09/20/18

Home
HQ10 TrụcVớt
AnhHùng NguyễnThànhSắc
ThuỷThủĐoàn HQ-4
ChiếnThuật ĐầuChữ T
HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa
Trận HoàngSa Hồ Hải
Hải-Chiến theo Trung-Cộng
Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến
TâySa HảiChiến
HQ16-HQ5 Bắn Nhau
QuanBinhTC HoàngSa1974
HQ5-Ră Ngũ
Đại-Tá Ngạc Ở Đâu
Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo
Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa
TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử
Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu
AnhHùng BH NguyễnVănVượng
TưởngNiệm  AnhHùng NguyễnVănĐồng
Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ
TaoBanNuocKhong
VĩnhBiệt NguyênNhi
CáchNhìn LịchSử XâmLược
NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong
NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa
VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa
Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm
HànhQuân TrầnHưngĐạo47
Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến
TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT
Bộ H́nh ChiếnTrường HQ-4
Pḥng-Tai của HQ-4
DanhSách CốThủ HoàngSa
Tổng-kết Hải-Chiến
TrươngVănLiêm-HQ5
Thư Người Giám-Lộ
T́m Hiểu Gerald Kosh
Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ
Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn
Anh-Hùng Vương-Thương
TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch
Lố bịch kiểu Tàu phù
Hải-Chiến theo BùiThanh
AnhHùng BùiQuốcDanh
VũĐ́nhQuang-AnhHùngHảiPháo
Người AnhHùng HoàngSa
Thư HT PhạmTrọngQuỳnh
Văn Tế HoàngSa
Hồi Kư Của Ngườivề Từ HoaLục
VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui
Những BàiCa HảiChiến HS
Thơ 32 Năm Kỷ-niệm
Giới Thiệu
BứcThư 15 Năm
Tựa
Thư Riêng Về Đơn-Vị
ToànTập
Tiểu Sử Vũ Hữu San
ChuyệnMột ConTàu
Gặp lại Niên-Trưởng NBT
24 Years After Naval Battle
TrùmMền HôXungPhong

 

Toàn Tập Tài-Liệu

Vũ Hữu San &Trần Đỗ Cẩm 

 

B́a trước

TÀI-LIỆU

HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA

 

 

 

Nhóm Thân-Hữu Hoàng-Sa

Paracels R., 15583 Brookhurst St., Westminster,

CA92683, USA.

Vũ Hữu San

Trần Đỗ Cẩm

 B́a sau

 

 

TÀI-LIỆU

HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA

 

Tập Sử-liệu Căn-bản cho Cuốn Sách Song-Ngữ Việt-Anh khổ lớn sắp ra mắt:

“HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA”

  

Bảo-trợ Phát-hành :

Nhóm Thân-Hữu Hoàng-Sa

 

Trân-trọng Kính-dâng Anh-hồn các Chiến-sĩ đă Hy-sinh để Bảo-vệ Chủ-quyền Việt-Nam

tại Biển Đông

 

 

Soạn-giả và

Nhóm thân-hữu Hoàng-Sa


 

 

Mục-Lục

 

·  Tựa

·  Giới-thiệu Dự-án “Hải-Chiến Hoàng-Sa”: Một cột mốc nhỏ trên chặng đường dài Hải-Sử

·  Trận Hải Chiến tại Quần Đảo Hoàng-Sa Ngày 19 tháng 1 năm 1974. (Trần Đỗ Cẩm)

·  Trận Hải Chiến Hoàng-Sa theo Tài-Liệu Trung-Cộng. (Trần Đỗ Cẩm)

·  Thư riêng về đơn-vị cũ: Internet Trung-Cộng nói ǵ về KTH Trần-Khánh-Dư (Mạng Lưới Hoàng-Trường, HQ.4)

·  C̣n Uẩn-khúc nào về Trận Hoàng-Sa? (Vũ-Hữu-San)

·  Hồi Kư của Người về Từ Hoa Lục Đỏ: Tôi đă đến đó. (Bí Thư Thắng)

·  Bức Thư 15 năm trước - Thời-điểm khởi đầu dự-án. (Vũ-Hữu-San)

·  Tiểu-Sử các Anh-Hùng Tử-Sĩ:

Ngụy-Văn-Thà

Nguyễn-Thành-Trí

Huỳnh Duy Thạch

 

 

Phụ-Bản

Các Tài-liệu Quan-trọng của VNCH ngay sau Trận Hải-Chiến Hoàng-Sa (Nguyên-bản bằng Việt-Ngữ và Anh-Ngữ):

- Tuyên Cáo Của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Ḥa Về Những Hành Động Gây Hấn Của Trung Cộng Trong Khu Vực Quần Đảo Hoàng Sa (Ngày 19/01/1974)

- For a more Progressive Legal Regime of the Sea. By Foreign Minister Vuong Van Bac (Caracas session, 1974)

-White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands. Republic of Vietnam Ministry of Foreign Affairs. Saigon, 1975.

 

Bài nói chuyện ngày 17/1/1998 của cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ.4.

 

Danh-sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa (đang được các Cựu Hải-Quân VNCH và mọi giới đồng-bào nhật-tu cho đầy-đủ).

 

 

 


 

Tựa

 

Trên tay các bạn là tập “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa”. Chúng tôi chân-thành cảm-tạ Quư-Vị trong Nhóm Thân Hữu Hoàng-Sa các bạn đồng khóa Đệ-Nhất Bảo-B́nh[1] đă tạo điều kiện thuận lợi để tập tài liệu này đến tay bạn đọc ngày hôm nay.

Nhóm Chủ-trương chúng tôi cố-gắng hết sức, nhưng thiếu khả-năng tŕnh-bày, in-ấn nên không mong đợi tập tài liệu này được hoàn-hảo như các bạn mong muốn.

Gần đến ngày kỷ-niệm 30 Năm Giỗ Trận Hoàng-Sa năm nay, nhu-cầu ra mắt một tác phẩm đầy đủ và trung thực về trận Hải-chiến “độc nhất vô nhị” Hoàng-Sa càng ngày càng thêm rơ rệt. Tuy vậy cuộc hành tŕnh vạn lư nào cũng khởi đầu bằng một bước nhỏ. Muốn hoàn thành một tác phẩm lớn, chúng ta cần bắt đầu bằng tài liệu. Rất tiếc, tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa tuy đă được đề cập tới nhiều, nhưng vẫn c̣n thiếu sót. Nay gặp đúng lúc được anh em Thân Hữu Hoàng-Sa cùng bạn Bảo-B́nh khuyến-khích và thúc-đẩy, tập “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” tuy khởi sự đă tới 15 năm vẫn chưa xong[2] được vội vă ra đời để làm viên đá lót đường đầu tiên cho tác phẩm "Hải Chiến Hoàng Sa". Chúng tôi hy vọng rằng tác-phẩm lớn hơn này sẽ được nhiều người tiếp tay góp sức hoàn tất sau này.

Không có ai dám coi thường độc-giả. Chúng tôi cũng vậy. Phần h́nh-thức cuốn sách nhỏ này tuy có nhiều khuyết-điểm, nhất là thiếu sót về phần h́nh ảnh, nhưng Nhóm Chủ-trương đă hết sức chú-trọng đến phần nội-dung. Tất cả các bài vở đều được chọn-lựa kỹ-lưỡng, nêu ra những quan-điểm mới mẻ về mặt nghiên-cứu với đầy-đủ tham-chiếu, phụ-chú. Quư-vị sẽ không thấy phần hư cấu, chuyện kể ở đây là những chuyện thực, rất gần với thực-tế và có “tính-chất sử” thực-sự.

Đúng sai nhiều ít cũng khó phân, nhưng đă có bạn Cựu Hải-Quân cho rằng đây là một thứ tuyển-tập độc-đáo chưa từng có trong kho tàng hải-sử nói riêng và quân-sử nói chung. Dù biết rằng lời trên tuy quá đáng, nhưng trong hoàn-cảnh khó-khăn lúc này, chúng tôi rất mong-mỏi sự khuyến-khích tương-tự để dù “độc-hành” cũng can-đảm tiến bước.

Được gọi là tập tài-liệu v́ sách chứa đựng các bài viết rời-rạc chưa nối-kết lại với nhau, như những nguyên liệu c̣n riêng rẽ trước khi được tổng hợp thành sản phẩm. Ngoài ra, trên nhiều phương-diện, cuốn sách chưa được tiêu-chuẩn và hệ thống hóa nên đương-nhiên c̣n nhiều sai-lầm cần sửa đổi. Hy-vọng cuốn sách ra đời nối tiếp sẽ được cải-tiến nhiều hơn.

 Phương chi đây chỉ là cuốn sách khởi đầu, giới-thiệu cho một dự-án khá lớn. Chúng tôi đang làm việc để hy vọng hoàn-tất một tác-phẩm song-ngữ Việt-Anh có tính hải-sử lớn lao hơn trong tương-lai, nhan-đề “Hải-Chiến Hoàng-Sa”. Dự án có thể được viên măn hay không c̣n tùy thuộc nhiều vào sự tiếp tay của độc giả. "Một cây làm chẳng nên non …"

Như đă nói ở trên, dù lạc quan đến đâu, chúng tôi vẫn không thể hy vọng cuốn sách sẽ không có ít đoạn sai nhầm hoặc nhiều chỗ tối nghĩa. Nhưng chúng tôi tin rằng tập tài liệu này đủ rơ-ràng và chính-xác để bổ túc cho những bài viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa trước đây...

Để trả lời một câu hỏi thua hay thắng ở Hoàng-Sa, Tư-lệnh Hải-quân Vùng 1 Duyên-hải (V1ZH hay V1DH) là Phó Đề-Đốc Hồ-Văn Kỳ-Thoại đă trả lời như sau: “về quân sự, Hải-Quân Việt-Nam đă thắng trận hải chiến nhưng thất bại trong nhiệm vụ tái chiếm Hoàng-Sa”. [3] Chúng tôi nhận chân sự thật: Hoàng-Sa đă mất. Nhiệm-vụ bảo-vệ Hoàng-Sa không chu-toàn. Việt Nam đă thua và mất đảo cũng như hải-phận cho Trung-Cộng. Bài học lịch-sử này đắt giá quá, chúng ta phải phải xem xét lại rút ưu, khuyết-điểm… Phải học…

Viết về chuyện này 20 năm sau (tức 1994), đặc biệt suy-tư về sự yên-lặng của ‘lương-tâm” Hà nội vào năm 1974, một b́nh luận gia nổi tiếng của tờ Far Eastern Economic Review, ông Frank Ching trong số ra ngày 10-2-1994 đă có nhận định như sau: "Thuở ấy, Hà nội thường thích mô tả các viên chức của miền Nam như là những tay sai của Mỹ đă bán đứng những quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng ngay từ đó, những lời cáo buộc ấy đă không nhất thiết đứng vững. Giờ đây, 20 năm sau, thật rơ ràng là đă có những lúc chính quyền Sài g̣n thực sự đại diện cho quyền lợi của Việt Nam một cách ngoan cường hơn là chính quyền Hà nội."

Chúng tôi viết sách về chuyện Hoàng-Sa này sau 30 năm của biến-cố (tức 2004) chỉ v́ lư-tưởng quốc-gia dân-tộc đè nặng tâm-trí, khả-năng không có nhưng rất nhiều cố-gắng. Xin quư-vị độc-giả niệm t́nh, rộng lượng tha-thứ.  

 

Cẩn bút,

Vũ Hữu San, California

Trần Đỗ Cẩm, Texas

Tháng 1/2004

 

 


 

Giới-thiệu dự-án “Hải-Chiến Hoàng-Sa”

Một cột mốc nhỏ trên chặng đường dài Hải-Sử

 

            Cuốn sách nhỏ “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” có tính-cách sử-liệu này ra mắt trong dịp lễ Giỗ Trận Hoàng-Sa 30 năm vào ngày 19-1-2004.

            Đây là cuốn sách khởi đầu cho một dự-án khá lớn. Chúng tôi đang làm việc để hoàn-tất một tác-phẩm song-ngữ Việt-Anh có tính hải-sử lớn lao hơn trong tương-lai, nhan-đề “Hải-Chiến Hoàng-Sa”.

Kính mời Quư-Vị theo dơi loạt bài này và sẵn ḷng yểm-trợ chúng tôi hoàn-tất dự-án. Chân-thành cảm-tạ.

 

*     *     *

            Trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) và Hải Quân Trung Cộng (TC) tại quần đảo Hoàng Sa đă xảy ra cách đây đă tṛn 30 năm, vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Dư âm của trận đánh vẫn c̣n vang vọng với nhiều hậu quả quan trọng. Đây là lần đầu tiên từ đời nhà Trần vào thế kỷ 13, thủy quân Việt-Nam và Trung-Hoa lại đụng độ nhau ác-liệt[4]. Nếu những trận thủy chiến ngày xưa tại cửa biển Hàm Tử, Vân Đồn, Chương Dương v.v... và sông Bạch Đằng đă chấm dứt giấc mộng xâm lăng của kẻ thù phương Bắc, th́ trận hải chiến thời nay[5] đă không kết thúc mà lại mở đầu cho những diễn biến liên quan mật thiết đến tương lai của Việt Nam cũng như có thể làm thay đổi t́nh h́nh tại vùng Đông Nam Á và ảnh hưởng tới cục diện toàn cầu.

            Trong suốt thời gian 30 năm qua, phía VNCH đă có nhiều bài viết khả tín liên quan tới trận đánh, đa số của các cựu quân nhân Hải Quân đă trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan. Cũng đă có lắm nỗ lực nhằm tường-thuật lại trận hải chiến, nhưng tựu chung, vẫn c̣n nhiều chi tiết thiếu chính xác và nghi vấn chưa được giải đáp về biến cố quan trọng này. Điển h́nh trong thời gian gần đây, Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH (THHQ/HH/VNCH) tại Hoa Kỳ đă tích cực thu thập tài liệu với thiện chí hoàn thành tập Hải Sử Hoàng Sa. Chúng tôi rất hy vọng và ước mong việc làm cần thiết, đáng ca ngợi này sớm đạt được thành quả cụ thể để thế hệ mai sau và các sử gia trên thế giới có tập tài liệu xứng đáng, đúng tiêu chuẩn sử quan về Hoàng Sa, giúp ích cho việc nghiên cứu sau này. Trong khi chờ đợi cuốn hải sử chính thức về Hoàng Sa được phát hành, thiết tưởng mỗi cá nhân, đoàn thể tùy theo khả năng và hoàn cảnh cũng nên đóng góp kiến thức, tiếp tay với THHQ/HH/VNCH trong việc thực hiện Hải Sử để sự hy sinh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Hải Quân VNCH không bị mai một. Việc làm của chúng tôi cũng không ngoài mục đích cộng tác với THHQ/HH/VNCH cung-cấp thêm một số sử-liệu chính-xác để lại cho các Sử-gia thế-hệ mai sau.

            Chúng ta đều biết một trong những trở ngại chính cho việc biên khảo về biến cố xảy ra trong quá khứ là vấn đề sưu tầm tài liệu. Muốn bài viết được tương đối khách quan và phản ảnh phần nào sự thật, cần nghiên cứu và đối chiếu nhận xét cũng như nhăn quan của các phe liên hệ qua những sách vở, phúc tŕnh chính thức, đồng thời phỏng vấn những nhân chứng. Khi biên khảo về Hoàng Sa, khó khăn càng thêm chồng chất v́ tài liệu chính thức hầu như không có.[6]

Hiện nay tại hải ngoại, ngoài các bài viết đa số thuộc loại hồi kư của phía VNCH, chúng ta hầu như không c̣n tài liệu nào của Hải Quân ghi lại trận đánh lịch sử này. Rất tiếc, kư ức là năng khiếu đầu tiên phai mờ cùng thời gian. Hơn nữa, một cá nhân dù là cấp chỉ huy vẫn không thể có tầm nh́n bao quát toàn sự kiện, phần lớn chỉ biết được phạm vi trách nhiệm cũng như tầm nh́n từ vị trí của ḿnh, nên có viết lại được trung thực cũng khó giúp người đọc thấu triệt mọi diễn tiến. Đó là chưa kể yếu tố tâm lư chủ quan, hoặc áp lực tránh đụng chạm cũng đưa đến nhiều nhận xét có phần thiên lệch, tránh né sự thật.

Về phía Trung Cộng, do khái niệm Tự Do Ngôn Luận thường thiếu được tôn trọng trong chế độ Cộng Sản, các tài liệu chính thức về Hải-Chiến Hoàng-Sa đă chỉ được công bố một cách ngắn ngủi và nặng tuyên-truyền trên các tờ báo như Beijing Reviews, China Quarterly... Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhờ chính sách "cởi trói" tại Hoa Lục và những tiến bộ vượt bực của mạng lưới toàn cầu Internet, chúng tôi đă t́m được một số bài viết cũng thuộc loại hồi kư của những người đă trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới trận đánh cùng một số phúc tŕnh bán chính thức của TC như các chiến hạm tham chiến, danh sách cấp chỉ huy, báo cáo thiệt hại v.v... Nếu loại bỏ quan điểm chủ quan đôi khi quá khích thường thấy của những cán bộ Cộng Sản và khía cạnh tuyên truyền cố hữu, chúng ta có thể gạn lọc được một số chi tiết hữu dụng. Đặc-biệt, các phần vận-chuyển chiến-hạm và xạ-kích hải-pháo mà đôi bên trao đổi nhau, nhờ các tài-liệu này, được nh́n ra rơ ràng hơn.[7]

Riêng phần Hoa Kỳ, sau nhiều lần tiếp xúc với các cơ quan Quân Sử, những Cựu HQVN đều được trả lời là HQHK không hề có một tài liệu nào liên quan tới Hoàng Sa. Đây là điều khó tin v́ trong thời điểm xảy ra trận đánh, Hạm Đội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ vẫn c̣n nhiều chiến hạm hoạt động trong vùng Biển Đông ngoài khơi Việt Nam, rất gần Đảo Hải Nam và Hoàng Sa. Chỉ với các chiến hạm "b́nh phong" pḥng không và pḥng thủy tiêu chuẩn của một Hải Đoàn Mẫu Hạm, họ đă có khả năng kiểm soát không phận và hải phận vịnh Bắc Việt, đó là chưa kể các vệ tinh và phi cơ không thám thường trực bao vùng. Chắc chắn mọi di chuyển dù nhỏ trên không cũng như dưới biển đều không thể lọt qua được màng lưới trinh sát của họ. V́ vậy, sự im lặng khó hiểu của các giới quân sự Hoa Kỳ về một biến cố quan trọng xảy ra ngay trong vùng hoạt-động của họ chỉ có thể giải thích bằng quan điểm chưa muốn công bố sự thật về những sắp xếp có sẵn giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Tưởng cũng nên nói một số báo chí Hoa Kỳ tuy không cung cấp được những chi tiết chính xác về trận hải chiến, nhưng cũng đă loan tin một số chiến hạm Hoa Kỳ hiện diện trong vùng lúc xảy ra trận đánh, dù hải quân Hoa Kỳ vẫn không xác nhận.[8]

Ư thức được tầm quan trọng của trận hải chiến Hoàng Sa trong lịch-sử cũng như về mặt chiến lược, chiến thuật cùng những hệ quả của nó, chúng tôi cố gắng đóng góp một số bài viết căn bản với hoài băo giúp độc giả có một tầm nh́n khách quan tương đối trung thực về những sự kiện đă xảy ra cũng như những hậu quả liên quan tới trận hải chiến. Để đạt tới mục tiêu này, chúng tôi đă căn cứ vào những tài liệu cụ thể hiện có, thu thập thêm những dữ kiện liên quan về phía Trung Cộng cũng như Hoa Kỳ và phỏng vấn những nhân chứng. Tất cả những chất liệu thâu thập sau đó được phân tích, kiểm chứng rồi tổng hợp qua một quá tŕnh nghiên cứu tỷ mỷ để hy vọng đạt được mục đích trung thực và khách quan càng nhiều càng tốt trong hoàn cảnh khó khăn v́ thiếu thốn phương tiện cũng như tài liệu hiện nay.

Chúng tôi chọn thời điểm này v́ thiết tưởng với thời gian 30 năm đă qua kể từ ngày xảy ra trận hải chiến, mọi xúc động ban đầu đă phần nào lắng đọng nhưng trí nhớ con người vẫn c̣n đủ minh mẫn để gợi lại những diễn biến mấu chốt. Hơn nữa, những chứng nhân chính, ngoài Hải Đội Trưởng Hà Văn Ngạc đă khuất núi, trở lại với Hoàng Sa cùng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 [9], vẫn c̣n nhiều cấp chỉ huy có thẩm quyền, cũng như Sĩ Quan (SQ), Hạ Sĩ Quan (HSQ) và Đoàn viên (ĐV) khác c̣n sống có thể mô tả khá trung thực những chi tiết về trận hải chiến. Một yếu tố nữa khiến các bài viết có thể giữ được yếu tố khách quan v́ áp lực theo hệ thống quân giai từ các giới chức thẩm quyền đă ngưng tồn tại, cũng như yếu tố "tuyên truyền" không c̣n cần thiết.

Ngoài ra, khi nhắc tới quyết tâm của các chiến sĩ Hải Quân VNCH trong nhiệm vụ bảo vệ lănh thổ tại Hoàng Sa, chúng ta không khỏi liên tưởng đến bức công hàm tai-hại của Ông Phạm Văn Đồng[10]. So sánh tinh thần chiến đấu anh dũng, dù trong hoàn cảnh khó khăn "lưỡng đầu thọ địch" của các chiến sĩ Việt-Nam Cộng-Ḥa với thái độ tắc trách trên, chúng ta thấy rơ đâu là chính nghĩa cao-cả bảo vệ quốc gia.

Giống như một trong những điểm xác định vị trí của chiến hạm trên hải đồ trong cuộc hành tŕnh dài, tập “Tài-liệu Hải-chiến Hoàng-Sa” này chỉ là một "kiểm điểm" (checkpoint) đánh dấu cột mốc nhỏ của dự án về Hải-Chiến Hoàng Sa mà mục tiêu tối hậu là một tập tài liệu trung thực, khách quan và khả tín được ấn hành bằng song ngữ Việt-Anh với nhiều phụ bản, h́nh ảnh, phóng đồ v.v... để các thế hệ mai sau cũng như các sử gia trên thế giới có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Mục đích trên có thể đạt được hay không c̣n tùy thuộc vào yếu tố thời gian, hoàn cảnh cũng như phương tiện cho phép.

Trước đây, các chiến hạm HQVNCH đă lướt sóng trực chỉ Hoàng Sa để đương đầu với quân xâm lăng mạnh hơn nhiều lần, thành công hay thất bại không phải là yếu tố chính v́ c̣n tùy thuộc vào nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Tinh thần phục vụ, ư chí quyết chiến để bảo vệ lănh hải mới là điều quan trọng. Tương tự, ư định hoàn tất tác phẩm đầy đủ về trận hải chiến Hoàng Sa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và chưa chắc sẽ được hoàn thành viên măn, nhưng với ư chí và quyết tâm của nhóm biên tập, cộng thêm sự trợ giúp quí báu của những người có tâm huyết c̣n nặng ḷng với sự nghiệp tiền nhân, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được ít nhiều kết quả mong muốn nào đó.

