dịp làm lịch sử như anh; tuy một Đinh Mạnh Hùng cuối tháng 4 năm 1975 di tản được chục ngàn người đi Phi Luật Tân, một Hà Ngọc Lương tuẫn tiết khi cộng quân tràn vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải quân Nha Trang… - Anh và tôi, chúng ta cũng đă lớn tuổi – nếu không nói là đă già, sức khỏe suy giảm, trí nhớ kém đi và muốn làm cái ǵ th́ đều “lực bất tùng tâm”. Anh nên cố gắng, phải cố gắng giảm bớt hay nếu có thể quên đi cái mà anh gọi là: “uất hận Hoàng Sa với h́nh ảnh những người em anh – những biệt hải, người nhái - được các anh thả vào đảo đang chiến đấu anh dũng nhưng tuyệt vọng với giặc Tầu đông gấp bội - mà anh không thể đưa chiến hạm vào cứu.” Ai ai cũng biết anh không thể cứu được họ v́ chiến hạm trong t́nh trạng nghiêng và nước đang tràn vào - trong khi đó trên chiến hạm c̣n những người anh em khác bị thương hay đă tử trận. C̣n việc thua trận để mất đảo, mất đất của ông cha để lại th́ theo tôi đó là vận nước. Các anh đă chiến đầu hết sức lực trong sự sẵn sàng hy sinh rồi mà. Những năm tháng ở hải ngoại dù phải lo cuộc sống trong một xă hội hoàn toàn xa lạ, anh đă bỏ bao thời gian và sức lực để hoàn thành 2 cuốn sách (tôi chỉ có trong tay có 2 cuốn) và viết rất nhiều các bài tham khảo có giá trị. Cuốn thứ nhất là cuốn “Địa Lư Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” – theo tôi cuốn này quá đầy đủ cho ai muốn biết về biển Đông cũng như Hoàng Sa và Trường Sa. Thầy Bùi Đ́nh Tấn dậy chúng ta Sử Địa ở Chu Văn An năm nào đă nói với tôi: “Anh San viết được lắm, tôi rất mừng Tṛ hơn Thầy”. Cuốn thứ hai là cuốn “Lược Sử Hải Quân VNCH” – tôi dùng cuốn này để tham khảo khi cần biết về Hải quân VNCH như danh sách 74 chiến sĩ hy sinh trong trận Hoàng Sa 1974, danh sách của 26 khóa Sĩ Quan Hải Quân tại trung tâm huấn luyện Nha Trang, việc tổ chức và điều hành các Giang đoàn, phân loại các tầu chiến (cái nào là trục lôi hạm, là hộ tồng hạm, hay tuần dương hạm)… Anh đă làm quá nhiều, nay cần giảm bớt hay nghỉ ngơi để có thể “an dưỡng tuổi vàng”. Một điểm mừng mà tôi cần thông đạt đến anh và tôi tin chắc anh đă biết. Đó là các bạn trẻ trong nước đă bắt đầu biết và nói về trận hải chiến Hoàng Sa, môt trận hải chiến giữa VN và Trung quốc sau mấy trăm năm. Thành phố Đà Nẵng tuần này cũng đang hội thảo về trận hải chiến. Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ ở VN từ năm 1975 không hề nhắc đến, nay họ đă nói đến và c̣n muốn vinh danh 74 tử sĩ của chúng ta nữa. Và lần đầu tiên tôi biết tin về gia đ́nh trung tá Ngụy Văn Thà. Năm 1974, trung tá Thà tử trận, 40 năm bà Thà ở vậy nuôi con trong t́nh trạng nghèo khó. Hiện nay mơ ước của bà là có một căn nhà nhỏ có thể lập một bàn thờ tương đối khang trang cho người anh hùng có tên Ngụy Văn Thà. Thật là thê lương quá, đau xót quá.
Thư đă dài và đến đây cũng tạm đủ. Trước khi ngưng viết, gia đ́nh tôi thân chúc anh chị và các cháu năm Giáp Ngọ Thân Tâm An Lạc, Vạn Sự Kiết Tường.
Ngô Hữu Liễn Houston, Texas USA
|
This site was last updated 05/06/18