 

 

Trân trọng,

Chủ-biên: Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm


 

TRẬN HẢI CHIẾN

TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Ngày 19 tháng 1 năm 1974 

Trần Đỗ Cẩm

      ĐÔI LỜI CẢM TẠ

 

      Muốn ghi lại chính xác một sự kiện lịch sử đă xảy ra khá lâu trong quá khứ, cần tham khảo nhiều phúc tŕnh chính thức, sách vở liên quan v.v... được phổ biến rồi kiểm chứng bằng lời tường thuật của những nhân chứng mắt thấy tai nghe. Tài liệu trên giấy trắng mực đen cho chúng ta biết chính xác những chi tiết về không gian và thời gian, nhưng thường khô khan v́ thiếu phần nhân sự. Mặt khác, lời mô tả của nhân chứng tuy sống động nhưng lại thiếu trung thực v́ yếu tố chủ quan và dựa vào kư ức dễ phôi pha theo thời gian. Tuy nhiên, nếu phân tích cặn kẽ rồi tổng hợp cả hai nguồn tài liệu, chúng ta có thể có một bức tranh vừa trung thực vừa sống động.

      Từ năm 1990, chúng tôi đă bắt đầu sưu tầm bài vở, giấy tờ ghi chép về trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa xảy ra cách đây trên một phần tư thế kỷ. Rất tiếc, những tài liệu này hiện không có nhiều. Các h́nh ảnh, lệnh hành quân, phúc tŕnh chính thức v.v... của HQ/VNCH liên quan tới trận hải chiến, nếu tồn tại, đều nằm trong tay Việt Cộng. Về phía Hoa Kỳ, chúng tôi không t́m được một tài liệu chính thức nào, ngoại trừ vài ba bản tin nhỏ không mấy quan trọng đăng trong các tờ tuần báo hay nhật báo như Times, Newsweek, New York Times v.v... Khi viết thư hỏi pḥng quân sử của Hải Quân Hoa Kỳ, họ đều từ chối với lư do "không t́m ra manh mối". Phần Trung Cộng cũng chỉ có một số sách báo tuyên truyền lố bịch theo kiểu Cộng Sản, đại khái như bài thơ tả cảnh ngư dân Tàu Đỏ trèo lên chiến hạm Việt Nam liệng lựu đạn vào "lỗ châu mai". V́ vậy, bài viết như một tài liệu tham khảo này phần lớn dựa vào những cuộc phỏng vấn và hồi kư rải rác chưa hẳn chính xác của một số nhân chứng trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới trận hải chiến.

      Trong suốt khoảng thời gian sưu tầm tài liệu, chúng tôi đă nhận được sự trợ giúp quí báu của một số người liên hệ. Tác giả chân thành cảm tạ những nhân chứng sau đây đă sốt sắng trả lời các cuộc phỏng vấn và cung cấp tài liệu để chúng tôi có thể hoàn thành bài viết này:

      1. HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Đội Trưởng Hải Đội HQ/VNCH tham chiến tại Hoàng Sa. Trên cương vị một cấp chỉ huy ngoài chiến trường, ông đă cung cấp những chi tiết chính xác về trận hải chiến cũng như những lư do đưa đến nhiều quyết định chiến thuật quan trọng. Đại Tá Ngạc cũng đă có những bài viết về Hoàng Sa nhân dịp kỷ niệm 25 năm rất giá trị.

      2. HQ Trung Tá Vũ Hữu San, cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4[11]. Trung Tá San là Sĩ Quan thâm niên hiện diện trên biển tại Hoàng Sa trước khi Đại Tá Ngạc nhận quyền Hải Đội Trưởng. Là người luôn ưu ái hải quân, "mến đồng đội, thương con tàu", những lời tường thuật, hồi kư v. v... của ông là nguồn tài liệu vô giá.

      3. HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, cựu Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5. Là Hạm Trưởng của Soái Hạm, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Hải Đội, Trung Tá Quỳnh đă cho biết nhiều diễn biến quan trọng hiếm có liên quan tới trận hải chiến cũng như những hoạt động của HQ-5 tại Hoàng Sa. Nhiều tài-liệu căn-bản do Ông cung-cập.

      4. Hải Quân Trung Úy Nguyễn Đông Mai, Sĩ Quan Hải Pháo của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10. Trung Úy Mai là người sống sót lúc HQ-10 bị ch́m trong trận hải chiến. Sau khi được vớt từ bè đào thoát đưa về bệnh viện, Trung Úy Mai đă ghi vào nhật kư nhiều chi tiết chưa từng được tiết lộ liên quan tới HQ-10. Có thể nói đây là những lời tường thuật trung thực và sống động duy nhất về những giây phút cuối cùng của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo.

      5. Hạm-Trưởng Nguyễn Văn Tánh, Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ-11. Là thành phần tăng viện cùng với Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ-6, HQ-11 không tới Hoàng Sa kịp thời để tham dự trận hải chiến. Tuy nhiên Hạm Trưởng Tánh đă cung cấp nhiều chi tiết chính xác về trường hợp tham dự của HQ-11 cũng như một số chi tiết sau khi trận hải chiến đă xảy ra.

      Ngoài những nhân chứng kể trên, chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu và hồi kư về trận hải chiến tại Hoàng Sa. Tập sách "Hạm Đội HQ/VNCH" của tác giả Bảo Biển ghi chép tổng quát về trận hải chiến và một số chiến hạm, chiến đĩnh thuộc HQVNCH. Bài viết của tác giả Đào Dân là sĩ quan trên Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 kể lại nhiều chi tiết giá trị về hoạt động của chiến hạm này. Đây là những tài liệu nghiên cứu hữu ích. Ngoài ra, cuốn sách biên khảo giá trị "Địa Lư Biển Đông Với Hoàng Sa Và Trường Sa" của tác giả Vũ Hữu San cũng là nguồn tài liệu tham khảo quí báu.

      Lời cám ơn đặc biệt được chân thành gửi tới một số bạn trẻ chúng tôi chưa từng gặp mặt nhưng đă sốt sắng trợ giúp để loạt bài về trận hải chiến Hoàng Sa được trang trọng ra mắt độc giả. Những bạn trẻ này, ngoài tài năng và thiện chí, c̣n có nhiều điều đáng khâm phục hơn. Tuy trưởng thành và hấp thụ nền học vấn tại ngoại quốc, nhưng họ đă biểu lộ một tinh thần quốc gia vững chắc và nặng ḷng với các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (QLVNCH) cũng như đất mẹ Việt Nam.

      Trước hết là JW Nguyen, người chủ trương website "Việt Nam Chiến Tranh và Lịch Sử" (http://vietnam.glypto.com/) hiện được độc giả khắp nơi trên thế giới đón nhận và hoan nghênh nồng nhiệt trên Internet. Với tài năng sáng tạo tuyệt vời và trực giác thẩm mỹ bén nhậy, "webmaster" JW Nguyen đă tích cực cố vấn và trợ giúp phần kỹ thuật tŕnh bày các "webpages" khiến những gịng chữ khô khan, h́nh ảnh rời rạc phối hợp chặt chẽ thành những bức tranh vô cùng linh hoạt.

      Ngoài mặt tŕnh bày, chúng tôi c̣n được sự trợ giúp quí báu về phần h́nh ảnh của một bạn trẻ có nhiều năng khiếu thiên bẩm khác. Đó là anh Trương Văn Quang hiện cư ngụ tại Australia đă cung cấp một số h́nh ảnh hiếm có dùng trong bài viết. Anh Quang có đặc tài sưu tầm h́nh ảnh, tài liệu, và xây dựng những mô h́nh bằng plastic liên quan tới các Quân Binh Chủng VNCH. Đặc biệt về Hải Quân, anh có một bộ sưu tập gồm đầy đủ các h́nh ảnh về chiến hạm, chiến đĩnh cũng như huy hiệu của các đơn vị Hải Quân VNCH. Anh đă thực hiện nhiều cuộc triển lăm mô h́nh và h́nh ảnh QLVNCH được giới thưởng ngoạn nhiệt liệt hoan nghênh.

      Ngạn ngữ có câu: "Một tấm h́nh bằng ngàn chữ viết". Nếu độc giả nhận thấy những tấm h́nh do hai người bạn trẻ nói trên sưu tầm, tô điểm và sắp đặt c̣n giá trị hơn chính bài viết, điều này cũng không lấy ǵ làm lạ!

      Sau cùng, chúng tôi cũng cám ơn nhiều thân hữu, bạn bè khác đă trợ giúp và khuyến khích để bài viết được thành h́nh. Tác giả cũng cám ơn quí độc giả đă bỏ th́ giờ quí báu theo dơi trận hải chiến tại Hoàng Sa. Những ư kiến phê b́nh và chi tiết đóng góp sẽ được trang trọng đón nhận để bài viết thêm đầy đủ và chính xác.

     

      Trân trọng.

(Viết năm 1998, tu chỉnh tháng 1 năm 2004)

 


 

I. PHẦN MỞ ĐẦU

       Vào đầu năm 1974, trong lúc t́nh h́nh chiến sự tại Việt Nam trở nên vô cùng sôi động với các trận đánh lớn diễn ra trên khắp bốn vùng chiến thuật, ngoài khơi Biển Đông đă xảy ra một trận hải chiến có tầm vóc lịch sử giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng. Trận hải chiến này có hậu quả vô cùng quan trọng, không những liên quan tới cục diện an ninh Việt Nam, vùng Đông Nam Á mà cả toàn cầu.

      Về phương diện lịch sử, đây là lần đầu tiên kể từ thế kỷ thứ 13 khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dưới thời nhà Trần đánh thắng quân Mông Cổ, Nam quân lại đụng độ với Bắc quân trên mặt biển. Về mặt hậu quả, sau khi lấn chiếm Hoàng Sa, Trung Cộng đă công khai gây hấn với các quốc gia láng giềng tại Đông Nam Á, thực hiện kế hoạch bành trướng tại Biển Đông nhằm khống chế và uy hiếp toàn vùng. Riêng đối với Việt Nam, việc Trung Cộng ngang nhiên xua quân xâm lấn quần đảo Hoàng Sa lại càng quan trọng, v́ đây mới chỉ là bước đầu đưa tới hành động tiến xa hơn về phía Nam, thôn tính luôn quần đảo Trường Sa và làm bá chủ Biển Đông. Mất Hoàng Sa và Trường Sa, hai tiền đồn chiến lược che chở trước mặt, không những Việt Nam bị mất hết quyền lợi kinh tế tại Biển Đông mà c̣n bị hoàn toàn khống chế về mặt pḥng thủ chiến lược.

      Cũng như những lần đụng độ trước đây với kẻ thù truyền kiếp, tuy lực lượng xâm lăng phương Bắc mạnh hơn gấp nhiều lần, các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă noi gương Thánh Tổ Trần Hưng Đạo anh dũng chiến đấu, gây cho địch những tổn thất nặng nề. Qua ḍng lịch sử của hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi kẻ thù mạnh th́ chúng ta kiên nhẫn lùi bước, lănh thổ quốc gia tạm thời bị ngoại nhân xâm chiếm. Nhưng Việt Nam ta "hào kiệt thời nào cũng có", sớm muộn ǵ gia sản của tổ tiên cũng sẽ được khôi phục, và các quần đảo thân yêu Hoàng Sa cùng Trường Sa sẽ măi măi là phần lănh thổ bất khả phân của tổ quốc Việt Nam.

      Tuy nhiên, trong thời đại giao thông tiến bộ vượt bực như ngày nay, mọi tranh chấp giữa các quốc gia không chỉ đơn thuần liên quan tới những phe liên hệ, mà không ít th́ nhiều cũng ảnh hưởng tới nền an ninh của toàn vùng hay toàn cầu. Việc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng về quần đảo Hoàng Sa cũng không ngoại lệ. Do đó, để hiểu rơ tầm quan trọng của trận hải chiến Hoàng Sa, chúng ta cần biết rơ bối cảnh quân sự cũng như chính trị tại vùng Đông Nam Á cũng như trên thế giới lúc bấy giờ.

 

 II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

        Vào thời điểm năm 1972, qua sự trung gian của Ngoại Trưởng Kissinger, Hoa Kỳ đă dùng chính sách ngoại giao "bóng bàn" để ve văn Trung Cộng. Thế giới lúc đó gồm các cường quốc Hoa Kỳ, Nga Sô và Trung Cộng được chia ba theo thế "chân vạc" như thời Tam Quốc. Phe nào chiếm được đa số sẽ nắm phần lợi thế.

      Đối với Hoa Kỳ, tuy cả Nga Sô lẫn Trung Cộng đều là các quốc gia Cộng Sản, nhưng Nga Sô vẫn luôn luôn là kẻ thù chính cần phải loại bỏ trước. V́ vậy, nếu thuyết phục được Trung Cộng trở thành đồng minh, phe Hoa Kỳ sẽ có hai trong ba chân vạc, Nga Sô bị cô lập ở thế "lưỡng đầu thọ địch" không sớm th́ muộn cũng sẽ bị sụp đổ. Lúc đó, Hoa Kỳ sẽ tay đôi "một chọi một" với Trung Cộng và có lẽ sẽ không cần dùng tới sức mạnh quân sự mà chỉ cần mở mặt trận kinh tế cũng đă đủ chi phối được một nước Trung Hoa tuy rộng lớn, đông dân nhưng nghèo đói. Khi Trung Hoa đă nằm trong quĩ đạo kinh tế thị trường do Hoa Kỳ chủ động, ngoài việc Hoa Kỳ sẽ mặc t́nh thao túng mà c̣n mở cửa được một thị trường tiêu thụ khổng lồ trên một tỷ dân khiến nền kinh tế thêm thịnh vượng. Đề cập tới tầm quan trọng của sự bành trướng thị trường này, một chuyên gia trong giới kinh tế, tài chánh Hoa Kỳ thường ao ước: "Chỉ cần mỗi người dân Trung Cộng uống một lon Coca Cola và ăn một cái Hamburger mỗi năm, nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ".

      Về phía Trung Cộng, tuy biết rơ âm mưu thôn tính bằng kinh tế của Hoa Kỳ, nhưng cũng không thể làm ǵ hơn. Sau hơn một nửa thế kỷ cùng người anh em Nga Sô theo chế độ Xă Nghĩa Mác Lê, Trung Cộng đă không t́m được thiên đường Cộng Sản mà chỉ thấy địa ngục đói khổ, dân chúng ngày càng ta thán nên cuối cùng cũng phải theo tiếng gọi của bao tử. Thà theo kẻ thù "Tư Bản" mà được ăn no c̣n hơn đọc thánh kinh của họ Mao với chiếc bụng rỗng.

      V́ vậy, cuộc viếng thăm thủ đô Bắc Kinh của Tổng Thống Nixon đă đánh dấu sự thành công của chính sách "ngoại giao bóng bàn". Ngoài những quyền lợi về kinh tế và chính trị, kể từ nay Hoa Kỳ cũng không c̣n phải bận tâm về "ḷ thuốc súng Đông Nam Á" v́ đă có đồng minh mới Trung Cộng ghé vai gánh vác. Được Hoa Kỳ chính thức bàn giao, Trung Cộng cũng thấy đây là cơ hội bằng vàng để thực hiện giấc mộng bá chủ vùng Đông Nam Á của ḿnh. Hành động đầu tiên trong tham vọng này là xua quân xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Về phía Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh chính sách bỏ rơi vùng Đông Dương bằng cách bán đứng miền Nam Việt Nam chỉ vài năm sau đó.

      Do đó, khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra vào năm 1974, đồng minh Hoa Kỳ chẳng những đă không trợ giúp Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) về phương diện quân sự cũng như ngoại giao, mà trước đó, c̣n dọa dẫm và khuyến cáo Hải Quân VNCH đừng tham chiến. Chính các sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không dám nghĩ rằng Hải Quân Việt Nam sẽ ra khơi v́ lực lượng đôi bên quá chênh lệch. Những "cố vấn" kiêm chuyên gia về Hải Quân này dự đoán rằng các chiến hạm Việt Nam sẽ lặng lẽ rút lui bỏ mặc quần đảo Hoàng Sa thân yêu êm thấm rơi vào tay giặc. Những ước đoán trên căn cứ vào thái độ của Hoa Kỳ lúc đó, cho biết Hải Quân của họ dù đang làm bá chủ Biển Đông, cũng đứng ngoài ṿng tranh chấp.

      Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng không đồng ư để Việt-Nam xử dụng các khinh tốc đĩnh (PT boat) tại Đà Nẵng. Các chiến-đĩnh này do thủy thủ đoàn Việt Nam điều khiển, nhưng Hoa Kỳ kiểm soát. Ngay tới khi trận hải chiến đă kết thúc, lực lượng HQ Hoa Kỳ vẫn c̣n từ chối tiếp cứu những thủy thủ Việt Nam lâm nạn, một điều trái ngược hẳn với qui luật của người đi biển. Cho tới nay, chúng tôi đă nhiều lần viết thư yêu cầu pḥng Quân Sử của Hải Quân Hoa Kỳ cung cấp những dữ kiện đă được giải mật về trận Hải Chiến Hoàng Sa, nhưng lúc nào họ cũng trả lời "không có bất cứ một tài liệu nào liên quan trong hồ sơ lưu trữ". Đây là một điều rất khó tin v́ lúc đó, Hải Đoàn 77 (Task Force 77) của HQ Hoa Kỳ gồm nhiều mẫu hạm và các chiến chạm yểm trợ tổng cộng gần 20 tàu chiến đang hoạt động tại vị trí "Yankee" (Yankee Station) trong Vịnh Bắc Việt, cách Hoàng Sa về phía Đông Bắc không xa. Thật sự Hoa Kỳ có hoàn toàn "không biết" hay đứng ngoài vụ tranh chấp hay không? Hoa Kỳ đă "mũ ni che tai" v́ lư do ǵ? Mời độc giả tuần tự theo dơi các diễn biến của trận hải chiến tại Hoàng Sa, hy vọng sẽ t́m được câu trả lời.

      Ngoài sự dự đoán của Hoa Kỳ cũng như của Trung Cộng, Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa dù đơn độc và cô thế "lưỡng đầu thọ địch" cũng đă dùng hết sức tham chiến. Các chiến sĩ áo trắng đă can đảm nổ súng vào quân xâm lăng và chiến đấu đến tận cùng khả năng của ḿnh. Sau trận hải chiến, dư luận báo chí quốc tế đă bày tỏ nhiều thiện cảm qua những bài b́nh luận rất thuận lợi cho Việt Nam trong khi lên án quân xâm lược Trung Cộng.

      Trước khi đi sâu vào chi tiết trận hải chiến, tưởng cũng cần nêu lên một vài điểm liên quan đến việc sưu tầm tài liệu. Nói chung, đây là việc rất khó khăn v́ đa số đă bị thất lạc hoặc vùi chôn trong quá khứ.

      Thứ nhất, trận hải chiến xảy ra cách đây đă lâu nên những chi tiết ngay cả đối với những người đă trực tiếp tham dự không ít th́ nhiều cũng bị mai một với thời gian. Vả lại, mỗi nhân chứng tùy theo vị trí và hoàn cảnh sẽ có tầm nh́n và nhận xét khác nhau, do đó việc tường thuật trung thực mọi chi tiết như một máy quay phim thiết tưởng không thể nào thực hiện được. Thứ hai, tuy đă có một số bài viết về Hoàng Sa nhưng những tài liệu này phần lớn dựa vào kư ức nên thiếu chính xác và chưa đủ để nói lên tầm vóc quan trọng của biến cố lịch sử này. Thứ ba, v́ miền Nam đă bị Cộng Sản xâm chiến nên những tài liệu chính thức như các phúc tŕnh hậu hành quân của các chiến hạm tham chiến cũng như của Bộ Tư Lệnh Hải Quân (BTL/HQ) rất khó sao lục lại. Theo HQ Trung Tá Vũ Hữu San, báo Le Courier du Vietnam cho biết ngày nay c̣n có một bản Tổng Kết Hải Chiến Hoàng Sa của BTL/HQ tŕnh BTTM/QLVNCH lưu giữ tại Hà Nội.

      V́ những lư do trên, tuy khả năng và hoàn cảnh hạn hẹp, chúng tôi cũng cố gắng thuật lại trận hải chiến tại Hoàng Sa, càng gần với sự thật càng tốt, căn cứ vào những tài liệu thâu thập được phối kiểm với lời kể lại của các nhân chứng. Tác giả may mắn và hănh diện được là bạn cùng khóa 11 Sĩ Quan Hải Quân (SQHQ) Nha Trang với hai trong số bốn vị Hạm Trưởng tham chiến, đó là HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5. Hai Hạm Trưởng c̣n lại là HQ Trung Tá Lê Văn Thự (Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16) thuộc khóa 10 SQHQ Nha Trang và cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà thuộc khoá 12 SQHQ Nha Trang là các khóa sinh sát trên và dưới trong lúc cùng học tại Nha Trang nên cũng có dịp quen biết ít nhiều.

      Ngoài ra, chúng tôi cũng có dịp tiếp chuyện nhiều lần với HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc là Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật trong trận hải chiến tại Hoàng Sa. Chúng tôi cũng cám ơn anh bạn trẻ Trương Văn Quang hiện cư ngụ tại Úc Châu đă trợ giúp sưu tầm nhiều h́nh ảnh và chi tiết hiếm có. Nhưng dù sao, bài viết này chắc chắn sẽ c̣n rất nhiều thiếu sót và kém chính xác, tác giả mong mỏi sẽ được những người biết chuyện thẳng thắn phê b́nh xây dựng và bổ túc để phần tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa được thêm đầy đủ. Chúng tôi hoàn toàn ư thức được rằng dù bao nhiêu báo chí sách vở cũng không sao tường thuật đầy đủ và nói hết được tầm quan trọng của biến cố lịch sử Hoàng Sa. V́ vậy bài viết này chỉ mang mục đích đóng góp nhỏ nhoi vào kho tài liệu hải sử, với kỳ vọng những người khác hoặc thế hệ mai sau sẽ thực hiện một pho Hải Sử đầy đủ xứng đáng với tinh thần hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ Hoàng Sa.

      Để dễ dàng theo dơi, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về vị trí và đặc điểm của quần đảo Hoàng Sa, sau đó tŕnh bày chi tiết về trận hải chiến và cuối cùng sẽ nêu lên một số nhận xét và b́nh luận.

Bản đồ Biển Đông. Quần-đảo Hoàng-Sa ở phía Bắc, quần-đảo Trường-Sa ở phía Nam.

 

III. KHÁI LƯỢC VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

1. BIỂN ĐÔNG, XÁC ĐỊNH MỘT DANH TỪ

       Trên các bản đồ cũng như hải đồ quốc tế, vùng biển cực Tây của Thái B́nh Dương nằm về phía Nam lục địa Trung Hoa thường được gọi là South China Sea. Theo thông lệ, các nhà hàng hải thời xưa thường lấy tên khu vực đất liền lân cận để đặt tên vùng biển tiếp giáp. V́ vậy, trên bản đồ, chúng ta thấy những tên biển quen thuộc như: Biển Ấn Độ hay Ấn Độ Dương (Indian Ocean), Biển Nhật Bản (Sea of Japan), Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin), Vịnh Thái Lan (Gulf of Thailand) hay Vịnh Mễ Tây Cơ (Gulf of Mexico) v.v...

      Do đó, South China Sea chỉ đơn thuần được dùng để chỉ vùng biển nằm về phía Nam lục địa Trung Hoa. Tuy có chữ "China" trong đó nhưng danh từ này không bao hàm ư nghĩa "của" hay "thuộc về" Trung Hoa, cũng như Vịnh Mễ Tây Cơ không phải là tài sản riêng của Mexico. Sở dĩ cần xác định như trên để tránh những hiểu lầm, v́ rất có thể khi thấy chữ "China", một số người có thể vội vàng ngộ nhận là "của Trung Hoa".

      Riêng đối với người Việt Nam, tuy South China sea ở phía Nam Trung Hoa, nhưng lại nằm về hướng Đông của Việt Nam, nên thiết tưởng "Biển Đông" là tên chính xác để mệnh danh vùng biển thân yêu này. Hơn nữa, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đă có danh từ Biển Đông. Bằng chứng là những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc như:

"Dă tràng xe cát Biển Đông,

Nhọc ḿnh mà chẳng nên công cán ǵ"

       Hoặc "Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn". Trong bài "Văn Tế Cá Sấu" bằng tiếng Nôm của đại học sĩ Nguyễn Thuyên cũng có câu như sau:

"Ngạc ngư kia hỡi mày có hay,

Biển Đông rộng răi là nơi mày,

Phú Lương đây thuộc nơi Thánh vực,

Lạc lối đâu mà lại tới đây?"

      Nhận xét như trên, chúng tôi mạnh dạn đề nghị các sách báo của người Việt nên dùng danh xưng Biển Đông để thay thế cho từ ngữ Nam Hải hay South China Sea. Đây không những là một việc làm "danh chính ngôn thuận", mà c̣n nhắc nhở chúng ta luôn luôn nhớ đến vùng biển thân thiết nằm về phía Đông nước Việt đă gắn liền với vận mạng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử.     

2 . VỊ TRÍ

       Trên bản đồ hàng hải, quần đảo Hoàng Sa là một chuỗi gồm trên 100 đảo nhỏ nằm ngoài khơi Việt Nam, giữa kinh tuyến 111 độ - 113 độ Đông và vĩ tuyến 15 độ 45 - 17 độ 05 Bắc. Nói khác đi, quần đảo này cách bờ biển Đà Nẵng chừng 170 hải lư (khoảng 300 cây số) về hướng Đông và có khoảng cách đều từ 400 hải lư đến 500 hải lư (720 cây số đến 900 cây số) đối với các hải cảng Sài G̣n, Hải Pḥng, Hương Cảng và Manila. Theo truyền thuyết, toán thám sát dưới triều vua Gia Long báo cáo quần đảo này có nhiều băi cát vàng, v́ vậy nên được đặt tên là Hoàng Sa.  

3. ĐỊA THẾ    

      Trên các hải đồ quốc tế, quần đảo Hoàng Sa được gọi là Paracel Islands hay Paracels. Có người cho rằng tên Paracel bắt nguồn từ chữ Bồ Đào Nha "Paracel" có nghĩa là "đá ngầm". Giả thuyết này nghe cũng khá hợp lư v́ mấy thế kỷ trước đây, dân Bồ Đào Nha (Portugal) và Tây Ban Nha (Spain) có rất nhiều hải thuyền nổi tiếng chu du thám hiểm ṿng quanh thế giới. Đi tới đâu, họ dùng ngôn ngữ của nước ḿnh để đặt tên cho những vùng biển hay đất lạ chưa được ghi chép trên bản đồ. Hơn nữa, các đảo trong vùng Hoàng Sa thường rất thấp, chỉ cao chừng vài ba thước trên mặt biển nên trông như những băi đá ngầm khi thủy triều lên. Giả thuyết thứ hai cho rằng "Paracel" là tên một thương thuyền thuộc công ty Đông Ấn của người Anh bị mắc cạn và ch́m tại vùng Hoàng Sa vào khoảng thế kỷ thứ 16. Chúng tôi thiết nghĩ giả thuyết thứ hai này có vẻ hữu lư hơn, v́ trong quần đảo Hoàng Sa c̣n có nhóm đảo Amphitrite lấy tên của một tàu Pháp gặp nạn tại Hoàng Sa khi vượt biển buôn bán với Trung Hoa vào thế kỷ thứ 17.

      Theo các bản đồ cổ của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa mang tên băi Cát Vàng hay Cồn Vàng v́ cát tại đây thường có màu vàng, nhất là tại đảo Quang Ḥa. Người Trung Hoa gọi vùng Hoàng Sa là Hsisha hay Xisha Quandao tức là Tây Sa quần đảo.

      Quần đảo Hoàng Sa gồm có rất nhiều đảo lớn, đảo nhỏ, cồn cát, băi cát, đá ngầm v.v... nên rất khó xác định tổng cộng có bao nhiêu "đơn vị". Đảo cao nhất là Rocky Island nhô cao khỏi mặt nước chừng 20 thước. Sách cổ Việt Nam cho biết có cả thảy chừng 130 đảo, cồn, băi v.v... Tuy nhiên, trên các hải đồ quốc tế chúng ta thấy chỉ ghi nhận vài ba chục đảo lớn. Tưởng cũng cần nói thêm, ngoài các đảo, cồn và đá nổi cao khỏi mặt nước, vùng Hoàng Sa c̣n có hai băi ngầm (Bank hay Shoal) rất lớn luôn luôn ch́m dưới mực nước biển, đó là Macclesfield và Scarborough Shoal nằm về hướng Đông. Những băi ngầm hay vùng nước cạn giữa biển này rất nguy hiểm cho các tàu bè qua lại v́ khi thời tiết tốt, mặt biển trông rất phẳng lặng b́nh yên không có dấu hiệu de dọa nào, chỉ khi trời nổi sóng gió mới thấy những lượng sóng bạc đầu trên các vùng băi hay đá ngầm.

      Nếu chỉ kể riêng những đảo (đá, đất, băi cát, cồn ... cao hơn mặt biển), quần đảo Hoàng Sa được các nhà hàng hải chia thành hai nhóm chính: đó là nhóm Trăng Khuyết và nhóm An Vĩnh.     

A. Nhóm Trăng Khuyết (Crescent Group - xem bản đồ quần đảo Hoàng Sa)

      Những đảo thuộc nhóm này kết hợp lại thành một h́nh cánh cung hay lưỡi liềm nên được đặt tên là Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, tên quốc tế là Crescent hay Croissant. Đây là nhóm đảo quan trọng nhất nằm về phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, tức là gần với đất liền Việt Nam nhất. Nhóm này gồm 7 ḥn đảo chính và một số băi ngầm.     

1. Đảo Hoàng Sa (Pattle Island)

      Đây là ḥn đảo chính của quần đảo, nhưng lại không phải là đảo lớn nhất. Đảo này h́nh bầu dục, chiều dài khoảng 950 thước, rộng khoảng 650 thước. Các cơ sở quân sự, đài khí tượng, hải đăng, cầu tàu ... được đặt trên ḥn đảo này. Những cơ sở nói trên đa số được thiết lập từ thời Pháp, đều thuộc quyền sở hữu của VNCH. Ngoài ra c̣n có các kiến trúc khác như Miếu Bà, Nhà Thờ, bia chủ quyền Việt Nam và đường xe gọng dẫn ra cầu tàu để chuyển vận phân bón. V́ là đảo chính có nhiều cơ sở hành chánh nên được dùng làm tên chung cho cả quần đảo.

      Đảo Hoàng Sa đủ lớn để thiết lập một phi đạo ngắn tầm. Vào đầu năm 1974, VNCH dự trù xây cất một phi trường tại đây nhưng khi toán công binh thám sát được tàu Hải Quân chở ra tới nơi th́ đảo đang bị Trung Cộng lấn chiếm. Dưới thời VNCH, có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Ḥa Vang thuộc tiểu khu Quảng Nam đồn trú thường trực.     

2. Đảo Cam Tuyền (hay Hữu Nhật - Robert Island)

      Đảo mang tên một xuất đội dưới triều nhà Nguyễn tên thật là Nguyễn Hữu Nhật. Diện tích đảo này chừng 0.32 cây số vuông, nằm cách đảo Hoàng Sa chừng 3 hải lư về hướng Nam. Đảo có một ṿng san hô bao chung quanh, có chỗ ăn liền tới bờ đảo.     

3. Đảo Duy Mộng (Drummond Island)

      H́nh bầu dục, cao chừng 4 thước trên mặt biển, diện tích chừng 0.41 cây số vuông. Nước tương đối sâu, tàu lớn có thể vào sát bờ chỉ cách vài ba trăm thước. Trước trận hải chiến tại Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, đa số các chiến hạm Trung Cộng tập trung quanh đảo này.     

4. Đảo Quang Ảnh (hay Vĩnh Lạc - Money Island)

      Quang Ảnh là tên một vị đội trưởng dưới triều Nguyễn tên thật là Phạm Quang Ảnh. Vào thời vua Gia Long, vị đội trưởng này thường đem hải thuyền ra Hoàng Sa để thu lượm hải vật. Đảo cao chừng 6 thước, diện tích gần nửa cây số vuông. Chung quanh đảo có nhiều đá ngầm và san hô rất nguy hiểm cho tàu bè.     

5. Đảo Quang Ḥa (Duncan Island)

      Là ḥn đảo lớn nhất trong nhóm Trăng Khuyết với diện tích chừng nửa cây số vuông. Quanh đảo là băi cát mầu vàng, có lẽ v́ vậy mà cả quần đảo mang tên Hoàng Sa, băi Cát Vàng hay Cồn Vàng. V́ có nhiều đảo nhỏ nối liền với nhau bằng giải cát ch́m ngầm dưới biển khi nước lớn nên có một số hải đồ chia đảo này thành hai đảo Quang Ḥa Đông và Quang Ḥa Tây. Chung quanh đảo có ṿng san hô bao bọc.

      Trong trận hải chiến giữa HQ/VNCH và Trung Cộng, chiến hạm đôi bên đă đụng độ tại mặt Tây của đảo này, chỉ cách mấy hải lư.     

6. Đảo Bạch Quỷ (Passu Island)          

      Đảo cấu tạo bằng san hô, rất thấp, chỉ nhú lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Đảo rất trơ trọi khiến người khó có thể sinh sống.

     

7. Đảo Tri Tôn (Triton Island)

      Gần với đất liền Việt Nam nhất. Đảo trơ trọi toàn đá và san hô chết.

     

8. Các Băi Ngầm

      Ngoài các đảo chính nêu trên trong vùng biển thuộc nhóm Trăng Khuyết c̣n có một số băi ngầm đáng kể và rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại sau đây:

- Băi Antelope Reef: gồm toàn san hô ngầm, nằm về phía Nam đảo Hữu Nhật và phía Đông đảo Quang Ảnh.

- Băi Vuladdore: nằm về hướng Đông Nam của nhóm Trăng Khuyết, các chừng 20 hải lư.

- Băi Discovery Reef: là băi ngầm lớn nhất. Đây là một ṿng rộng toàn san hô, chiều dài chừng 15 hải lư và rng chừng 5 hải lư.

     

B. Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group)     

      Nằm về hướng Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa. An Vĩnh nguyên là tên của một xă thuộc tỉnh Quảng Ngăi thời trước. Sách Đại Nam Thực Lục Tiên Biên chép về xă này như sau: "Ngoài biển xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn, Quảng Ngăi có hơn 100 cồn cát kéo dài tới không biết mấy ngàn dậm, tục gọi là Vạn Lư Hoàng Sa Châu ... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn có đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xă An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm th́ tới nơi ... "

      Nhóm An Vĩnh c̣n có tên là Amphitrite hay Tuyên Đức, gồm nhiều đảo tương đối lớn và cao. Sau đây là một số đảo chính:

- Đảo Phú Lâm.

- Đảo Cây, c̣n gọi là đảo Cù Mộc.

- Đảo Lincoln.

- Đảo Trung.

- Đảo Bắc.

- Đảo Nam.

- Đảo Tây.

- Đảo Ḥn Đá.

      Hải đảo quan trọng nhất trong nhóm An Vĩnh là đảo Phú Lâm, c̣n gọi là Woody Island nằm cạnh đảo Ḥn Đá nhưng diện tích lớn hơn nhiều.

      Trước đệ nhị thế chiến, ngưới Pháp tại Đông Dương đă khai thác những đảo thuộc nhóm An Vĩnh. Họ cũng thiết lập tại đây một đài khí tượng giống như trên đảo Hoàng Sa. Sau thế chiến thứ hai, người Pháp tại Đông Dương phái chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm lại các đảo tại vùng Hoàng Sa từ tay người Nhật vào tháng 6 năm 1946. Nhưng sau đó v́ chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, Pháp phải rút quân về đất liền. Lợi dụng cơ hội Hoàng Sa bị bỏ trống, Trung Hoa lấy cớ giải giới quân Nhật đă lén đổ quân lên đảo Phú Lâm rồi chiếm đóng đảo này. Ngoài ra, họ cũng tiến xa hơn về phía Nam, chiếm luôn đảo Thái B́nh (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

      Vào ngày 13 tháng 1 năm 1947, người Pháp tại Đông Dương chính thức phản kháng hành động chiếm đóng các hải đảo bất hợp pháp của Trung Hoa và phái chiến hạm Le Tonkinois ra Hoàng Sa. Thấy đảo Phú Lâm đă bị chiếm đóng và pḥng thủ kỹ lưỡng, chiến hạm này quay về đảo Hoàng Sa (Pattle Island) để đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam lên giữ đảo. Khi Trung Hoa Dân Quốc phải bỏ Hoa Lục chạy sang Đài Loan, họ cũng rút quân ở đảo Phú Lâm và Thái B́nh về. Măi tới 7 năm sau khi làm chủ được lục dịa, Trung Cộng mới cho quân chiếm đóng Đảo Phú Lâm vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956.

      Trong nhóm An Vĩnh, ngoài Phú Lâm c̣n có một ḥn đảo quan trọng khác, đó là đảo Lincoln, nằm về phía Đông của nhóm. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa với diện tích chừng 1.6 cây số vuông hay tương đương 400 acres, bề cao chừng 3 - 4 thước.

      Hiện nay, dự đoán có chừng 4,000 quân Trung Cộng chiếm đóng trên các đảo tại vùng Hoàng Sa.

     

4. CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA     

      Vào thế kỷ thứ 18, bộ sách "Phủ Biên Tạp Lục" của ông Lê Quí Đôn đă đề cập tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đă khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ "Hoàng Việt Địa Dư Chí" được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834 và cuốn "Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí" của Phan Huy Chú (1782 - 1840).

      Hơn nữa, bộ "Đại Nam Nhất Thống Chí" trong cuốn nói về tỉnh Quảng Ngăi có kể việc Chúa Nguyễn cho thành lập đội Hoàng Sa gồm 70 người cứ mỗi năm vào tháng 3 th́ ra đảo thu lượm hải vật rồi trở về vào tháng 8. Vào năm Minh Mạng thứ 16, nhà vua cũng sai quan quân dùng thuyền chở gạch đá ra dựng một ngôi chùa và bia chủ quyền tại đảo Hoàng Sa có khắc hàng chữ nôm "Minh Mạng năm thứ 16".

      Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Đức Giám mục Taberd đă viết trong cuốn sách "Địa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của họ" (Universe, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau:

      "Tôi không kể dài ḍng về những đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đă chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những ḥn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các băi cát mà những người đi biển đều kinh hăi. Tôi không rơ họ có thiết lập cơ sở ǵ ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Đế Gia Long nhất định muốn mở rộng lănh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đă long trọng trương lá cờ tại đây".

      Trong tác phẩm "Hồi kư về Đông Dương", ông Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đă chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816.

      Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cơi Đông Dương, họ cũng tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo Tuyên Đức và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Đại diện người Anh tại Bắc Kinh đ̣i nhà Thanh phải bồi thường v́ có một số đồng được đem về bán tại đảo Hải Nam. Nhưng chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.

      Các quốc gia trong vùng Đông Nam Á cũng mặc nhiên công nhận chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Vào đầu thế kỷ 20, một công ty Nhật tên Motsli Bussan Kaisha đă đệ đơn xin chính quyền Pháp tại Đông Dương cấp quyền đặc nhượng khai thác phosphate tại đây. Năm 1925, tàu Lanessan chở phái đoàn nghiên cứu của Hải Học Viện Nha Trang ra thám sát quần đảo Hoàng Sa. Phái đoàn này xác nhận Hoàng Sa là một phần của lănh thổ Việt Nam v́ dính liền với thềm lục địa Việt Nam.

      Tại hội nghị San Francisco vào ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Việt Nam cũng đă lên tiếng xác nhận chủ quyền Việt Nam tại các hải đảo thuộc Biển Đông. Ông tuyên bố trước hội nghị: "Chúng ta cần phải lợi dụng mọi cơ hội để dập tắt mầm mống chiến tranh, v́ vậy chúng tôi xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đến nay vẫn luôn luôn là những thành phần của lănh thổ Việt Nam". Trong tổng số 51 quốc gia tham dự, không một quốc gia nào - kể cả Trung Hoa - lên tiếng phản đối nên lời tuyên bố này đă được ghi vào biên bản của hội nghị.

      Dưới thời Pháp thuộc, Việt Nam đă thiết lập những cơ sờ hành chánh tại Hoàng Sa qua nghị định số 156-SC ngày 15-6-1932 của Toàn Quyền Đông Dương. Trong đạo dụ số 10 kư ngày 30-3-1938, Hoàng Đế Bảo Đại sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên.

      Ngày 5-5-1938, Toàn Quyền Đông Dương thiết lập hai đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa. Đó làđơn vị Trăng Khuyết và phụ cận (délégation du Croissant et dépendences) và đơn vị Tuyên Đức và phụ cận (délégation de l'Amphitrite et dépendences).

      Ngày 13-7-1961 dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ban hành sắc lệnh số 175-NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay v́ tỉnh Thừa Thiên và đặt tên là xă Định Hải thuộc quận Ḥa Vang.

      Dưới thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, nghị định số 709-BNV-HC ngày 21-10-1969 của Thủ Tướng Chính Phủ đă sát nhập xă Định Hải vào xă Ḥa Long cũng thuộc quận Ḥa Vang, tỉnh Quảng Nam.

     

 

IV. NHỮNG DIỄN BIẾN TRƯỚC

TRẬN HẢI CHIẾN 

 

      Vụ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đột ngột trở nên sôi động vào ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang nằm trong tay Việt Nam Cộng Ḥa là một phần lănh thổ của họ. Để làm hậu thuẫn cho những lời tuyên bố vô căn cứ,Trung Cộng (TC) phái nhiều tàu đánh cá vơ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng VNCH chiếm đóng.

      Ngay ngày hôm sau 12-1-74, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc của VNCH đă cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Cộng, đồng thời Bộ Tư Lệnh HQ/VNCH cũng chuẩn bị tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc đó, chỉ có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Ḥa Vang, tiểu khu Quảng Nam gồm 24 người đóng tại đảo Hoàng Sa cùng với 4 nhân viên đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân VNCH trú đóng.

      Trong các ngày kế tiếp, TC tiếp tục đổ người lên các đảo khác. Tính cho đến ngày 15-1-74, quân TC đă chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Ḥa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).     

1. Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) tới Hoàng Sa     

      Để bảo vệ chủ quyền chính đáng tại Biển Đông, ngày 15-1-74, BTL/HQ/V1DH ra lệnh cho HQ-16 trực chỉ Hoàng Sa để tăng cường cho lực lượng trú pḥng, đồng thời dùng biện pháp ôn ḥa yêu cầu lực lượng Trung Cộng rời khỏi lănh hải VNCH. Tuần Dương Hạm (TDH) Lư Thường Kiệt c̣n chở thêm một phái đoàn Công Binh 6 người thuộc BTL/Quân Đoàn I gồm 1 Thiếu Tá trưởng đoàn, 2 Trung Úy và 2 Trung Sĩ Công Binh. Tháp tùng theo phái đoàn c̣n có 1 nhân viên dân sự thuộc Toà Tổng Lănh Sự HK tại Đà Nẵng, và HQ Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc BTL/HQ/V1DH. Phái đoàn này có nhiệm vụ thám sát địa thế để thiết lập một phi trường nhỏ trên đảo Hoàng Sa.

      HQ-16 do HQ Trung Tá Lê Văn Thự (khóa 10 SQHQ Nha Trang) làm Hạm Trưởng. Hạm Phó là HQ Thiếu Tá Trần Văn Hoa Em (khóa 11 SQHQ Nha Trang) lúc đó nghỉ phép không có mặt trên chiến hạm.Cơ khí trưởng là Đại Úy CK Hiệp (khóa 14 SQHQ Nha Trang). Đúng ra, HQ-16 đă măn hạn tuần dương tại Vùng I, đang chuẩn bị trở về Sài G̣n nghỉ bến để ăn tết Giáp Dần. Công tác phụ trội tại Hoàng Sa của HQ-16 được dự trù sẽ chấm dứt trong ṿng 5 ngày. T́nh trạng khiển dụng của chiến hạm tương đối khả quan, nhưng quân số không được đầy đủ v́ gần Tết nên nhiều người đi phép, chờ chiến hạm trở về Sài G̣n mới tŕnh diện.

      Sáng ngày 16 tháng 1, HQ -16 tới Hoàng Sa, sau đó thả một xuồng đổ bộ gồm 4 nhân viên cơ hữu để đưa 6 người trong phái đoàn thám sát lên đảo Hoàng Sa. Công tác hoàn tất tốt đẹp không có ǵ trở ngại. Sau đó, chiến hạm tiếp tục công tác tuần dương và phát hiện một số tàu lạ đang lảng vảng trong vùng đảo Cam Tuyền (Robert) về phía Nam. HQ-16 liền đổi đường tới gần để điều tra. Đây là những tàu tương đối nhỏ như loại tàu đánh cá sơn màu xanh đậm có bề ngang và đài chỉ huy khá lớn như loại tàu quân sự. Chiến hạm dùng đèn hiệu để liên lạc yêu cầu các tàu lạ cho biết xuất xứ theo đúng qui luật hàng hải quốc tế nhưng không được trả lời. Khi đến gần hơn mới nh́n rơ những chiếc tàu này treo cờ Trung Cộng. TDH Lư Thường Kiệt một mặt lập tức báo cáo sự phát hiện về BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng, đồng thời dùng cờ, đèn và cả máy phóng thanh bằng tiếng Trung Hoa yêu cầu các tàu Trung Cộng phải lập tức rời khỏi lănh hải Việt Nam. Nhưng các tàu Trung Cộng vẫn không trả lời, một số nhân viên mặc quân phục mầu xanh nhạt đứng trên boong c̣n buông những lời lẽ khiếm nhă và cử chỉ trêu chọc. HQ-16 vẫn kiên nhẫn dùng loa phóng thanh liên lạc, sau cùng phía tàu Trung Cộng cũng lên tiếng, đ̣i hỏi ngược lại, yêu cầu HQ-16 rời khỏi lănh hải của họ! Cứ như vậy, đôi bên dằng co suốt ngày 16-1, không bên nào chịu nhượng bộ cho tới trời tối TDH Lư Thường Kiệt phải di chuyển xa hơn ra ngoài khơi để tránh vùng đá ngầm nước cạn nguy hiểm cho sự an toàn của chiến hạm.

      Cùng ngày tại Sài G̣n, hăng thông tấn UPI loan tin "chiến hạm và binh sĩ Việt Nam đă nổ súng vào một toán người đang cắm cờ Trung Cộng tại đảo Cam Tuyền. Không rơ phía Trung Cộng có bắn trả hay không". Trong lúc đó, các giới chức cao cấp trong chính phủ cũng đang họp khẩn để t́m cách đối phó với sự hiện diện đáng nghi ngờ của Trung Cộng tại Hoàng Sa. Trong một cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết tàu Trung Cộng đă xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ bộ người lên các hải đảo và "hành động này đă mang đến sự đe dọa cho nền an ninh chung trong vùng".

      Sáng sớm ngày 17-1, khi HQ-16 quay trở lại vùng đảo Cam Tuyền thấy tàu Trung Cộng vẫn c̣n ở đó. Ngoài ra, gần đảo Vĩnh Lạc (Money) lân cận cũng có thêm tàu Trung Cộng xuất hiện với hàng trăm lá cờ mầu đỏ cằm rải rác ven bờ biển dọc theo băi cát trắng. Có lẽ những chiếc tàu mới này đă đổ người lên đảo cắm cờ trong đêm để mạo nhận chủ quyền của Trung Cộng. Hai chiếc tàu dùng để chở quân của Trung Cộng mang số 402 (tên Nam Ngư 1) và 407 (tên Nam Ngư 2).

      Tại Sài G̣n, nguồn tin Reuters cho biết Trung Cộng đă gửi hai chiến hạm đến Hoàng Sa sau khi các binh sĩ VNCH bắn vào toán người Trung Cộng trên các hải đảo. Phát ngôn viên quân sự, Trung Tá Lê Trung Hiền cũng cho biết Hải Quân đă phái 6 chiến hạm lớn nhất ra Hoàng Sa để theo dơi các chiến hạm Trung Cộng. Trung Tá Hiền tuyên bố tiếp "Trong lúc này, chúng tôi chưa thể nói sẽ hành động ra sao - gửi thêm lực lượng tăng viện hay chỉ đuổi toán Trung Cộng ra khỏi đảo Cam Tuyền".     

2. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) nhập vùng     

      Ngay khi nhận được báo cáo của HQ-16 về sự phát hiện nhiều tàu Trung Cộng xâm nhập hải phận Hoàng Sa, BTL/HQ/V1DH lập tức phản ứng. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh HQ/V1DH chỉ thị KTH Trần Khánh Dư HQ-4 ra Hoàng Sa tăng cường, đồng thời ra lệnh cho HQ-16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để triệt hạ cờ Trung Cộng.

      Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư do Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, xuất thân Khóa 11 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, làm Hạm Trưởng. Tác phong đứng đắn, luôn luôn tuân hành và hoàn tất chu đáo mọi chỉ thị của thượng cấp, Trung Tá San không những là một sĩ quan hải quân tài giỏi, mà c̣n là một hạm trưởng được xếp vào hàng xuất sắc của Hải Quân Việt Nam. Hạm phó của KTH Trần Khánh Dư là Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Sắc, một Sĩ-Quan rất thâm-niên cấp-bậc. Ông từng làm Hạm-trưởng tới 4 chiến-hạm trước khi về HQ.4. Thiếu Tá Sắc là bạn cùng khóa 11 Sĩ Quan Hải-Quân với Hạm Trưởng Vũ Hữu San.

      Tại cầu tàu của bán đảo Tiên Sa, Đà Nẵng, lúc đó HQ-4 đang nhận đạn-dược, dầu, nước ngọt cũng như thực phẩm; được lệnh hoàn tất việc tiếp tế và lên đường càng sớm càng tốt v́ theo báo cáo của HQ-16, t́nh h́nh tại Hoàng Sa mỗi lúc một căng thẳng thêm. Mọi nhân viên trên chiến hạm đều ráo riết chuẩn bị và làm việc không ngưng nghỉ để kịp thời lên đường. Vào khoảng nửa đêm 16 rạng ngày 17-1, KTH Trần Khánh Dư vận chuyển tách bến Đà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa, chở theo một trung đội Biệt Hải thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải do Đại Úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy. Tới xế trưa ngày 17-1, khoảng 2 giờ chiều, chiến hạm tới vùng hành quân, hợp cùng với HQ-16 tuần-tiễu pḥng-thủ Hoàng Sa. Trong thời gian này, Hạm-Trưởng HQ.4 là Trung Tá San được Phó Đề Đốc TL/HQ/V1ZH chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân Bảo Vệ Quần Đảo Hoàng Sa, chịu trách nhiệm điều động tất cả lực-lượng thủy-bộ Việt-Nam, trên đảo cũng như các chiến hạm.

      Khi vừa nhập vùng, Hạm Trưởng HQ-4 đă có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng Trung Cộng. HQ-16 được lệnh vận chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng ḱm xiết chặt hai chiếc tàu Trung Cộng vào giữa. Thấy lực lượng VNCH được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với mấy ngày hôm trước, nhưng hai chiếc tàu Trung Cộng vẫn c̣n bám chặt vùng đảo Cam Tuyền. Đôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đ̣i bên kia phải rời khỏi hải phận của ḿnh. Thấy dằng co hồi lâu vẫn không đạt được kết quả mong muốn, Trung Tá San vận-chuyển HQ-4 húc mũi tàu của ḿnh vào ngư thuyền 407 của Trung Cộng, đẩy tàu này ra xa ngoài khơi để cảnh cáo. V́ mũi tàu HQ-4 cao lớn hơn, đài chỉ-huy của tàu Trung Cộng bị đè dẹp và pḥng lái thấp hơn bị bể một lỗ lớn. Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tàu Trung Cộng đành phải nhượng bộ[12], rời vùng chạy ṿng qua phía nam Cam Tuyền, sau đó chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Ḥa ở hướng Đông Nam.

      Sau khi đuổi được hai tàu Trung Cộng đi chỗ khác để bảo đảm an ninh cho toán đổ bộ, chiến hạm VNCH tiến hành việc đổ quân như đă dự trù.

      Hai ngày trước đó, TDH Lư Thường Kiệt đă thành-công trong việc đổ bộ một toán nhân viên cơ hữu gồm 14 người lên đảo Vĩnh Lạc để dẹp cờ Trung Cộng và cắm cờ VNCH. Toán nhân viên này đa số được lựa trong ngành trọng pháo quen tác chiến, mang theo súng ống, đạn được và lương khô đủ dùng trong ṿng ba ngày. Trưởng toán đổ bộ là Trung Úy Lâm Trí Liêm xuất thân khóa 10 OCS được đào tạo tại Trường Hải Quân Rhodes Island, Hoa Kỳ. Trung úy Liêm trước đây đă từng phục vụ tại các giang đoàn chiến đấu trong các sông rạch miền Nam nên tương đối có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên bộ.

      Toán đổ bộ lên đảo Vĩnh Lạc không gặp sức kháng cự nào, chỉ t́m thấy mấy ngôi mộ mới và vài lá cờ Trung Cộng. Tất cả những dấu tích ngụy tạo này đều bị binh sĩ VNCH phá hủy.

      Tiếp đó, theo đúng lệnh hành quân, HQ-4 đổ bộ 14 nhân viên cơ hữu lên đảo Cam Tuyền. Tại đây, Trung Cộng có 3 tàu neo gần đảo và mấy chiếc xuồng nhỏ để liên lạc với những người trên đảo. Khi thấy lực lượng VNCH đổ quân, những chiếc tàu Trung Cộng lặng lẽ thu quân rút lui không chống trả. Toán đổ bộ lục soát t́m thấy một lá cờ Trung Cộng mới cắm vài ngày trước. Các dấu tích cũ của VNCH vẫn c̣n trên đảo gồm một tấm bia ghi ngày 5-12-1963 của Thủy Quân Lục Chiến, 2 bể chứa nước mưa bằng xi măng và một ngôi miếu nhỏ có hàng chữ đề ngày 31-11-1963.

      Khoảng 6 giờ chiều ngày 17-1, hai chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng loại Kronstadt (viết tắt là K-) trang bị hải pháo 100 ly (đúng ra là 85 ly ṇng dài) và 37 ly mang số 271 và 274 xuất hiện. Có lẽ những chiến hạm này xuất phát từ căn cứ hải quân Yulin ở phía Nam đảo Hải Nam đến tăng cường theo lời cầu cứu của mấy chiếc tàu chở quân. Hai chiếc Kronstadt từ đảo Quang Ḥa xả hết tốc độ hướng về phía các chiến-hạm HQ-4 và HQ-16 với thái độ khiêu khích thách thức. Tuy nhiên các chiến hạm VNCH vẫn b́nh tĩnh và ôn ḥa dùng đèn hiệu yêu cầu tàu Trung Cộng hăy rời khỏi hải phận Việt Nam. Phía Trung Cộng cũng dùng quang hiệu trả lời, yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi hải phận của họ. Đôi bên trao đổi tín hiệu chừng một tiếng đồng hồ không có kết quả, nhưng trước thái độ cương quyết của phía VNCH, hai chiếc Kronstadt đành nhập đoàn với những tàu Trung Cộng khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Ḥa và Duy Mộng. Dường như họ có ư định củng cố lực lượng và bảo vệ toán quân đă được đổ bộ lên đảo.

      Trước đó, thấy t́nh h́nh càng thêm căng thẳng v́ Trung Cộng có ư đồ nhất quyết chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa bằng vơ lực, BTL/HQ/V1DH tại Đà Nẵng đă ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 (số 50.356, nhóm ngày giờ 180020H/01/74). Nội dung được tóm tắt như sau: 

a. Nhiệm vụ:

Chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Ḥa, Duy Mộng và Vĩnh Lạc.     

b. Thi hành:

- HQ-16 chiếm đảo Vĩnh Lạc bằng nhân viên cơ hữu.

- HQ-4 nhận 32 nhân viên Biệt Hải tại Đà Nẵng có nhiệm vụ đổ bộ chiếm đảo Cam Tuyền, Duy Mộng và Quang Ḥa.

- HQ-5 chở toán Hải Kích từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa để phối hợp và tăng cường cho toán Biệt Hải.

- Các đảo sau khi chiếm được sẽ giao cho Trung Đội Địa Phương Quân trấn giữ.

- Toán đổ bộ phải cố gắng dùng biện pháp ôn ḥa nhưng cứng rắn để yêu cầu người và tàu bè xâm nhập bất hợp pháp ra khỏi lănh hải VNCH.

   c. Chỉ huy: TL/HQ/V1ZH chỉ huy tổng quát. HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc là Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển. (Ghi chú của người viết: trong suốt cuộc hành quân, TL/HQ/V1ZH là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ở tại bản doanh Đà Nẵng, c̣n Đại Tá Ngạc tới trưa ngày 18-1 mới ra tới vùng hành quân. Trước đó Hạm-Trưởng Vũ-Hữu-San được chỉ định làm SQ chỉ huy công tác trên mặt biển như trên đă nói.)     

3. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 và Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 ra Hoàng Sa     

      Được tin Hải Quân Trung Cộng gửi thêm nhiều chiến hạm thuộc Hạm Đội Nam Hải đến Hoàng Sa, Hải Quân VNCH cũng tăng cường thêm chiến hạm. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 được lệnh tiếp tế khẩn cấp tại Đà Nẵng và rời quân cảng trong thời gian sớm nhất, c̣n Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo đang tuần tiễu tại vùng Đà Nẵng cũng được lệnh tiếp ứng.

      Hạm Trưởng HQ-5 là HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, cùng khóa 11 SQ/HQ Nha Trang với Hạm Trưởng HQ-4 Vũ-Hữu-San. Trung Tá Quỳnh là người rất mực thước, đứng đắn, ngay từ khi c̣n thụ huấn tại quân trường đă tỏ ra có nhiều đức tính tốt cần thiết để trở thành một vị Hạm Trưởng thành công.

      Trung Tá Quỳnh vừa nhận lănh quyền chỉ huy Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng tại Vũng Tàu. Khi được lệnh từ BTL Hạm Đội, Ông trực chỉ Vùng I ngay v́ nhu cầu hành quân. Chiến hạm ra tới Đà Nẵng và cập cầu Tiên Sa tại bán đảo Sơn Chà vào ngày 17-1. Lúc đó, tại Hoàng Sa t́nh t́nh đă rất khẩn trương v́ HQ-4 và HQ-16 đang phải đương đầu với một lực lượng thủy bộ khá mạnh của Trung Cộng.

      Về chiếc Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, Hạm Trưởng là HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, xuất thân khóa 12 SQHQ Nha Trang. Thiếu Tá Thà là một vị Hạm Trưởng trẻ tuổi có nhiều kinh nghiệm hành quân trong sông, xứng đáng là một cấp chỉ huy gương mẫu trong Hải Quân. Hạm Phó của HQ-10 là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí, xuất thân khóa 17 SQHQ Nha Trang.

            HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, được TL/HQ/V1DH chỉ định làm Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển, đặt Bộ Chỉ Huy trên HQ-5. Ông là một sĩ quan có kinh nghiệm hải hành và đương nhiệm Chỉ Huy Hải Đội 3 Tuần Dương[13] gồm các chiến hạm chủ lực như Hộ-Tống-Hạm, Tuần-dương-Hạm, Khu-Trục-Hạm.   Lúc bấy giờ, có lẽ Đại Tá Ngạc là người hợp lư nhất để được tuyển chọn làm Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC). BTL/HQ/V1DH c̣n chỉ định HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn xuất thân Khoá 11 SQHQ Nha Trang đi theo HQ-5 để phụ tá Đại Tá Ngạc. Ngày 18-1, hồi 11 giờ 30 đêm, từ soái hạm HQ-5, ông gửi đi một công điện hành quân "Thượng Khẩn" tới các chiến hạm HQ-4, HQ-16 và HQ-10 thuộc quyền, nội dung được tóm tắt như sau:     

a.   Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Ḥa.

b.   Thi hành: Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn ḥa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực tiêu diệt địch.     

c.   Kế hoạch:

- Hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt mang số 271 và 274 của Trung Cộng. Nếu địch khai hỏa, HQ-16 và HQ-10 phải lập tức dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt.

- HQ-4 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải vào mặt Tây đảo Quang Ḥa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm cũng được lệnh canh chừng và sẵn sàng tiêu diệt các tàu đánh cá vơ trang và tàu nhỏ của địch.     

d.   Ngày N là ngày 19/1/74; giờ H là 6 giờ sáng (0600H).     

e.   Qui luật khai hỏa: được căn cứ trên hai trường hợp căn bản sau đây:

- Nếu địch khai hỏa trước: Ta phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt lực lượng địch càng nhiều càng tốt. Ưu tiên hỏa lực nhắm vào các đơn vị quan trọng như Kronstadt hoặc loại chiến hạm lớn hơn nếu có.

- Nếu địch tỏ vẻ ôn ḥa: Ta dè dặt và cảnh giác tối đa với sự ôn ḥa tương ứng, đồng thời tiếp tục thi hành nhiệm vụ chiếm đảo Quang Ḥa bằng cách thương lượng quyết liệt để địch rút lui. Sau đó sẽ trương quốc kỳ Việt Nam và tổ chức pḥng thủ trên đảo.

- Nếu địch không khai hỏa trước nhưng không chịu rút lui: Đối với lực lượng hải quân địch, áp dụng qui luật quốc tế để yêu cầu rời khỏi lănh hải. Nếu địch ngoan cố, áp dụng những huấn thị căn bản về việc ngăn chận các chiến hạm và chiến thuyền xâm nhập hải phận. Đối với lực lượng địch trên đảo, phản ứng thích nghi tùy thuộc vào kết quả của việc thương lượng.

      Với Chỉ Huy Trưởng Hải Đội có mặt trên chiến hạm, HQ-5 ráo riết chuẩn bị cho cuộc hành quân thủy bộ tái chiếm Hoàng Sa. Sau đây là các hoạt động chính của Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng và Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, một thành phần của Phân Đoàn Đặc Nhiệm 213.7.1. Những hoạt động này được căn cứ vào phúc tŕnh số 001/HQ.5/PT/K ngày 21 tháng 2 năm 1974 của TDH Trần B́nh Trọng:

- Ngày 17-1: HQ-5 tới Đà Nẵng nhận tiếp tế dầu nước và đón Đại Đội Hải Kích gồm có 49 người do Đại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy.

- Nửa đêm 17 rạng ngày 18-1, hồi 180012H (sau nửa đêm 12 phút), HQ-5 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa.

- Hồi 3 giờ 15 sáng (180315H), chiến hạm tới điểm hẹn với HQ-10 tại vị trí cách hải đăng Tiên Sa 9 hải lư về hướng Đông (ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng). Theo báo cáo, t́nh trạng kỹ thuật của HQ-10 không được khả quan: chỉ c̣n một máy chánh, máy kia bị hư hỏng chưa kịp sửa chữa nên vận tốc bị giảm trên 30%, radar hải-hành cũng bị hư không xử dụng được. Sau khi gặp nhau, hai chiến hạm đổi đường hướng về Hoàng Sa, đội h́nh hàng dọc theo thứ tự HQ-10, HQ-5.

- V́ HQ-5 cần tới Hoàng Sa đúng giờ hẹn như đă dự trù, mà vận tốc của HQ-10 quá chậm, nên vào hồi 0327H, Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (OTC) ra lệnh cho HQ-5 tăng máy, tách khỏi đội-h́nh trực chỉ đảo Cam Tuyền. Theo lời thuật lại của Hạm Trưởng HQ-5, tuy bỏ lại HQ-10 phía sau, nhưng HQ-5 vẫn dùng radar để hướng dẫn tàu bạn trên đường tới Hoàng Sa.

- Hồi 3 giờ chiều (1500H) ngày 18-1, HQ-5 tới Hoàng Sa. Lúc đó, lực lượng hải quân đôi bên như sau: ta có 3 chiến hạm là HQ-4, HQ-5 và HQ-16; phía Trung Cộng có hai tàu Kronstadt mang số 271 và 274, hai tàu chở quân vơ trang mang số 402 và 407, một tàu vận tải và một ghe buồm. Hai chiến hạm Kronstadt chủ lực của địch di chuyển quanh các đảo Quang Ḥa và Duy Mộng để bảo vệ lực lượng bộ binh đă chiếm đóng đảo. Các chiến hạm ta vào nhiệm sở tác chiến toàn diện vào lúc 3 giờ 15 chiều.

      Sau khi HQ-5 tới Hoàng Sa, các chiến hạm ta lập tức vận chuyển theo đội h́nh tác chiến để quan sát và thăm ḍ phản ứng địch. Hồi 4 giờ chiều, khởi đi từ vị trí nằm về hướng Đông Đông Nam và cách đảo Cam Tuyền chừng 3 hải lư, ba chiến hạm vào đội h́nh hàng dọc theo thứ tự HQ-16, HQ-5 và HQ-4, trực chỉ phía Tây đảo Quang Ḥa là nơi các chiến hạm Trung Cộng đang tập trung. Tới 4 giờ 16 chiều, thấy các chiến hạm VNCH tới gần, lực lượng Trung Cộng cũng phản ứng. Hai chiến hạm Kronstadt vận chuyển về hướng Tây Nam đảo để nghênh cản và chận đường. Hai toán chiến hạm càng tiến gần nhau, t́nh h́nh càng căng thẳng. Đôi bên đều vào nhiệm sở tác chiến nhưng các hải pháo vẫn c̣n ở vị thế nằm ngang, chưa nhắm thẳng vào nhau.V́ chỉ muốn thăm ḍ phản ứng địch nên trước t́nh trạng gay cấn đó, các chiến hạm VNCH tạm bỏ ư định tiến đến gần đảo Quang Ḥa và ngưng máy thả trôi tại vùng giữa đảo Cam Tuyền và Quang Ḥa. Lực lượng Trung Cộng cũng không dám gây hấn, trở lại quanh quẩn tại chỗ cũ.

      Hồi 5 giờ 15 chiều, theo lệnh của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật, HQ-5 thả xuồng đưa một số hải kích qua HQ-16 và nhận lại toán thám sát Hoàng Sa thuộc Quân Đoàn I gồm 1 Thiếu Tá, 2 Trung Úy Công Binh, 2 binh sĩ Công Binh, 1 nhân viên thuộc Đài Khí Tượng Hoàng Sa và một người Mỹ. Sau đó, chiến hạm tiếp tục tuần tiễu trong vùng trách nhiệm thuộc phía Đông Đông Nam của đảo Cam Tuyền.

      Khi lên HQ-5, thấy t́nh h́nh giữa các chiến hạm Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị đổ bộ tác chiến và t́nh h́nh quá căng thẳng, nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát yêu cầu được rời chiến hạm, trở về đảo Hoàng Sa. V́ vậy, vào lúc 9 giờ tối, Sĩ-Quan Chỉ-huy Chiến-Thuật (SQ/CHCT) ra lệnh cho HQ-5 tới gần đảo Hoàng Sa rồi thả xuồng đưa 7 người trong nhóm thám sát lên đảo. Riêng HQ Đại Úy Trần Kim Diệp thuộc BTL/V1DH ở lại chiến hạm. Có lẽ nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát đă được nguồn tin riêng thông báo sẽ có đụng độ giữa hai lực lượng nên không muốn hiện diện trên chiến hạm Việt Nam, có thể gây rắc rối về mặt ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.

      Trong đêm 18 rạng ngày 19-1, các chiến hạm HQ/VNCH thả trôi và tuần tiểu trong vùng biển phía Tây Hoàng Sa, bên ngoài các đảo của nhóm Nguyệt Thiềm để tránh những khu vực đá ngầm nguy hiểm và cũng để tránh sự quan sát của lực lượng Trung Cộng. Lúc này, HQ-10 cũng đă tới khu vực hành quân. Như vậy, lực lượng HQVNCH đă có 4 chiến hạm trong vùng Hoàng Sa.

      Sáng sớm ngày 19-1, vào lúc 3 giờ 50 sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho các chiến hạm VNCH chia làm hai cánh. Phân đội 1 gồm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ vùng biển bên ngoài ṿng sâu về phía Nam đảo Vĩnh Lạc, trong khi Phân Đội 2 gồm HQ-16 và HQ-10 trong vùng ḷng chảo, cùng hướng tới đảo Quang Ḥa theo thế gọng ḱm. Phân đội 1 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải và Hải Kích để chiếm lại đảo, trong khi phân đội 2 lănh phần yểm trợ hải pháo cũng như ngăn chận các chiến hạm Trung Cộng. V́ trời c̣n tối nên đội h́nh các chiến hạm Việt Nam di chuyển rất thận trọng, dự trù sẽ tới mục tiêu lúc trời vừa rạng sáng.

      Tới 5 giờ sáng, các chiếm hạm tới vị trí Tây Bắc, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 3 hải lư. Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành lúc 5 giờ 25 sáng khi đội h́nh bắt đầu vào trở lại bên trong các hải đảo của nhóm Nguyệt Thiềm.

 

 

 

V. LỰC LƯỢNG ĐÔI BÊN

 

      Lúc 6 giờ sáng, các chiến hạm tới vị trí Đông Nam, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 5 hải lư. Lúc này, trời đă rạng sáng.

      Lúc 6 giờ 40 sáng, hai phân đội đă vào vị trí được ấn định trước như sau:

- Phân đội 1 (Nam) gồm 2 chiến hạm HQ-5 và HQ-4 ở phía Nam đảo Quang Ḥa.

- Phân đội 2 (Bắc) gồm 2 chiến hạm HQ-16 và HQ-10 ở phía Tây Tây Bắc đảo Quang Ḥa.

      Lực lượng Trung Cộng lúc này đang tập trung tại phía Đông đảo Quang Ḥa và đă được tăng cường thêm 2 Trục lôi hạm (tàu vớt ḿn, viết tắt T-) loại T-43 mang số 389 và 396 trong đêm. Trên đảo, địch đă dựng 5 dăy nhà tiền chế sơn màu xanh đậm để trú quân và các công sự pḥng thủ đă được bố trí chu đáo để đề pḥng các cuộc đổ bộ. Ngoài ra, sát bờ đảo c̣n có một số ghe nhỏ dùng để tiếp tế.

      Tính tới ngày 19 tháng 1 là lúc xảy ra trận hải chiến, lực lượng hải quân đôi bên tại Hoàng Sa được ghi nhận như sau: 

1.   Lực lượng tham chiến

      a.   Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa: gồm 4 chiến hạm:

      - Soái hạm Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5.

      - Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16.

      - Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4.

      - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10     

      Sau đây là đặc tính của mỗi chiến hạm

* Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5

      - Nguyên là tàu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ (USCG - US Coast Guard) mang tên Castle Rock (WHEC 383).

      - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 21-12-1971.

      - Đóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington

      - Hạ thủy ngày 11/5/1944 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 8/10/1944.

      - Trọng tải: 1766 tấn tiêu chuẩn, 2800 tấn tối đa

      - Kích thước: dài 310.75 ft, chiều ngang 41.1 ft, tầm nước 13.5 ft.

      - Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6080 mă lực, 2 chân vịt.

      - Vận tốc tối đa: chừng 18 knots.

      - Vũ khí: 1 khẩu 127 ly (5 inch) phía trước mũi, 1 đại bác 40 ly đôi cũng ở sân trước nhưng ở sân thượng phía trên khẩu 127 ly, 2 khẩu 40 ly bên tả và hữu hạm tại sân sau và 2 khẩu đại bác 20 ly đôi ở hai bên hông đài chỉ huy. Nguyên thủy khi chuyển giao, HQ-5 chỉ có đại bác 127 ly, sau này Hải Quân Công Xưởng gắn thêm các ụ đại bác 40 ly để tăng cường hỏa lực tác chiến.

      - Thủy thủ đoàn: chừng 200 người.

      Tuần Dương Hạm là loại chiến hạm lớn nhất của HQVN và có súng cỡ 127 ly cũng lớn nhất. Các loại vũ khí chống tàu ngầm đă bị cắt bỏ khi chuyển giao cho HQVN.     

* Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16

      - Nguyên thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, trước đây mang tên Chicoteague (WHEC 375).

      - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 21/6/1972.

      - Đóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington.

      - Hạ thủy ngày 15/4/1942 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 12/4/1943.

      - Đặc tính tương tự như HQ-5.     

* Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4

      - Nguyên là USS Forster DER 334 của Hải Quân Hoa Kỳ.

      - Được chuyển giao cho HQVN vào ngày 25/9/ 1971.

      - Đóng tại thủy xưởng Consolidated Steel Corporation, Orange tiểu bang Texas.

      - Hạ thủy ngày 13/11/1943 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 25/1/1944.

      - Trọng tải: 1590 tấn tiêu chuẩn, 1850 tấn tối đa.

      - Kích thước: dài 306 ft, ngang 36.6 ft, tầm nước 14 ft.

      - Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6,080 mă lực.

      - Vận tốc tối đa 21 knots

      - Vũ khí : 2 đại bác 76 ly, một tại sân trước có pháo tháp và một tại sân sau lộ thiên cùng một số đại bác 20 ly.[14]

      - Thủy thủ đoàn: chừng 175 người.

      HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hạm thuần túy có nhiệm vụ yểm trợ pḥng không và chống tàu ngầm, nhưng sau thế chiến thứ hai đă được hoàn toàn tân trang và gắn loại radar TACAN (Tactical Aircraft Navigation) để trở thành loại chiến hạm chuyên dùng radar để phát hiện hỏa tiễn địch (radar picket). Chiến hạm này đă từng tham dự chiến dịch Market Times ngoài khơi Việt Nam để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng sản bằng đường biển.     

* Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10

      - Nguyên là USS Serene (MSF 300). Đây là loại tàu chuyên được dùng để rà ḿn ngoài đại dương (MSF - Mine Sweeper Fleet).

      - Được chuyển giao cho HQVN vào tháng 1/1964 cùng với Hộ Tống Hạm Chí Linh.

      - Đóng tại thủy xưởng Winslow Marine & SB Co., Winslow, tiểu bang Washington.

      - Trọng tải 650 tấn tiêu chuẩn, 945 tấn tối đa.

      - Dài 184.5 ft, ngang 33 ft, tầm nước 9.75 ft.

      - Máy chánh: 2 máy dầu cặn Cooper Bessemer 1710 mă lực, 2 chân vịt.

      - Vận tốc tối đa 14 knots.

      - Vũ khí: 1 đại bác 76 ly lộ thiên ở sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn bên tả và hữu hạm ở sân giữa, 4 đại bác 20 ly đôi ở hai bên đài chỉ huy và ở sân sau.

      - Thủy thủ đoàn chừng 80 người.

      Khi được chuyển giao cho HQVN, chiến hạm được biến cải từ tàu vớt ḿn thành tàu hộ tống. Các dụng cụ rà ḿn được cắt bỏ. Các vũ khí chống tàu ngầm được thêm vào gồm 2 giàn thả thủy lựu đạn (depth charge) ở sân sau và một giàn phóng thủy lựu đạn loại Hedgehog ở sân trước.     

b. Hải Quân Trung Cộng

      Tổng cộng gồm 11 chiếc tàu đủ loại, trong số này có 2 Hộ Tống Hạm chống tàu ngầm (Submarine Chaser) loại Kronstadt mang số 271 & 274 và 2 chiếc Trục Lôi Hạm (tàu rà ḿn) loại T-43 mang số 389 & 396 trực tiếp tham chiến là có hỏa lực đáng kể. Ngoài ra, c̣n có 2 Kronstadt mang số 281 và 282 tới sau trận hải chiến. Những chiếc khác là tàu chở quân hay ngư thuyền vơ trang.

      Tài liệu của Trung Cộng cho biết về lực lượng của họ tại Hoàng Sa như sau:

      "Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo. Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đôi Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstadt 271 và 274 thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đĩnh 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu. Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam c̣n phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Ḥa. Thêm vào đó, Căn Cứ Hải Quân Quảng Châu c̣n phái 2 chiến hạm Kronstadt 281 và 282 thuộc Phân Đội Chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm thành-phần tiếp-ứng. Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam Hải tên Wie Ming Sen lúc đó có mặt tại can Cứ Hải Quân Yulin nằm vế phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm Kronstadt 271 thuộc Phân Đội 73. Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ."

      Sau đây là đặc tính của các chiến hạm Trung Cộng.

* Hộ Tống hạm Kronstadt

      Sáu chiếc Kronstadt đầu tiên trong HQ Trung Cộng do Nga chế tạo vào khoảng năm 1950 - 1953 và chuyển giao vào năm 1956 -1957. Sau này Trung Cộng tự đóng thêm 12 chiếc nữa tại các xưởng đóng tàu Thượng Hải và Quảng Đông, chiếc sau cùng hoàn tất vào năm 1957. Đặc tính của loại Kronstadt là ḿnh hẹp, lườn thấp và có vận tốc cao để săn đuổi tàu ngầm. Trước năm 1974, loại tàu Kronstadt mang chiến số từ 600 trở lên, sau này được đổi lại với chiến số loại 200 sơn ngoài vỏ tàu.

      - Trọng tải: 310 tấn tiêu chuẩn, 380 tấn tối đa.

      - Kích thước: dài 170 ft, ngang 21.5 ft, tầm nước 9 ft (52 m x 6.5 x 2.7)

      - Máy chánh: 2 máy dầu cặn 3,300 mă lực, 2 chân vịt.

      - Vận tốc tối đa 24 knots.

      - Vũ khí: 1 đại bác 100 ly (3.9 inch) ở sân trưóc và 2 đại bác 37 ly ở sân sau, 2 giàn thủy lựu đạn và 2 giàn thả ḿn.

      - Thủy thủ đoàn: chừng 65 người.     

* Trục Lôi Hạm T-43

      Hai chiếc đầu tiên do Nga chế tạo và chuyển giao vào khoảng năm 1954 -1955. Sau đó Trung Cộng tự đóng thêm 18 chiếc nữa.

      - Trọng tải: 500 tấn tiêu chuẩn, 610 tấn tối đa.

      - Kích thước: dài 190.2 ft, ngang 28.2 ft, tầm nước 6.9 ft (58 m x 6.1 x 2.6)

      - Máy chánh: 2 máy dầu cặn 2,000 mă lực, 2 chân vịt.

      - Vận tốc tối đa 17 knots.

      - Vũ khí: đại bác 85 ly (3.5 inch)[15]

      - Thủy thủ đoàn: chừng 40 người.

     

Đặc-tính Hộ-Tống-Hạm Kronstadt của TC. 

 

Đặc-tính Trục-Lôi-Hạm T 43 của TC. 

2.   Lực lượng trừ bị ứng chiến

      a. Hải QuânViệt Nam Cộng Ḥa

      Gồm 2 chiến hạm:

      - Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ-6.

      - Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ-11.

      Những chiến hạm này v́ được điều động từ xa tới nên không thể có mặt tại Hoàng Sa trước ngày 19 tháng 1.

      Về Không Quân, tuy có tin các phi đoàn phản lực cơ F-5 và A-37 được lệnh túc trực tại phi trường Đà Nẵng nhưng Không Quân cho biết những phi cơ này có tầm hoạt động ngắn khó thể ra tới Hoàng Sa. Cũng có nguồn tin không chính thức cho biết đă có ư định xử dụng các Dương Vận Hạm (LST - Landing Ship Tank) như mẫu hạm tạm thời để chở các trực thăng vơ trang ra Hoàng Sa nhưng kế hoạch này không được thực hiện. Tóm lại, các chiến hạm HQ/VNCH không có phi cơ trợ chiến.

     

b. Hải Quân Trung Cộng

      Gồm nhiều chiến hạm đủ loại và phi cơ Mig đủ loại:

      - 4 Khinh Tốc Đĩnh Hỏa Tiễn loại Komar.

      - Nhiều Khu Trục Hạm mang hỏa tiễn loại Kianjiang.

      - 2 tiềm thủy đĩnh mang số 282 và 295.

      - Phi cơ Mig.     

* Khinh Tốc Đĩnh Hỏa Tiễn Komar

      Chiếc Komar đầu tiên do Nga chuyển giao vào năm 1965, 2 chiếc khác vào năm 1967 và 7 chiếc nữa trong khoảng năm 1968 -1971. Sau đó Trung Cộng tự đóng thêm chừng 10 chiếc khác và đặt tên là "Hoku". Loại chiến hạm này tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm v́ có vận tốc nhanh, dễ vận chuyển nên là một mục tiêu rất khó bắn trúng. Ngoài ra, loại hỏa tiễn Styx có thể bắn trúng mục tiêu cách xa vài chục cây số. Ai Cập đă dùng hỏa tiễn loại này đánh ch́m Khu Trục Hạm Eilat, chiếc tàu lớn nhất của Hải Quân Do Thái trong trận chiến tranh năm 1967.

      - Trọng tải: 70 tấn tiêu chuẩn, 80 tấn tối đa.

      - Kích thước: dài 83.7 ft, ngang 19.8 ft, tầm nước 5 ft (25.5 m x 6 x 1.8)

      - Hỏa tiễn: 2 giàn phóng hỏa tiễn loại Styx dùng để bắn chiến hạm.

      - Máy chánh: 2 máy dầu cặn 4,800 mă lực, 2 chân vịt.

      - Vận tốc tối đa: 40 knots

      - Vũ khí: 2 đại bác 25 ly (1 giàn đôi gắn đàng trước mũi).

      - Thủy thủ đoàn: chừng 10 người.     

* Khinh Tốc Đĩnh Hỏa Tiễn Osa

      Chiếc Osa đầu tiên do Nga chuyển giao vào tháng 1 năm 1965. Bốn chiếc khác chuyển giao vào năm 1966 - 1967 và 2 chiếc nữa vào năm 1968. Trung Cộng cũng tự đóng lấy một số khác và đặt tên là "Hola"

      - Trọng tải: 165 tấn tiêu chuẩn, 200 tấn tối đa.

      - Kích thước: dài 128.7 ft, ngang 25.1 ft, tầm nước 5.9 ft (39.3 m x 7.7 x 1.8)

      - Máy chánh: 3 máy dầu cặn, 13,000 mă lực.

      - Vận tốc tối đa: 32 knots

      - Vũ khí: 4 đại bác 30 ly (2 giàn đôi, 1 trước mũi và 1 sau lái).

      - Thủy thủ đoàn: chừng 25 người.

  

VI. TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG 

      Nếu chỉ so sánh về vũ khí, phía VNCH có phần trội hơn v́ các Tuần Dương Hạm được trang bị hải pháo 127 ly, trong khi các Kronstadt của Trung Cộng chỉ được gắn súng cỡ 100 ly[16], nhưng trong một trận hải chiến khi đôi bên gần nhau, cỡ súng lớn chưa chắc đă chiếm được lợi thế v́ không tận dụng được tầm bắn xa, hơn nữa nhịp bắn lại chậm. Phần các chiến hạm Trung Cộng có vận tốc cao lại nhỏ nhẹ dễ vận chuyển nên chiếm được ưu thế trong lúc cận chiến. Ngoài ra, các chiến hạm VNCH không những vừa to, cao lại xoay trở tương đối chậm nên là mục tiêu rất dễ dàng cho địch thủ nhắm bắn. Chính Trung Tá San, Hạm Trưởng HQ-4 cho biết v́ các chiến hạm Trung Cộng nằm rất thấp gần sát mặt nước nên rất khó bắn trúng. Trong khi các khẩu hải pháo VNCH v́ nằm trên cao nên phải xoay trở rất khó khăn, có khi phải hạ cao độ xuống dưới đường chân trời (góc độ trừ) mới có thể nhắm trúng mục tiêu nằm gần. Các chiến hạm Trung Cộng v́ thấp hơn nên dễ dàng nâng cao độ của những khẩu đại bác chừng dăm ba độ là đă có thể tác xạ hữu hiệu.

      So sánh những sở trường và sở đoản của từng loại chiến hạm, trong trận hải chiến một chọi một tại Hoàng Sa, lực lượng đôi bên có vẻ tương đồng, việc hơn thua phần lớn sẽ do các cấp chỉ huy và tinh thần của thủy thủ đoàn quyết định. Tuy nhiên, kể về lực lượng trừ bị ứng chiến, phía Trung Cng chiếm ưu thế tuyệt đối, nhất là về mặt không yểm. Có thể nói dù đánh ch́m hết các tàu Trung Cng trong ngày 19/1, các chiến hạm HQ/VNCH cũng khó ở lại Hoàng Sa v́ không thể đương đầu với lực lượng tăng viện của địch. 

 

                        VII. TRẬN HẢI CHIẾN    

      Sáng sớm ngày 19 tháng 1, thấy các chiến hạm VNCH bất thần bao vây và dàn đội h́nh tác chiến để uy hiếp đảo, lực lượng TC cũng chia thành hai nhóm để nghênh cản. Hai chiến hạm mới tới mang số 389 và 396 vận chuyển về hướng Tây Tây Bắc đảo để chận đường phân đội Bắc, trong lúc 2 Kronstadt c̣n lại mang số 271 và 274 đối đầu với phân đội Nam tại phía Nam đảo Quang Ḥa.

      Mặc dù phía Trung Cộng phản ứng mạnh, lực lượng VNCH vẫn tiến hành kế hoạch hành quân đổ bộ tái chiếm đảo Quang Ḥa như đă dự trù. Hồi 6 giờ 48 sáng, toán đổ bộ cũng được chia làm hai cánh: cánh Biệt Hải trên HQ-4 được đổ bộ lên mặt Nam, trong khi cánh Hải Kích trên HQ-5 được đổ bộ lên mặt Tây Tây Nam đảo Quang Ḥa. Tới 7 giờ 42 sáng, v́ gió thổi quá mạnh khiến hai bè cao su chở toán Hải Kích bị dạt ra ngoài khơi nên HQ-5 phải thả xuồng máy để phụ giúp kéo tới điểm đổ bộ. Cũng trong lúc này, Trung Cộng cũng cho đổ thêm quân từ 2 tàu vơ trang lên mặt Bắc đảo.

      Tuy gặp khá nhiều khó khăn v́ gió mạnh và sóng lớn sát bờ, cuối cùng toán Hải Kích cũng đổ bộ lên được mặt Tây Tây Nam đảo Quang Ḥa vào lúc 7 giờ 45 sáng. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ quân, hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 thuộc phân đội Nam di chuyển trong vùng từ Nam Đông Nam tới Tây Tây Nam của đảo Quang Ḥa, có lúc vào sát bờ chỉ cách chừng 1 hải lư để trợ chiến cho lực lượng đổ bộ.

      Lực Lượng đổ bộ gồm những thành phần được huấn luyện tinh thục, thiện chiến nhất của HQVN. Lúc đầu, toán Biệt Hải do HQ Trung Úy Nguyễn Minh Cảnh (khóa 20 SQHQ Nha Trang) trách nhiệm, sau chuyển sang HQ Trung-úy Nguyễn-Văn-Đơn chỉ huy, gồm những quân nhân "người nhái" thuộc Sở Pḥng Vệ Duyên Hải. Toán Hải Kích chuyên về phục kích và đánh bộ do HQ Đại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang?) chỉ huy. Ngay từ khi vừa đặt chân lên bờ đảo, cả hai toán bị quân Trung Cộng trên đảo đông hơn đàn áp. Địch quân trang bị vũ khí nặng dàn hàng ngang ngăn cản và uy hiếp, một số lớn khác ẩn núp trong các gia thông hào và công sự pḥng thủ kiên cố để yểm trợ khiến lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảo. T́nh h́nh lúc bấy giờ rất nguy cấp và thật bất lợi cho lực lượng VNCH, nhưng v́ tuân hành thượng lệnh quyết tâm bảo vệ lănh thổ nên vào khoảng 9 giờ sáng, SQ/CHCT ra lệnh cho toán Hải Kích vượt lên trước, di chuyển về mặt Tây Nam đảo. Thấy quyết tâm chiếm lại đảo của các chiến sĩ Việt Nam, quân Trung Cộng nấp trong các công sự pḥng thủ nổ súng thượng liên vào toán Hải Kích khiến 1 sĩ quan là Trung Úy Văn Đơn và 1 đoàn viên tên Long bị tử thương và 2 đoàn viên khác bị thương. Toán Hải Kích lập tức dùng hỏa lực cơ hữu gồm súng phóng lựu M.79 và súng cá nhân M.16 bắn trả. C̣n toán Biệt Hải tuy cũng bị lính Trung Cộng đông hơn uy hiếp nhưng hoàn toàn vô sự. Lúc 10 giờ sáng, soái hạm HQ-5 ở vị trí cách đảo Quang Ḥa 5000 yards (khoảng 3 hải lư) về hướng Tây Nam (245 độ).

      Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, trước t́nh h́nh bất lợi và áp lực địch quá mạnh có thể đưa tới nguy cơ toàn thể lực lượng đổ bộ bị địch quân đông hơn tiêu diệt hết, Chỉ-huy-trưởng Phân-đội 1 (gồm HQ-5 và HQ-4) quyết-định rút tất cả hai toán Hải Kích và Biệt Hải kịp thời về chiến hạm,[17] với sự đồng-ư của SQ/CHCT. Lực lượng đổ bộ về tới chiến hạm an toàn, không bị thêm một thiệt hại nào, mang theo được cả xác sĩ quan tử-thương. Hai đoàn viên bị thương được di tản qua HQ-4.

      Trước những biến chuyển kém thuận lợi, SQ/CHCT ban hành chỉ thị mới. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ 17 sáng cho tới 10 giờ 24 sáng, các chiến hạm Việt Nam vận chuyển chiến thuật để thiết lập một h́nh ṿng cung ở phía Tây đảo Quang Ḥa. Phân đội Bắc gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Tây Bắc đảo trong khi phân đội Nam gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Đảo. Khi thấy các chiến hạm Việt Nam khai triển đội h́nh mới, bốn chiếc tàu Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một. Theo phúc tŕnh hậu hành quân của soái hạm HQ-5, t́nh h́nh lúc đó đă hết sức căng thẳng. Chiến hạm đôi bên có lúc chỉ cách nhau 300 hay 400 yards[18] đều ở trong t́nh trạng nhiệm sở tác chiến toàn diện với các nhân viên ngồi trong các ụ súng. Các khẩu hải pháo chĩa thẳng vào tàu TC trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt địch.  

 

 

 H́nh Kronstadt 271 và 274 của Trung-Cộng, chụp từ HQ.4 trước trận hải-chiến chừng một giờ. 

      Lúc đó, vị trí các chiến hạm đều nằm về hướng Tây và Tây Tây Bắc của đảo Quang Ḥa. Hải đội VNCH bao vây phía ngoài, cách đảo khoảng 4-5 hải lư, các tàu Trung Cộng nằm hơi chếch về phía bên trong, cách đảo chừng 3-4 hải lư. Vị thế tác chiến của các chiến hạm Việt Nam thiết lập thành h́nh ṿng cung phia bên ngoài, thứ tự từ Bắc xuống Nam được ghi nhận như sau:

- HQ-16 chiếm vị trí cực Bắc của đội h́nh, sau đó là HQ-10.

- Kế tiếp là HQ-4 và HQ-5 ở vị trí cực Nam.

      Các chiến hạm Trung Cộng cũng ở vị thế nghênh cản một chọi một như sau:

- Kronstadt 274 đối đầu HQ-5.

- Kronstadt 271 đối đầu HQ-4.

- MSF[19] 396 đối đầu HQ-10.

- MSF 389 đối đầu HQ-16.

      Trên soái hạm HQ-5, SQ/CHCT chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm, đó là những tàu địch đối đầu. Lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm địch được ban hành từ soái hạm HQ-5 vào lúc 10 giờ 22 phút sáng. Trận hải chiến tại Hoàng Sa khởi đầu.

      Đến đây, cần mở một dấu ngoặc để t́m câu trả lời đúng nhất cho nghi vấn quan trọng: chiến hạm VNCH hay Trung Cộng đă khai hỏa trước mở đầu trận hải chiến?

      Theo các tài liệu của VNCH trước năm 1975, các chiến hạm Trung Cộng đă bắn trước, phía VNCH chỉ phản ứng để tự vệ. Thí dụ như ngay sau khi xảy ra trận hải chiến vào ngày thứ bảy 19 tháng 1, phát ngôn viên quân sự của VNCH là Trung Tá Lê Trung Hiền đă tuyên bố trong một buổi họp báo có các thông tín viên quốc tế tham dự rằng:" Hồi 10 giờ 22 phút sáng nay, một chiến hạm Trung Cộng đă nổ súng bắn vào một tàu tuần dương (cutter) của VNCH tại Hoàng Sa. Chiến hạm VNCH bắn trả để tự vệ khiến tàu Trung Cộng bị cháy. Tàu VNCH chỉ bị hư hại nhẹ". (Sài G̣n - tin Reuter ngày 19 tháng 1 năm 1974). Chiếc tàu tuần dương của HQ/VNCH mà Trung Tá Hiền nói tới là  chiến-hạm "WHEC" (Weather High Endurance Cutter) nguyên của Coast Guard Hoa Kỳ loại tàu có thể hoạt động trong mọi thời-tiết, khi chuyển giao cho HQVN được gọi là "Tuần Dương Hạm" như HQ-5 Trần B́nh Trọng, HQ-16 Lư Thường Kiệt tham chiến tại Hoàng Sa. Trong Bản Thông Tin (Communique) chính thức của Bộ Ngoại Giao VNCH phát hành ngày 19/1/74 cũng loan báo nguyên văn như sau: "Sáng nay, ngày 19/1/74, vào hồi 10 giờ 20 sáng, một hộ tống hạm Trung Cộng loại Kronstadt đă nổ súng vào Khu Trục Hạm "Trần Khánh Dư" HQ-04 của VNCH. Chiến hạm VN bắn trả để tự vệ khiến tàu Trung Cộng bị hư hại" (Trích Bản Thông Tin của Bộ Ngoại Giao ngày 19/1/74 loan báo về việc Trung Cộng khơi mào những hành động quân sự tại vùng Hoàng Sa). Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư đúng ra mang chiến số "HQ-4" chứ không phải là "HQ-04" như đă đăng trong bản tin. Trong HQVN, chiến hạm mang số "HQ-04" là Hộ Tống Hạm (PC - Patrol Craft) Tụy Động lúc đó đă phế thải. Chúng tôi chỉ muốn nói lại cho đúng v́ các vị phát ngôn quân sự thường là sĩ quan bộ binh không mấy quen thuộc với các loại chiến hạm của Hải Quân, c̣n vị phát ngôn viên dân sự của Bộ Ngoại Giao lại càng dễ lẫn lộn hơn.

      Nhưng những lầm lẫn "kỹ thuật nhỏ" như HQ-4 và HQ-04 hay chiến hạm VNCH bị tàu Trung Cộng bắn là Tuần Dương Hạm hay Khu Trục Hạm đều không quan trọng. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh các nguồn tin chính thức của VNCH thời đó đều cho biết các chiến hạm Trung Cộng đă nổ súng trước. Tuy nhiên, những lời tuyên bố chính thức, nhất là về mặt ngoại giao, lại chưa chắc đă là sự thật mà nhiều khi chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, t́m thêm hậu thuẫn cho ḿnh. V́ vậy, tới đây, vẫn chưa dứt khoát trả lời được câu hỏi "chiến hạm bên nào đă bắn trước?".

      Gần đây, rất may, thay v́ sự thật mỗi ngày một mai một với thời gian, chúng ta lại có câu trả lời chắc chắn. Câu trả lời đó nằm trong bài nói chuyện mới đây vào ngày 17/1/1998 nhan đề "Sau 24 năm, nhớ về Hải Chiến Hoàng Sa, tưởng niệm các Liệt Sĩ hy sinh v́ Tổ Quốc" của HQ Trung Tá Vũ Hữu San, cựu Hạm Trưởng HQ-4. Trong bài nói chuyện rất cảm động này, Trung Tá San đă cùng với Trung Tá Quỳnh "xác nhận việc các chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 và HQ-10 chúng tôi đă bắn trước vào kẻ xâm lăng". Trung Tá San và Trung Tá Quỳnh, những Hạm Trưởng xuất sắc và quân nhân gương mẫu thuần túy đă đưa ra lư do rất chính đáng và hùng hồn để cần nói lên sự thật này rằng:" Sợ ǵ mà không nói Hải Quân Việt Nam bắn trước? Giặc vào nhà, ta phải đẩy lui chúng!" Lư do các vị Hạm Trưởng đáng kính này nêu ra cũng oai dũng như khi họ đứng trên đài chỉ huy, ra lệnh cho chiến hạm bắn thẳng vào tàu địch năm xưa tại Hoàng Sa. Để kiểm chứng thêm, mới đây chúng tôi cũng nói chuyện khá nhiều lần với cựu HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh và được ông xác nhận việc các chiến hạm VNCH bắn vào tàu địch trước là đúng v́ chính ông đă ra lệnh cho tàu Ông tác xạ mở đầu trận hải chiến tại Hoàng Sa theo lệnh của SQ/CHCHT.

      Đặc biệt, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nguyên Tư Lệnh Hải Quân VNCH/V1DH tiết lộ thêm chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă trao ông một thủ bút cho phép toàn quyền quyết định, kể cả việc xử dụng biện pháp quân sự. Phó Đề Đốc Thoại cho biết như sau: "Tôi là người duy nhất và trực tiếp ra lệnh cho Đại tá Ngạc "Khai Hỏa" và tôi làm việc này đúng chỉ thị của Tổng Thống Thiệu trong một tài liệu do chính Tổng Thống viết tay chỉ thị trực tiếp cho tôi."

      Trở lại các diễn tiến của trận hải chiến Hoàng Sa. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ chuyển đi từ soái hạm HQ-5, các chiến hạm VNCH đồng loạt khai hỏa vào mục tiêu được chỉ định là các chiến hạm địch đối đầu. Các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly tác xạ rất chính xác và hiệu quả v́ có nhịp bắn nhanh và mục tiêu lớn lại nằm trong tầm tác xạ hữu hiệu. Các khẩu đại bác 76 ly trên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tác xạ cũng rất chính xác nhưng nhịp bắn không được nhanh v́ hệ thống radar kiểm xạ viễn khiển thiếu control unit không thay thế từ lâu. Những giàn đại pháo 127 ly trên các Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng và Lư Thường Kiệt có nhịp bắn chậm hơn trong lúc các chiến hạm đôi bên vận chuyển với vận tốc cao nên rất khó nhắm vào mục tiêu. Riêng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 v́ chỉ c̣n một máy chánh nên xoay trở rất khó khăn và chậm chạp, giàn radar bất khiển dụng, t́nh trạng kỹ thuật không được khả quan nên lâm vào t́nh thế rất bất lợi.

      Với chiến thuật "tốc chiến, tốc thắng", các chiến hạm VNCH chiếm được thượng phong v́ bắn trước. Các tàu Trung Cộng bị thiệt hại nhiều trong những phút đầu tiên này nhưng cũng chống trả mănh liệt.

 

H́nh ảnh TC cập nhật 2006: Hai chiến đĩnh 274 và 271 TC phối hợp tác chiến "kích thương" Khu Trục Hạm HQVN.

 图片:274艇在前,271艇在后,呈一字纵队冲向敌舰

Đ phiến: 274 đĩnh tại tiền, 271 đĩnh tại hậu, tŕnh nhất tự túng đội trùng hướng địch hạm

Hai chiến đĩnh 274 phía trước và 271 phía sau, phối hợp tác chiến "kích thương" tàu địch.

http://www.sohu.com/a/147026191_651763

http://bbs.tiexue.net/post_12541032_1.html

 

图片:指挥台被击毁后,幸存的李福祥艇长不顾伤痛,从高高的舰桥上两级跳,跳到了主甲板上,通过主机舱口向下喊话继续指挥战斗。đồ phiến: chỉ huy thai bị kích hủy hậu, hạnh tồn đích lí phúc tường đĩnh trưởng bất cố thương thống, ṭng cao cao đích hạm kiều thượng lưỡng cấp khiêu, hiêu đáo liễu chủ giáp bản thượng, thông quá chủ cơ thương khẩu hướng hạ hảm thoại kế tục chỉ huy chiến đấu.

Ảnh: Sau khi đài chỉ huy bị phá hủy, đĩnh trưởng Li Fuxiang (Lư Phúc Tường), c̣n sống sót, đă nhảy từ đài chỉ huy xuống sàn chính phía dưới, thông qua một cánh cửa, ông la khẩu lệnh bằng miệng, tiếp tục chỉ huy trận đánh.

 

      Trên Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 thuộc phân đội Bắc, lệnh tác xạ của Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Lê Văn Thự, được đáp ứng ngay bằng quả đạn đầu tiên của khẩu đại pháo 127 ly do Trung Úy Đoàn Viết Ất làm trưởng khẩu. Sau đó, các khẩu đại bác 40 ly và 20 ly từ trước mũi đến sau lái thi nhau bắn vào tàu địch. Giống như như HQ-5, vũ khí chính của Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt là khẩu đại pháo 127 ly (5 inch) đặt tại sân trước. Cũng ở sân trước, đàng sau của khẩu đại pháo là giàn đại bác 40 ly đôi (2 ṇng) nằm một tầng cao hơn ngay dưới đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2 ṇng). Tại sân sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một bên hữu hạm. Sau đây là lời tường thuật của của một nhân chứng, sĩ quan hải hành Đào Dân (khóa 18 SQ/HQNT?) có mặt trên đài chỉ huy HQ-16 trong lúc xảy ra trận hải chiến:

      "Cả chiến hạm như bị giật lùi v́ tiếng khai hỏa của đại pháo 127 ly. Những người trên đài chỉ huy chú tâm đến nỗi ai cũng có cảm tưởng ḿnh nh́n thấy được đường đi của viên đại bác dầu tiên. Rồi tiếng nổ dồn dập của khẩu đại bác 40 ly đôi trước mũi và khẩu 40 ly đơn sau lái hữu hạm, cùng với tiếng nổ liên hồi của đại bác 20 ly làm thành một ḥa âm khó tả. Khói thuốc súng từ trước mũi, sau lái, boong trên phía sau và ngay đài chỉ huy phía dưới bay lên làm mờ cả một vùng trời trên chiến hạm ... Từ lỗ tṛn của ổ đại bác 127 ly trước mũi, Trung Úy Ất đă đứng hẳn người lên, nhô cả thân ḿnh lên trên ụ súng để tận mắt chứng kiến kết quả của những viên đạn đang nổ, điều chỉnh những sai sót. Tiếng oang oang thường ngày của Ất được dịp phát ra từ đó mà ở đài chỉ huy chúng tôi c̣n nghe được. "Lên hai độ", "xuống một độ", "bên phải", "bên trái một chút". Cả đài chỉ huy cùng chăm chú theo dơi từng viên đại pháo phát nổ xung quanh tàu địch, bỗng ồ lên như ong vỡ tổ:" Trúng rồi!" Tôi nh́n lên, chếch về phía bên phải mũi tàu, một chiến hạm địch đang bốc khói. Có lẽ là khói của viên đạn nổ tung ngay đài chỉ huy v́ sau đó, dường như hoạt động của tàu này có phần chậm lại".

      Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 là một hành phần của phân đội Bắc dưới quyền điều động của HQ-16. Trong lúc hải chiến, HQ-10 nằm chếch về hướng Nam, cách HQ-16 chừng 1 hải lư. V́ là một tàu loại rà ḿn được biến cải nên là chiến hạm chậm và nhỏ nhất trong số các đơn vị VNCH tham chiến. Ngoài ra, ngay từ khi gia nhập Hải Đội Hoàng Sa, t́nh trạng kỹ thuật của HQ-10 đă không được khả quan v́ chỉ c̣n một máy chánh, radar lại bị hư. Trước đây, trên đường đi từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa vào ngày 18/1, soái hạm HQ-5 đă phải rời đội h́nh, bỏ HQ-10 lại phía sau v́ chạy quá chậm. Tuy cần đi trước cho kịp giờ hẹn với các chiến hạm bạn tại Hoàng Sa, HQ-5 vẫn dùng radar của ḿnh để hướng dẫn HQ-10 hải hành trong đêm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu trọng pháo 76.2 ly đặt tại sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại sân giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên hông đài chỉ huy và sân sau.

      Theo kế hoạch lúc ban đầu, phân đội Bắc có nhiệm vụ yểm trợ hải pháo để phân đội Nam đổ quân chiếm đảo Quang Ḥa. Nhưng sau khi cuộc đổ bộ bất thành v́ quân Trung Cộng trên đảo quá đông và tàu yểm trợ của chúng cũng rất nhiều - tổng cộng 11 chiếc đủ loại - nên sau khi thảo luận kỹ càng, lực lượng VNCH quyết định tiêu diệt các chiến hạm địch trước. Đây là một quyết định rất sáng suốt v́ nếu phá được đoàn tàu yểm trợ, địch quân trên đảo sẽ bị cô lập và sẽ bị đánh tan dễ dàng. Do đó, HQ-10 cũng được chỉ định một mục tiêu tác xạ, đó là chiếc tàu Trung Cộng mang số 396. Theo lời tường thuật của các nhân chứng, chỉ trong ṿng 5 phút đầu, các khẩu hải pháo trên HQ-10 đă bắn tê liệt chiến hạm địch, pḥng lái và hầm máy bị cháy khiến chiếc tàu này không c̣n điều khiển được nữa, cứ chạy ṿng ṿng làm mồi cho hỏa lực chính xác của HQ-10. Tuy nhiên, v́ chỉ c̣n một máy, xoay trở rất khó khăn nên HQ-10 cũng bị trúng nhiều đạn địch. Hạm Trưởng, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà bị tử trận, Hạm Phó là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Sau khi bắn hạ tàu địch, cuối cùng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo cũng bị hy-sinh. Một số nhân viên xuống được bè đào thoát mang theo vị Hạm Phó, nhưng chẳng bao lâu, Đại Úy Trí cũng đền nợ nước v́ bị mất máu quá nhiều.

      Về việc Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo bị ch́m, có một số tài liệu nói rằng chiến hạm bị hỏa tiễn từ chiến hạm Trung Cộng bắn trúng đài chỉ huy. Tuy hải quân Trung Cộng có loại tàu Komar trang bị hỏa tiễn hải - hải (surface to surface missile) Styx nhưng lúc đó chưa có mặt tại Hoàng Sa, c̣n các loại tàu Kronstadt và T-43 tham chiến chỉ trang bị hải pháo cổ điển thông thường, hỏa tiễn nếu có cũng chỉ là loại cá nhân (rocket) cầm tay do toán bộ binh đổ bộ mang theo. Vả lại, nếu có loại phi tiễn đĩnh Komar tham chiến th́ có lẽ mục tiêu sẽ là những chiến hạm chủ lực lớn hơn chứ không phải HQ-10 là chiếc nhỏ và kém quan trọng nhất. Theo lời thuật lại của Trung Tá Vũ Hữu San, sau khi trận hải chiến đă chấm dứt, các chiến hạm ta quan sát thấy có 3, 4 lượng sóng bạc đầu rất lớn đang từ hướng Đông Bắc tiến lại rất nhanh. Rất có thể đây mới là các phi tiễn đĩnh Komar hay khinh tốc định Swatow của Trung Cộng từ căn cứ hải quân Yulin thuộc đảo Hải Nam kéo xuống trợ chiến. Nói tóm lại, có nhiều phần v́ HQ-10 vận chuyển khó khăn, bất lợi trong lúc hải chiến nên mới bị ch́m v́ trúng đạn của tàu địch.

      Trong số các tàu VNCH tham chiến, có lẽ chỉ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 mới xứng đáng mang danh "chiến hạm". Trong khi các "chiến hạm" khác tuy được gọi là Tuần Dương Hạm hay Hộ Tống Hạm, nhưng thật ra chỉ là loại tuần duyên (Coast Guard) hay tàu rà ḿn của Hoa Kỳ. HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hộ Tống Hạm được trang bị radar pḥng không tối tân (DER - Destroyer Escort Radar). Vũ khí chính là hai giàn đại pháo 76.2 ly có radar kiểm xạ (radar control) với khả năng tự ḍ t́m góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Đó là nói về loại DER nguyên thủy của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng khi chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam, những trang bị tối tân đều đă bị tháo gỡ hay không c̣n xử dụng được nữa v́ thiếu bảo tŕ hoặc cơ phận thay thế. Tuy hai khẩu đại pháo 76.2 ly, một tại sân trước và một tại sân sau vẫn c̣n, nhưng hệ thống kiểm xạ đă bất khiển dụng nên các vũ khí chính mất đi rất nhiều hiệu quả. Nếu các khẩu súng 76.2 ly c̣n chính xác và bắn nhanh như khi được đài kiểm xạ điều khiển giống như trong hải quân Hoa Kỳ, HQ-4 dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San đă bắn hạ dễ dàng các chiến hạm Trung Cộng. Nhưng rất tiếc, vào thời điểm năm 1974 khi Hoa Kỳ đă phủi tay và cuộc chiến tại Việt Nam gần tàn, khả năng tác chiến của HQ-4 đă giảm sút nhiều mặc dù thủy thủ đoàn rất thiện chiến. Một điểm khá bất lợi nữa là HQ-4 ngoài hai khẩu 76.2 ly, không có đại bác 40 ly bắn nhanh. Trong một trận hải chiến khi mục tiêu chỉ các trên dưới một hải lư, một dàn 40 ly bắn nhanh sẽ có lợi thế hơn một khẩu 76.2 ly bắn chậm.

      Nhưng dù với những bất lợi nói trên, dưới quyền chỉ huy sáng suốt, kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San cùng sự quả cảm, gan dạ của thủy thủ đoàn, HQ-4 đă xứng đáng mang danh Khu Trục Hạm. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76.2 ly đă chuẩn-bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong ṿng vài phút đầu, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đă bị bắn cháy không c̣n khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đă bị ch́m. Nhưng cũng như những chiến hạm đồng đội khác, HQ-4 là một mục tiêu khá lớn cho tàu địch nên cũng bị trúng nhiều vết đạn. Tuy-nhiên các máy móc chính, nhất là hệ thống truyền tin vẫn trong t́nh trạng khiển dụng tốt. Đặc biệt, Trung Tá San cho biết v́ HQ-4 là một chiến hạm khá lớn có nhiều tầng nên được trang bị một hệ thống quạt hút khổng lồ để các tầng bên dưới bớt nóng. Khi tác chiến, một viên đạn địch khi phát nổ đă thổi bay hệ thống quạt hút khổng lồ này. Tuy nhiên, những thiệt hại của HQ-4 được coi là nhẹ so với các chiến hạm bạn khác và vẫn c̣n khả năng tác chiến.

      Trên soái hạm HQ-5, khi lệnh tác chiến được ban hành, các ổ súng nổ ḍn dă hướng về tàu địch. Trong lúc tác chiến, Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, lo việc vận chuyển chiến hạm để vào vị trí tác xạ hữu hiệu nhất cũng như để tránh các vùng san hô, đá ngầm nguy hiểm trong khi Hạm Phó và Sĩ Quan Hải Pháo lo việc chỉ huy tác chiến. Mục tiêu của HQ-5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mănh liệt nhưng bị hư hại nặng v́ trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi ṿng chiến. Để dễ bề lẩn tránh, tàu địch phun ra một màn khói ngụy trang khiến HQ-5 khó nhận biết chính xác mục tiêu. Tuy nhiên, bị trúng đạn quá nặng, chiếc Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Ḥa để tránh bị ch́m. Tuy đă loại được đối thủ, nhưng t́nh trạng tác chiến của HQ-5 cũng không mấy khả quan. Tới khoảng 10 giờ 50 sáng tức là vào phút thứ 25 của trận chiến, tất cả các ổ súng lớn trên chiến hạm đều bị trở ngại tác xạ không bắn được, ngoại trừ khẩu đại bác 40 ly bên tả hạm do Thượng Sĩ Tài làm trưởng khẩu. Như vậy, nguyên hông phải của chiến hạm không c̣n trọng pháo để bảo vệ. Nguy hiểm hơn nữa, các chiến hạm c̣n lại của Trung Cộng tập trung lực lượng nhắm vào HQ-5 như để trả thù cho đồng bọn. Tuy bị bao vây và bắt đầu bị trúng nhiều đạn địch, khẩu đại bác 40 ly độc nhất c̣n lại phản pháo ác liệt khiến địch phải chùn lại. Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy có bốn lượng sóng lớn trắng xóa đang tiến tới từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn đĩnh loại Komar của địch đang trên đường đến tiếp viện. Trước t́nh thế bất lợi, vả lại các chiến hạm chính của địch tham chiến cũng đă bị hư hại, Đại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đă ra lệnh cho các chiến hạm VNCH rời vùng giao tranh để bảo toàn lực lượng.

      Khi rời khỏi vùng giao tranh vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19/1, hải đội VNCH cũng chia làm hai cánh. HQ-16 v́ hoạt động ở khu phía Bắc và đă bị thiệt hại khá nặng có nguy cơ bị ch́m nên đă đổi đường ngược lên phía Bắc, hướng về đảo Hoàng Sa rồi sau đó di chuyển về hướng Tây nhắm về Đà Nẵng. Trong khi đó phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 hải hành về hướng Đông Nam. Phía Trung Cộng cũng không c̣n sức để đuổi theo v́ tất cả các chiến hạm tham chiến đều đă bị ch́m hay lên cạn. Theo Hải Đội Trưởng Hà Văn Ngạc sau này cho biết, phân đội Nam đi về hướng Đông Nam để có thể đến căn cứ Hải Quân Subic Bay yêu cầu Hoa Kỳ sửa chữa nếu cần.

      Khoảng ba tiếng đồng hồ sau, vào lúc 2 giờ 15 phút, phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 nhận được lệnh của Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh HQVNCH lúc đó có mặt tại Đà Nẵng, quay trở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Các chiến hạm liền đổi đường về hướng Tây Bắc trở lại vùng đă xảy ra trận hải chiến hồi sáng. khi đă gần tới Hoàng Sa, vào lúc 5 giờ 20 chiều, lệnh cố thủ được hủy bỏ, phân đội Nam được lệnh trở về Đà Nẵng. Về lệnh "cố thủ" này, Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đă viết trong bài nói chuyện kỷ niệm 24 năm trận hải chiến Hoàng Sa, đọc tại San José vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 nguyên văn như sau:

      "Sau Hoàng Sa 24 năm, chúng tôi c̣n sống và vẫn đi t́m trong mấy chục triệu sách thư viện nhưng cho đến nay, đă không thể nào t́m thấy được cái lư tưởng nào cao xa hơn được biểu lộ qua h́nh ảnh Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 tuân hành quân lệnh chuẩn bị lên cạn phơi xác ḿnh. Quân lịnh như núi! Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh! Đến chiều tối, lệnh hải hành rời bỏ Hoàng Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến hạm mang đầy vết thương vẫn c̣n đang rỉ máu, được về Đà Nẵng để lo mai táng cho các bạn đă hy sinh, đưa đồng đội bị thương vào quân y viện và sửa chữa chiến hạm . . .".

      Những lời nói hào hùng đầy khí tiết của Trung Tá San tưởng đă diễn tả quá đủ tinh thần chiến đấu bảo vệ lănh thổ, v́ nước quên ḿnh của các chiến sĩ HQ/VNCH. Mới đây, chúng tôi được hân hạnh phỏng vấn vị cựu TL/HQ/VNCH. Đề Đốc Chơn cho biết về lệnh "quay trở lại Hoàng Sa" như sau: "V́ sau trận hải chiến, hệ thống truyền tin của các chiến hạm không được toàn hảo nên tôi không biết rơ t́nh h́nh tại Hoàng Sa do đó đă ra lệnh cho các chiến hạm trở lại để bảo vệ lănh thổ. Khi hệ thống truyền tin được sửa chữa xong, tôi biết rơ hơn về t́nh trạng các chiến hạm nên đă ra lệnh trở về Đà Nẵng."

      Đến ngày 20 tháng 1, các chiến hạm HQ/VNCH về tới Đà Nẵng. HQ-4 và HQ-5 cập cầu Thống Nhất tại bến thương cảng hối 7 giờ 30 sáng. Riêng Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 được Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-6 hộ tống cập cầu Tiên Sa thuộc BTL/V1DH vào lúc 10 giờ sáng.  

 

VIII. TỔNG KẾT THIỆT HẠI ĐÔI BÊN     

1. PHÍA VIỆT NAM CỘNG H̉A     

      Thiệt hại về phía HQ/VNCH được ghi nhận ở mức trung b́nh, gồm 1 chiến hạm bị ch́m và 3 chiếc khác bị hư hại. Về phần nhân mạng, số tử thương và bị thương tương đối nhẹ.

      Ngoài ra, c̣n một số binh sĩ và nhân viên dân chính bị bắt giữ vào ngày 20/1/74 khi phi cơ và chiến hạm Trung Cộng oanh, pháo kích rồi cho quân đổ bộ lên các đảo. Nhóm tù binh này gồm 14 nhân viên thuộc HQ-4 được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền vào khoảng 10 giờ sáng ngày 18/1 và 34 binh sĩ Địa Phương Quân cùng nhân viên khí tượng, trong số này có một nhân viên dân chính Hoa Kỳ tên Gerald Emil Kosh. Những người bị bắt bị đưa về đảo Hải Nam vào ngày 21/1 và sau cùng b́ giam tại nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm thương bệnh binh được trao trả vào ngày 31/1 tại cầu Shumchum là ranh giới giữa Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông. Sau 27 ngày bị giam giữ, trước sự đ̣i hỏi hợp lư quả VNCH và dưới áp lực của giới ngoại giao cũng như hội Hồng Thập Tự quốc tế, Trung Cộng đă phải phóng thích toàn bộ số 43 tù binh c̣n lại.

      Sau đây là chi tiết về những thiệt hại về phía HQ/VNCH:     

a. Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10

      Đây là chiến hạm nhỏ nhất và có hỏa lực yếu nhất trong số các chiến hạm VNCH tham chiến. Ngoài ra, t́nh trạng kỹ thuật c̣n không được khả quan khiến HQ-10 lại càng thêm bất lợi. Khởi đầu trận chiến, trong lúc hai chiến hạm Trung Cộng 389 và 396 dồn hỏa lực vào HQ-16 là chiến hạm lớn hơn, HQ-10 đă tận dụng hỏa lực cơ hữu bắn cháy mục tiêu được chỉ định là chiến hạm Trung Cộng mang số 396, sau đó c̣n bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến chiếc 389 bị tê liệt không c̣n vận chuyển được nữa. Tuy nhiên, HQ-10 cũng bị bắn trúng đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng bị tử thương, hệ thống truyền tin bị tê liệt và hầm máy bị cháy. V́ vậy, đă có lúc Hộ Tống Hạm Việt-Nam HQ-10 và Trục-lôi-Hạm Trung-Cộng T-389 trôi nổi không kiểm soát được trên mặt biển, đă đụng vào nhau. Khi các chiến hạm VNCH rời trận chiến vào khoảng 11 giờ sáng, HQ-10 vẫn c̣n trôi nổi trong vùng. Khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, hai chiến hạm Kronstadt của Trung Cộng mang số 281 và 282 vừa nhập vùng, dùng hải pháo tác xạ dữ dội vào HQ-10 không c̣n tự vệ được nữa. Măi tới khoảng 3 giờ chiều, HQ-10 mới bị ch́m. Tài liệu của Trung Cộng nói rơ về trường hợp HQ-10 như sau: "Trong lúc hải chiến ác liệt, tuy Hộ Tống Hạm (HTH) Nhựt Tảo của VNCH bị trọng thương, nhưng Trục-lôi-hạm 389 (T-389) cũng bị chiến hạm VNCH bắn hư hại nặng. Đài chỉ hủy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương. Tuy nhiên những nhân viên c̣n lại vẫn không sợ chết, kiên tŕ giữ vững vị trí chiến đấu. V́ hầm chứa đạn bị bắn trúng thủng một lỗ lớn, một thủy thủ tuy đă bị thương nặng ở bụng và hai đầu gối nhưng vẫn cởi quần áo nhét vào lỗ thủng và tiếp đạn cho tới lúc chết tại chỗ. Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không c̣n dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. T-389 và HTH Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau. Dân quân trên T-389 có lúc đă dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo v́ khoảng cách đôi bên quá gần.

      Trong lúc đó, TDH Lư Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, Trục-Lôi-Hạm (TLH) 389 vẫn chống trả mănh liệt. V́ sợ bị bắn trúng, TDH Lư Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy TDH Lư Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần B́nh Trọng cũng rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo v́ bị hư hại nặng chỉ c̣n trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không c̣n đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là Kronstadt 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rơ ràng không c̣n tự vệ được. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị ch́m tại vị trí chừng hai hải lư rưỡi về phía nam của băi san hô Antelope."

      Một số nhân chứng từ các chiến hạm bạn quan sát c̣n cho biết chiếc máy chánh duy nhất c̣n lại có lẽ cũng bị hư hại nên HQ-10 không thể vận chuyển được nữa, do đó chiến hạm đă bị tàu địch bắn ch́m. Số nhân viên c̣n lại gồm 23 người, trong đó có Hạm Phó lúc đó bị trọng thương đă xuống 4 chiếc bè cấp cứu đào thoát. Trong lúc trôi dạt trên biển cả, vị Hạm Phó và một nhân viên khác từ trần nên đă được thủy táng. Sau bốn ngày ba đêm lênh đênh trên đại dương không đồ ăn và nước uống, nhóm thủy thủ gặp nạn được chiếc tàu dầu SKOPIONELLA của công ty Shell trên đường đi từ Hồng Kông đến Singapore vớt tại vị trí các Đà Nẵng chừng 150 hải lư về hướng Đông.     

b. Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ-16

      HQ-16 thuộc Phân Đội Bắc cùng với HQ-10 nên cũng bị thiệt hại khá nặng. Trong lúc dùng các khẩu hải pháo 127 ly và 40 ly loại chiếc tàu Trung Cộng mang số 389 ra khỏi ṿng chiến, HQ-16 cũng bị trúng đạn. Hầm đạn 127 ly phía trước mũi bị trúng đạn khiến nước tràn vào mỗi khi mũi tàu chúc xuống nên sau đó đă phải cô lập. Một máy điện bị bắn hư và giây điện đứt làm hệ thống điện khiến hầm máy chỗ nào cũng bị điện giật, do đó nhân viên cơ khí và điện khí phải di tản. Nguy hiểm hơn cả là hông tàu ngang hầm máy chánh tả bị thủng một lỗ lớn ngay tầm nước khiến nước biển tràn vào như thác lũ. Chiến hạm mỗi lúc một nghiêng thêm về bên trái và có nguy cơ bị ch́m nếu không bịt được lỗ thủng. Sau cùng, nhờ sĩ quan cơ khí trưởng là Đại Úy CK Trần Văn Hiệp điều động nhân viên pḥng tai và cơ khí cô lập được hầm máy tả, chiến hạm vẫn tự vận chuyển được dù chỉ c̣n máy chánh hữu. V́ hầm đạn đă bị cô lập khiến khẩu 127 ly không c̣n bắn được nữa, ngoài ra chỉ c̣n một máy và v́ tàu bị mất điện hoàn toàn nên hệ truyền tin và tay lái điện cũng bị tê liệt. V́ Các tàu địch lúc đó cũng đă bị cháy hay bị ch́m, nên HQ-16 rời ṿng chiến, di chuyển về hướng Bắc để giữ an toàn.

      Riêng toán nhân viên 15 người thuộc HQ-16 do Hải Quân Trung Úy Lâm Trí Liêm chỉ huy đổ bộ lên đảo Vĩnh-Lạc vào ngày 17-1 đă bị mất liên lạc với chiến hạm sau trận hải chiến nên phải tự rút khỏi đảo bằng xuồng cao su. Sau 10 ngày lênh đênh trên biển cả, những người này đă được ghe đánh cá cứu thoát đưa về Qui Nhơn nhưng có một người bị chết v́ kiệt lực, đó là Hạ Sĩ Nhất Quản Kho Nguyễn Văn Duyên. Toán đổ bộ 15 người này sau đó đă được đặc cách thăng một cấp.      

c. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4

      Là chiến hạm có thủy-thủ-đoàn thiện-chiến với hai đại bác 76 ly nên HQ-4 tiêu diệt mục tiêu không mấy khó khăn. Theo báo cáo, soái hạm địch là chiếc chiếc Kronstadt 271 đă bị HQ-4 bắn cháy, sau đó phát nổ và ch́m ngay từ những phút đầu của cuộc hải chiến. Tuy nhiên, trong hải-chiến tương-đối ngắn ngủi đó, HQ-4 cũng bị trúng nhiều phát đạn của địch quân. Thiệt hại về nhân mạng không đáng kể; thiệt hại vật chất trên chiến hạm được ghi nhận tới gần ngàn vết đạn đủ loại. Tưởng cũng nên nói thêm, v́ cấp chỉ huy Trung Cộng và t́nh-báo Quân-Ủy Trung-Ương của họ lầm tưởng HQ.4 là soái hạm của Hải Đội VNCH nên đă dùng hai chiến hạm K-271 và K-274 toàn lực tấn công ngay từ phút đầu.

      Trong số các chiến hạm HQ/VNCH tham chiến, tuy về mặt vỏ tàu bị nặng nhất nhưng về kỹ-thuật, HQ-4 chỉ thiệt hại tương đối nhẹ nhàng nhờ nhân-viên pḥng-tai ưu-hạng của chiến-hạm[20]. Hai khẩu trọng pháo 76 ly trở ngại v́ không có radar khiển-pháo, vẫn tác xạ đều trong lúc tác chiến. Máy chánh, máy điện và hệ thống truyền tin khiển dụng tốt. HQ-4 sau khi hàn gắn vỏ tàu, coi như vẫn c̣n đầy đủ khả năng tác chiến.     

d. Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ-5

      HQ-5 là nơi HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đặt bộ tham mưu nên được coi là soái hạm. Theo bản báo cáo hậu hành quân, tất cả hỏa lực của HQ-5 tập trung vào chiếc Kronstadt mang số 274. Không bao lâu, mục tiêu bị bốc cháy v́ trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly. Tàu địch phải ủi vào băi san hô sát đảo Quang Ḥa để khỏi bị ch́m, do đó coi như bị hư hại hoàn toàn. Về phần HQ-5 cũng bị trúng đạn nhiều nơi, các ổ trọng pháo chính 127 ly và 40 ly đôi trước mũi cũng bị trở ngại tác xạ, chỉ c̣n khẩu 40 ly bên tả hạm xử dụng được. Chính khẩu súng này đă bắn chặn không cho các tàu địch tới gần.

      Thiệt hại về nhân mạng trên HQ-5 gồm 1 sĩ quan chết, 3 bị thương; hạ sĩ quan 2 chết 4 bị thương; đoàn viên 9 bị thương. Tổng cộng 3 chết 16 bị thương. Về vật chất, nhiều kho pḥng, máy móc và hệ thống giây, ống bị trúng đạn. Lửa bốc cháy cũng như nước tràn vào tại nhiều nơi trên chiến hạm. Nhân viên pḥng tai và toán hải kích tăng phái đă xử dụng tối đa phương tiện cơ hữu để cứu thủy và cứa hỏa. Hạm Trưởng đă ra lệnh làm ngập nước hầm đạn 127 ly để tránh đạn phát nổ v́ kho điện tử và kho cơ khí bị bốc cháy. Tuy bị hư hại khá trầm trọng nhưng HQ-5 không gặp nguy cơ bị ch́m hay bị tiêu hủy v́ cơ khí trưởng là Thiếu Tá CK Trần Đắc Nguyền là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm đă đắc lực điều động nhân viên dập tắt các đám cháy, bít các lỗ thủng và sửa chữa cá máy móc hư hỏng. Do đó, chỉ sau một thời gian ngắn, HQ-5 đă trở về t́nh trạng hoạt động gần như b́nh thường.     

2. PHÍA TRUNG CỘNG 

      Về thiệt hại, tài liệu Trung Cộng cho biết: "Tuy nhiên, chiến thắng nào cũng phải trả giá. Về phía TC, tổng cộng có 18 người tử trận trong số này 1 Hạm Trưởng và 67 người khác bị thương. T-389 bị hư hại nặng, nếu không kịp ủi vào băi san hô chắc chắn sẽ bị ch́m. Ba chiến hạm khác đều bị trúng đạn, thiệt hại trung b́nh".

      Trên thực tế cả 4 chiến hạm Trung Cộng trực tiếp tham chiến đều bị trúng đạn hư hại nặng, hoặc bị ch́m hoặc phải ủi băi san hô để tránh bị ch́m. Bằng chứng là HQ-10 tuy nhân viên đă đào thoát hết, chỉ c̣n là một xác tàu trôi nổi, nhưng các chiến hạm Trung Cộng tham dự trận đánh đă không c̣n khả năng tác chiến, phải đợi đến 4 tiếng đồng hồ sau, hai chiến hạm tăng viện là Kronstadt 281 và Kronstadt 282 vừa tới mới bắn ch́m được chiến hạm VNCH. Về phần nhân mạng, tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ (chưa được phối kiểm) cho biết cả 4 Hạm Trưởng các chiến hạm TC gồm 3 Đại Tá và 1 Trung Tá đều bị tử thương. Ngoài ra, BTL mặt trận gồm 1 Đô Đốc, 4 Đại tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương. Chúng tôi rất dè dặt khi loan tin này. Các chiến hạm TC đều thuộc loại nhỏ, thủy thủ đoàn không quá trăm người, nên Hạm Trưởng mang cấp bậc Đại Tá là điều hăn hữu.

     

IX.THÁI ĐỘ VÀ PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ 

      Vào ngày 19 tháng 1, ngay sau khi xảy ra trận hải chiến tại Hoàng Sa, một nhân viên giao tế thuộc Bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ là ông John F. King tuyên bố chính thức tại Hoa Thịnh Đốn: "Hoa Kỳ không nghiêng về phe nào, tuy nhiên chúng tôi rất muốn có một sự giàn xếp ôn ḥa". Khi trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông King nói tiếp: "Hoa Kỳ không dính dáng ǵ đến việc tranh chấp tại Hoàng Sa". Như vậy, ít nhất về mặt ngoại giao, Hoa Kỳ đă chọn thái độ trung lập.

      Sang ngày 21 tháng 1, Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ cho biết đă chỉ thị cho Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đang hoạt động tại vùng Thái B́nh Dương không được can dự vào các trận đánh giữa VNCH và Trung Cộng để dành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Trong lúc đó, nguồn tin UPI từ Sài G̣n cho biết chính Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin cũng đă từ chối lời yêu cầu của chính phủ VNCH, không chịu cung cấp chiến hạm và phi cơ trực thăng tiếp cứu những thủy thủ Việt Nam và một người Mỹ lâm nạn. Tại Hoa Thịnh Đốn, phát ngôn viên Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ, ông Jerry W. Friedman tuyên bố không hay biết ǵ về lời yêu cầu trợ giúp này. Nguồn tin AP rơ ràng hơn, cho biết chính phủ VNCH đă yêu cầu Đệ Thất Hạm Đội cho chiến hạm và phi cơ trực thăng t́m kiếm thủy thủ đoàn của một chiến hạm Việt Nam đă bị ch́m tại Hoàng Sa.

      Khi được hỏi về việc có một người Mỹ cũng bị mất tích tại Hoàng Sa, ông King giải thích: "người Mỹ này là một nhân viên dân chính làm việc cho cơ quan DAO tại Sài G̣n và đă ra Hoàng Sa theo lời mời của vị Tư Lệnh Hải Quân tại Đà Nẵng. Cuộc hành tŕnh này là một chuyến viếng thăm thông thường dự trù trong 3 ngày và đă được xếp đặt trước khi có đụng độ". Ông cũng cho biết không có tin tức ǵ về số phận của người Mỹ này.

      Ngày 22 tháng 1, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger chính thức lên tiếng từ chối không chịu bênh vực phe nào trong cuộc tranh chấp tại Hoàng Sa. Ông Kissinger cũng nói Hoa Kỳ "rất tiếc đă có vụ đụng độ quân sự tại Hoàng Sa". Trong buổi họp báo. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ cho biết ưu tiên hiện tại chưa hẳn là vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, nhưng là việc đôi bên cộng tác chặt chẽ và cải thiện mối giây liên lạc trên nhiều lănh vực khác nhau".

      Sang ngày 23 tháng 1, giới chức Hoa Kỳ cho biết người Mỹ bị mất tích tại Hoàng Sa thuộc nhóm nhân viên dân chính là việc cho Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ. Đây là nhóm "quan sát viên" có nhiệm vụ theo dơi và báo cáo những hoạt động và hiệu năng của quân đội VNCH.

      Phát ngôn viên Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ giải thích:" Họ không phải là cố vấn mà chỉ là các quan sát viên có nhiệm vụ báo cáo về việc xử dụng cũng như hiệu năng của các chiến cụ". Nhóm này chỉ có vào khoảng trên dưới mười người và c̣n được gọi là những "liên lạc viên". Giới chức ngoại giao tin tưởng rằng Hoa Kỳ đă không vi phạm đạo luật của Quốc Hội ngăn cấm việc xử dụng quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng không vi phạm thỏa hiệp Paris.

      Theo nguồn tin ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, người Mỹ mất tích tên là Gerald Emil Kosh, 27 tuổi, quê quán tại Lafayetteville, tiểu bang Pennsylvania, cựu Đại Úy lục quân đă từng tham chiến tại Việt Nam và được tưởng thưởng một huy chương với ngôi sao bạc và chiến thương bội tinh. Phát ngôn viên Ṭa Đại Sứ c̣n cho biết thêm:" Ông Kosh hiện là một nhân viên dân chính đă có mặt trên một chiến hạm VNCH tham chiến tại Hoàng Sa. Sau một trận hải chiến dữ dội, HQVN đă đưa ông này lên đảo Hoàng Sa để được an toàn hơn. Nhưng ngày hôm sau, phi cơ Mig và chiến hạm Trung Cộng oanh kích đảo và số phận của ông Kosh không được biết từ đó". Riêng Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ vẫn không tiết lộ ǵ nhiều về nhiệm vụ của ông Kosh, chỉ nói rằng ông là nhân viên dân sự làm việc cho pḥng tùy viên quân sự của Ṭa Đại Sứ tại Sài G̣n. Nguồn tin này không được chính xác. Ông Kosh không có mặt trên chiến hạm VNCH v́ ông đă yêu cầu HQ-5 đưa lên đảo Hoàng Sa vào tối 18/1, một ngày trước khi xảy ra trận hải chiến.

      Cuối cùng, sau 10 ngày bị bắt giữ, ông Kosh được Trung Cộng thả vào ngày 31 tháng 1 tại cây cầu Lo Wu, ranh giới giữa Hương Cảng và tỉnh Quảng Đông. 

 

X. KẾT LUẬN

       Trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa giữa HQ/VNCH và HQ/TC diễn ra trong ṿng 30 phút, một thời gian tương đối ngắn ngủi, nhưng hậu quả c̣n kéo dài cho tới ngày nay. Sau khi chiếm được Hoàng Sa, lực lượng TC tiến sâu hơn về phía Nam, chiếm thêm một số đảo thuộc vùng Trường Sa. Hiện nay, các đảo tại Hoàng Sa đă được cải tiến thành những căn cứ quân sự quan trọng, có phi trường và cầu tàu khá tối tân. Ngoài ra, TC cũng đă có quân đồn trú thường trực và xây cất công sự pḥng thủ rất kiên cố trên nhiều hải đảo khác tại Biển Đông. Tham vọng của Trung Cộng c̣n biểu lộ trắng trợn hơn khi họ đơn phương vẽ lại bản đồ, đ̣i chủ quyền hầu như trọn Biển Đông, có nơi chỉ cách bờ biển Việt Nam vài chục hải lư. Mới đây TC lại ép Việt Nam kư thỏa ước biên giới, chiếm thêm một số đất vùng thượng du, và quan trọng hơn, một phần lănh hải trong vịnh Bắc Việt.

       Trước sự lấn lướt của TC chính quyền Việt Nam hiện tại ở trong thế bị động v́ vẫn c̣n nằm trong quĩ đạo của TC và nhất là trước đây đă lên tiếng công nhận chủ quyền của "người anh em xă nghĩa" tại Biển Đông. Nếu TC đạt được tham vọng bành trướng của họ, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ bị hoàn toàn khống chế và nằm dưới quyền sinh sát của kẻ thù truyền kiếp. Dưới áp lực nặng nề của người láng giềng không lồ đầy dă tâm phương Bắc, Việt Nam bắt buộc phải cựa quậy bằng đủ mọi cách, kể cả việc mong được nương tựa vào "đế quốc Mỹ" để khỏi bị nghẹt thở. Chính v́ vậy mà cách đây không lâu, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Việt Nam Trần Văn Trà đă chính thức thăm viếng Hoa Kỳ, và chiến hạm Vandergrift của HQ Hoa Kỳ cũng ghé bến Sài G̣n. Đây là những "đ̣n gió" của HK và VN ngầm nhắn TC hăy tự chế, nếu không có thể đụng độ với liên minh quân sự Việt - Mỹ.

      Tuy nhiên, chính sách "đi giây", ngả bên này nghiêng bên kia để sống c̣n cũng không phải là kế lâu dài. V́ dựa vào "đế quốc" hay "ông thầy vĩ đại" rút cục cũng vẫn phải chịu thân phận tôi đ̣i, sớm muộn ǵ cũng bị chủ nhân bắt nạt. Chỉ khi nào dân Việt được Tự Do làm chủ vận mệnh của ḿnh, đất nước mới hy vọng tiến bộ phú cường khiến thế giới kính nể, lúc đó Việt Nam mới có cơ hội nói chuyện ngang hàng lân bang, đ̣i lại quyền lợi chính đáng của ḿnh trên Biển Đông.

Trần Đỗ Cẩm

(Austin, Texas tháng 1/2004, có chỉnh sửa)

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Điạ Lư Biển Đông Với Hoàng Sa và Trường Sa (Vũ Hữu San)

2. Hạm Đội Hải Quân QLVNCH (Bảo Biển)

3. Lướt Sóng số đặc biệt "Chiến Thắng Hoàng Sa"

4. Đặc San CQN/HQ/VNCH số đặc biệt Hoàng Sa

5. Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa (Hà Văn Ngạc)

6. Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt Và Trận Hải Chiến Hoàng Sa (Đào Dân)

7. Lần Đào Thoát Ở Hoàng Sa (Nguyễn Đông Mai)

8. Tài Liệu từ các Websites Trung Cộng.


 

TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

THEO TÀI LIỆU TRUNG CỘNG 

Trần Đỗ Cẩm

 - Kính tặng thủy thủ đoàn các chiến hạm

HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 HQ/VNCH

 đă anh dũng tác-xạ vào tàu địch

 trong trận hải chiến lịch sử lẫy lừng nhất

 của quân sử HQ/VNCH.

 

- Kính dâng hương hồn các tử sĩ Hoàng Sa.

 

 

MỞ ĐẦU

 

Trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa (HQ/VNCH) và Hải Quân Trung Cộng (HQ/TC) tại quần đảo Hoàng Sa xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, t́nh đến nay đă được tṛn 30 năm. Ngay sau đó, phát ngôn viên quân sự VNCH đă công bố một số chi tiết liên quan tới trận hải chiến. Báo chí tại Miền Nam Việt Nam cũng viết nhiều bài tường thuật dựa theo nguồn tin chính thức. Riêng Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH đă dành riêng một số báo Lướt Sóng viết về biến cố quan trọng này.

      Gần đây tại hải ngoại, một số các nhân chứng trực tiếp tham dự cũng đă viết nhiều bài khá trung thực và giá trị. Tuy nhiên đa số những bài viết kể trên đều căn cứ vào tài liệu và quan điểm của VNCH. V́ cần phù hợp với t́nh h́nh chính trị và đường lối uyển chuyển trên lănh vực ngoại giao vào thời điểm 1974, một số chi tiết quan trọng đă không được tiết lộ chính xác. Điển h́nh, phát ngôn viên quân sự VNCH trong một cuộc họp báo chính thức cho biết các chiến hạm TC đă nổ súng trước nên phía VNCH phải bắn trả để tự vệ. Thật ra, nhiều nhân chứng có mặt tại chỗ đă xác nhận trong những bài viết sau này, chính các chiến hạm VNCH đă nổ súng trước để đánh đuổi bọn xâm lăng. "Giặc đến nhà th́ phải đánh", hành động đầy chính nghĩa, hợp lư và hợp pháp này nếu chưa thích hợp để công bố vào năm 1974, th́ bây giờ rất cần làm sáng tỏ để chứng minh người Việt Nam, nhất là HQ/VNCH dù phải đối đầu với quân xâm lược mạnh hơn gấp bội, vẫn không ngần ngại nổ súng để bảo vệ bờ cơi.

      Tuy nhiên, dù đă có nhiều bài viết về trận hải chiến Hoàng Sa, thiết tưởng việc tường thuật trung thực vẫn không thể đầy đủ nếu thiếu phần tài liệu của "phía bên kia" tức là TC. Vào thời điểm 1974, v́ có sự cách biệt quá lớn về ư-thức-hệ giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản nên những tin tức trao đổi giữa đôi bên rất giới hạn. Hầu như những tin tức từ phía Cộng Sản đều bị chế độ độc tài đảng trị cố t́nh ngăn chặn bởi bức "màn sắt", "màn tre" nên khó lọt ra ngoài. Thảng hoặc, nếu có chi tiết nào cố t́nh được "Đảng và Nhà Nước" công bố th́ cũng chỉ thuộc loại tuyên truyền quá lố như "dân quân TC ḅ tới gần các chiến hạm VNCH ném lựu đạn vào lỗ châu mai", v́ vậy chẳng có một giá trị nào trong việc truy nhận sự thật. Rất may mắn, trong ṿng mấy năm gần đây, cao trào Tự Do Dân Chủ đă khiến các nước khối Cộng hoặc tự động bị tan ră như Nga Sô và một số quốc gia Đông Âu. TC và VN cũng bắt buộc phải "đổi mới" để sống c̣n. Dân chúng TC nhờ thế, đỡ bị "bịt mồm, bóp miệng", có thể nói lên phần nào sự thật.

      Lại nữa, phương tiện truyền thông qua mạng lưới điện tử toàn cầu đă khiến việc trao đổi tin tức trở nên dễ dàng hơn. Vả lại, trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra đă khá lâu, khía cạnh tuyên truyền không c̣n được đặt nặng bằng nhu cầu t́m hiểu sự thật. V́ vậy trong khoảng thời gian gần đây, chúng tôi đă may mắn t́m được một số các tài liệu TC liên quan tới trận hải chiến do chính những nhân chứng tham dự thuật lại. Nh́n chung, tuy vẫn c̣n nặng mang hơi hướm "Mao Chỉ Tịch", nhưng nếu gạn bỏ khía cạnh tuyên truyền như đề cao dân quân quá đáng, che dấu thiệt hại, dành phần thắng về ḿnh v.v…, chúng ta vẫn có thể t́m được một số chi tiết khá giá trị. Khi tổng hợp những chi tiết này với những tài liệu đă được công bố từ trước, chúng ta có thể nh́n được khá gần sự thật.         

      Do đó, mục tiêu của bài này không phải tường thuật lại những chi tiết liên quan tới trận hải chiến Hoàng Sa là điều các tác giả khác đă viết khá chi tiết và đầy đủ. Chúng tôi chỉ muốn bổ túc một số chi tiết về trận hải chiến Hoàng-Sa dựa theo các tài liệu của TC mới sưu tầm được để t́m hiểu một số quyết định quan trọng của họ liên quan tới trận hải chiến như: kế hoạch lấn chiếm Hoàng Sa, các chiến hạm tham chiến, diễn-tiến trận hải chiến, hệ-thống chỉ-đạo, chiến lược chiến thuật, trường hợp hy sinh bi hùng của Hộ Tống Hạm (HTH) Nhựt Tảo… Ngoài ra chúng ta cũng có thể suy đoán được khá chính xác về những thiệt hại của phía TC.

      Để dễ theo dơi, tưởng cũng cần nhấn mạnh đa số những điểm chính nêu lên trong bài này đều là những ghi nhận và quan điểm căn cứ vào tài liệu và nhăn quan của TC. Phụ thêm vào đó là một số nhận định riêng của người viết.

      Khi đề cập tới những chiến hạm VNCH, phía TC thường dùng tên hiệu như Tuần Dương Hạm (TDH) Lư Thường Kiệt, Khu Trục Hạm (KTH) Trần Khánh Dư v.v…, trong khi các bài viết của chúng ta lại hay sử-dụng chỉ số như HQ-16, HQ-4 thay v́ tên hiệu như họ. Đây là sự khác biệt khá quan trọng. V́ bài viết này căn cứ vào tài liệu TC nên chúng tôi cũng xử dụng tên hiệu của các chiến hạm VNCH để phần tường thuật được nhất quán.

 

 

KẾ HOẠCH LẤN CHIẾM HOÀNG SA

 

      Sau khi cưỡng chiếm nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) vào ngày 21 tháng 12 năm 1956, đến năm 1974, dùng chính sách ngoại giao "bóng bàn" bang giao được với Hoa Kỳ, TC đă chuẩn bị khá kỹ càng kế hoạch bành trướng tại Biển Đông. Ngoài tầm quan trọng về mặt quân sự, với dân số quá đông trên 1 tỷ người, TC cần tận dụng các tài nguyên về ngư sản và khoáng sản tại vùng biển chưa được khai thác này để sống c̣n. Người Mỹ lúc đó đă rút quân khỏi Việt Nam và cũng đă có kế hoạch triệt thoái khỏi toàn vùng Đông Nam Á bằng cách đóng cửa các cơ sở quân sự quan trọng tại Phi Luật Tân như căn cứ Không Quân Clark Air Base, căn cứ Hải Quân Subic Bay. Lo ngại rằng sự vắng mặt của ḿnh sẽ tạo cơ hội tốt cho Nga Sô bành trướng nên Hoa Kỳ cũng muốn có một lực lượng tương đối mạnh khả dĩ có thể thay thế họ ngăn chặn và cầm chân lực lượng đối thủ chiến tranh lạnh hàng đầu. TC đang có tham vọng bành trướng tại Biển Đông, c̣n Hoa Kỳ muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Nga Sô tại vùng này nên chúng ta không ngạc nhiên khi "kẻ cắp bà già" bắt tay nhau, Hoa Kỳ đă ngầm thỏa thuận để TC ngang nhiên lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH và sau này tiến xa hơn tới tận Trường Sa, cách lănh thổ TC cả ngàn cây số.

      Để mở đầu kế hoạch lấn chiếm, trên mặt ngoại giao, Bộ Ngoại Giao TC đột nhiên lên tiếng đ̣i chủ quyền tại Hoàng Sa, đồng thời lén lút cho ngư thuyền vơ trang chở quân lính giả dạng dân đánh cá đổ bộ lên một số đảo do VNCH kiểm soát từ lâu trong vùng Hoàng Sa. Dự đoán thế nào phía VNCH cũng phản ứng mạnh mẽ, chính phủ TC từ các giới chức cao cấp nhất như Chủ Tịch Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu B́nh, Châu Ân Lai và toàn bộ Quân Ủy Trung Ương đă đồng thanh quyết định sẽ dùng biện pháp quân sự để đánh chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH nếu cần. Khởi đầu, họ đổ quân lên các đảo, đồng thời cho tàu bè và chiến hạm khiêu khích lực lượng VNCH. Nếu các chiến hạm VNCH lặng lẽ cúi đầu bỏ đi như lời một viên chức Hoa Kỳ tại Việt Nam đe dọa "nếu các chiến hạm Việt Nam nổ súng tại Hoàng Sa, HQ/VNCH sẽ bị xoá tên ngay", TC sẽ ngang nhiên chiếm Hoàng Sa theo chiến thuật tiệm tiến "tầm ăn dâu" lấy từng đảo một như họ làm tại Trường Sa sau này. Ngược lại, nếu VNCH tham chiến, dù các HQ/VNCH có chiến thắng đánh ch́m tất cả các chiến hạm TC tại chỗ nhưng vẫn không thể giữ được Hoàng Sa v́ lực lượng tăng viện TC gồm nhiều chiến hạm tối tân và có cả phi cơ tham chiến sẽ kéo tới đánh ch́m các chiến hạm VNCH dễ dàng. V́ vậy, khi TDH Lư Thường Kiệt được phái ra Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 1 năm 1974 để thám sát, chính phủ TC liền lập tức xử dụng phương tiện quân sự. Tài liệu TC tóm lược kế hoạch lấn chiếm này như sau:

      "Lo ngại VNCH điên cuồng khiêu khích để chiếm Hoàng Sa, quân trên đảo báo cáo về Trung Ương và lập tức được tŕnh lên thượng cấp. Các đồng chí Zhou Enlai và Phó Chủ Tịch nhà nước Ye Jianying đệ tŕnh một kế hoạch phản công bằng quân sự và được chủ tịch Mao Zedong mau chóng chấp thuận. Kế hoạch này bao gồm việc tăng cường chiến hạm tuần tiễu và dùng biện pháp quân sự để giữ đảo. Đồng chí Đặng Tiểu B́nh cùng giới lănh đạo quân sự thảo kế hoạch đánh chiến hạm địch, tái chiếm các đảo bị VNCH xâm lấn, đồng thời kiểm soát hoàn toàn vùng Hoàng Sa."

      Như vậy, chúng ta thấy rơ sách lược bành trướng tại Biển Đông đă được TC chuẩn bị kỹ càng, khởi đầu bằng việc gây hấn tiến chiếm Hoàng Sa. Đây là một quốc sách quan trọng đă được hoạch định từ lâu nên trận hải chiến tại Hoàng Sa đă được cố ư dự trù, tiên liệu, chuẩn bị và thiết kế chu đáo. Về phía VNCH, trong lúc phải đối đầu trong trận chiến một mất một c̣n với Việt Cộng trong nội địa, việc tham chiến tại Hoàng Sa chỉ là một sự t́nh cờ, cũng như TDH Lư Thường Kiệt HQ-16 ra Hoàng Sa với nhiệm vụ chính chở phái đoàn Công Binh thám sát thiết lập phi trường, t́nh cờ phát hiện ngư thuyền và quân TC trong vùng. Sau đó, VNCH mới hối hả phái các chiến hạm khác ra tăng cường. Đến đây tưởng cũng nên ghi nhận một điểm son về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đă đích thân thăm viếng BTL/HQ/V1DH để duyệt xét t́nh h́nh và ra lệnh bằng thủ bút cho phép Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH được toàn quyền hành động, kể cả việc xử dụng vơ lực để bảo vệ Hoàng Sa. Phó Đề Đốc Thoại đôi lúc cũng cảm thấy đơn độc, đă thi hành đúng đắn chỉ thị của thượng cấp khi ra lệnh "Khai Hỏa". Trong lúc chiến trường quốc nội gay go sôi động, ngoài biển TC đe dọa lấn chiếm Hoàng Sa; hành động "quyết chiến" đối đầu với kẻ thù truyền kiếp để bảo vệ lănh thổ của vị nguyên thủ VNCH phải được coi là quyết định lịch sử, có thể đem so sánh với thời "Hội Nghị Diên Hồng". Sau đó, TL/HQ/V1DH và các chiến sĩ HQ/VNCH nhất nhất tuân-hành quân lệnh do vị Tổng Tư Lệnh ban-hành, chiến đấu rất anh dũng tại Hoàng Sa theo đúng truyền thống chống ngoại xâm của tiền nhân Việt-tộc.

 

 

CÁC CHIẾN HẠM THAM CHIẾN

 

      Khi các chiến hạm VNCH được phái tới Hoàng Sa, phía TC cũng tăng cường lực lượng hải quân của họ. Lúc đầu chỉ có 2 ngư thuyền vơ trang 402 và 407, sau đó thêm nhiều chiến hạm nhập vùng.Về tổng số chiến hạm tham chiến, tài liệu của TC ghi rất rơ ràng. Họ cho biết như sau:

      "Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiễu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giữ đảo. Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đội Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là T-396 và T-389) thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstadt 271 và 274 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là K-271 và K-274) thuộc Phân Đội chống Tiềm Thủy Đĩnh (TTĐ) 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu. Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam c̣n phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Ḥa. Thêm vào đó, Căn Cứ Hải Quân Quảng Châu c̣n phái 2 chiến hạm K-281 và K-282 thuộc Phân Đội Chống TTĐ 74 tới Hoàng Sa sau đó làm thành phần tiếp ứng. Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam hải tên Wie Ming Sen lúc đó có mặt tại can Cứ Hải Quân Yulin nằm vế phía Nam đảo Hải Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm K-271 thuộc Phân Đội 73. Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử 2 phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ. Nếu nh́n vào lực lượng Hải, Không và Lục quân được phái ra Hoàng Sa, mọi người đều thấy chúng ta chỉ đưa ra một lực lượng quân sự rất hạn chế với mục đích bảo vệ Hoàng Sa chứ không phải tiêu diệt hạm đội địch."

      Khi phân đội K-271 và K-274 trên chở một Trung Đội Bộ Binh tới vùng Hoàng Sa cũng là lúc hai KTH Trần Khánh Dư và TDH Lư Thường Kiệt của VNCH đang săn đuổi và đe dọa các ngư thuyền 402 (Nam Ngư 1) và 407 (Nam Ngư 2) của TC. Các chiến hạm TC lập tức phản ứng bằng cách gửi tín hiệu yêu cầu chiến hạm VNCH rời vùng. Tối 17 tháng 1, TDH Trần B́nh Trọng (HQ-5) và HTH Nhựt Tảo (HQ-10) rời quân cảng Đà Nẵng và tới Hoàng Sa vào buổi chiều ngày 18 tháng 1. Phía TC dùng chiến thuật "khiêu khích", cho các ngư thuyền bám sát chiến hạm VNCH để cản đường. Về những vận chuyển cắt đường và những hành động khiêu khích trên biển, tài liệu TC tường thuật như sau:

      "Sáng ngày 18 tháng 1, sau khi tuần tiễu vùng Hoàng Sa, các chiến hạm VNCH một lần nữa lại có những hành động thù nghịch, tiến gần ngư thuyền 407 và dùng loa phóng thanh đuổi ngư thuyền này ra khỏi vùng. Tuy phải đối diện với tàu lớn và đại pháo, thuyền trưởng ngư thuyền 422 vẫn không sợ hăi trả lời: “Đây là lănh hải Trung Quốc, các anh phải rời xa ngay”. Phía VNCH có một sĩ quan đe dọa: “Nếu các anh không lập tức rời vùng sẽ bị đánh ch́m”. Khi thấy ngư thuyền 407 vẫn không bỏ đi, chiến hạm Trần Khánh Dư trở nên giận dữ, dùng hết tốc lực đụng vào khiến pḥng lái ngư thuyền 407 bị thủng một lỗ lớn. Lúc này toán chiến hạm K-271 cũng nhập vùng, lại gửi tín hiệu yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi vùng biển Hoàng Sa. Tới đêm 18 tháng 1, t́nh h́nh rất căng thẳng, đôi bên canh chừng lẫn nhau nhưng không có đụng độ."

      Phía TC đă tả lại khá rơ ràng biến cố KTH Trần Khánh Dư cố ư đụng vào ngư thuyền 407 khiến đài chỉ-huy bị phá-hủy, pḥng lái bị thủng một lỗ lớn, nhưng chi tiết "dùng hết tốc lực" có vẻ hơi quá đáng. Theo HQ Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng KTH Trần Khánh Dư, cho biết lúc đó , t́nh h́nh rất căng thẳng, các ngư thuyền TC cố ư vận chuyển chận đường các chiến hạm VNCH, ngăn cản không cho lại gần hải-đảo để bảo vệ quân TC trên đó. Thoạt đầu HQ.4 đă dùng mọi biện pháp "ḥa b́nh" đúng theo luật đi biển yêu cầu họ rời khỏi lănh hải VNCH nhưng các ngư thuyền này vẫn không bỏ đi.

      Muốn t́m hiểu thêm về quyết định cố ư “đụng tàu” có tính toán này, chúng ta cần biết rơ nhiệm vụ của Hạm-Trưởng HQ.4 lúc bấy giờ. Theo đúng lệnh Hành-Quân, cho tới ngày 18 tháng 1, Hạm Trưởng HQ-4 vẫn c̣n kiêm nhiệm chức vụ Chỉ-Huy-Trưởng Hành Quân bảo-vệ quần-đảo Hoàng-Sa. Để chu toàn trọng trách, chiến hạm VNCH phải đổ quân để lấy lại các đảo đă bị quân TC chiếm đóng bất hợp pháp. V́ tàu TC đang tuần tiễu quanh các đảo có thể liều lĩnh đụng ch́m hay bắn vào các xuồng đổ bộ nên trước hết phải t́m cách cô lập hóa lực lượng yểm trợ này để bảo đảm an toàn cho toán đổ bộ. Thượng cấp lại đă ra lệnh “chiếm lại các đảo bằng biện pháp ḥa b́nh” trước khi xử dụng vũ lực. Do đó Hạm Trưởng HQ-4 chỉ có thể biểu lộ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng cách ủi vào ngư thuyền TC như một hành động cảnh cáo có tính toán buộc chúng phải rời vùng. Trong lúc đó, hải pháo HQ-4 sẵn sàng nhả đạn yểm trợ cho toán đổ quân nếu TC nổ súng trước.

      V́ vậy, Hạm Trưởng San mới ra lệnh dùng mũi tàu "ủi nhẹ" vào ngư thuyền 407 thấp hơn để cảnh cáo và cũng tượng trưng việc "đẩy" ngư thuyền TC ra khỏi hải phận VNCH. Nếu bị KTH Trần Khánh Dư cao lớn "dùng hết tốc lực" đụng vào, chắc ngư thuyền 407 đă về với hà bá, đâu c̣n cơ hội để kể lại chuyện này. Theo lời các thủy thủ trên các chiến hạm VN, các thủy thủ trên tàu TC đều có những cử chỉ khiêu khích thô tục, chửi bới khiến nhân viên VN rất tức giận, nhưng v́ tuân lệnh "chạm trán ḥa b́nh" nên buộc phải tự chế. Việc KTH Trần Khánh Dư đụng vào ngư thuyền 407 đă khiến các thủy thủ VN "lên tinh thần", hăng hái như đă trả được thù.[21]

      Về biến cố "đụng tàu" này, tác giả Đào Dân hiện diện trên TDH Lư Thường Kiệt được chứng kiến tận mắt, thuật lại như sau: "Bốn chiếc tàu, 2 lớn ở ngoài, 2 nhỏ ở giữa vẫn thả trôi b́nh yên để mặc cho con người đấu khẩu. Có lẽ không c̣n kiên nhẫn được nữa, HQ 4 nổ máy đâm thẳng ngang hông tàu địch, đẩy nó ra khơi. v́ vận tốc chậm, có lẽ khoảng 2 máy tiến 1, nên không có thiệt hại nào cho bên địch, nếu có, có lẽ bát đũa nồi nêu cơm nước bị đổ bể tùm lum trong pḥng ăn và nhà bếp. Trước thái độ quyết liệt của HQ 4, tàu Trung Quốc đành nhượng bộ, mở máy, từ từ tăng tốc độ chạy về phía Nam của 2 đảo Duy Mộng và Quang Ḥa, để lại chiến trường một vùng nước bọt trắng xóa. Chúng tôi toàn thắng mà không tốn một viên đạn (chỉ tốn một cái húc của Trung Tá Vũ Hữu San). Đến đây người viết cần phải ngừng lại một chút vừa để hoan nghênh Hạm-Trưởng San …"

      Riêng đối với Hạm Trưởng San, chuyện đụng tàu trên biển này chắc cũng đă gây ra không ít suy-tư, v́ theo công pháp quốc tế, chiến hạm hay thương thuyền của một quốc gia được coi như lănh thổ của quốc gia đó. Như trước đây, Hoa Kỳ đă buộc Nhật Bản kư văn bản đầu hàng vô điều kiện chấm dứt thế chiến II tại Thái B́nh Dương trên Thiết Giáp Hạm Missouri bỏ neo trong vịnh Tokyo, một hành động tượng trưng coi như Nhật Bản đă phải kư ḥa ước trên đất Hoa Kỳ. Làm Hạm Trưởng, việc để chiến hạm mắc cạn hay đụng vào tàu khác là điều tối kỵ thường đưa tới việc mất chức. Hạm Trưởng San đă cố ư đụng tàu TC, chẳng khác nào tự ư "xâm lăng" Trung Quốc có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Trong trường-hợp có đối-thoại hay dàn-xếp thương-thuyết Việt-Hoa, Ông rất có thể trở thành “vật hy-sinh” và bị cả hai quốc-gia kết tội là kẻ gây nên chiến-tranh.

      Thiết tưởng đây là một hành động can đảm tuy tự chế, chẳng khác danh tướng Trần Quốc Toản đời Trần đă v́ tức giận giặc Tàu xâm lăng đă bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết!

      Một chi tiết khác khá quan trọng là TC cũng gửi 2 tiềm thủy đĩnh tham dự chiến dịch Hoàng Sa, nhưng sau khi trận chiến đă kết thúc. Tác giả Lu Qi Minh trong bài viết nhan đề "Tiềm Thủy Đĩnh TC Đầu Tiên Tham Dư Chiến Dịch" cho biết như sau: "V́ lo ngại Hoa Kỳ và VNCH không chịu rút lui dù đă bị thất bại, nên Hạm Đội TC vẫn phải gửi chiến hạm tăng cường lực lượng tại Hoàng Sa. Lúc đó trời băo, biển động mạnh nên các chiến hạm không rời bến được, do đó hai tiềm thủy đĩnh được lệnh công tác tại Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên tiềm thủy đĩnh dược dùng vào công tác chiến đấu nên phải có sự chấp thuận đặc biệt của chủ tịch Mao Trạch Đông. Hai tiềm thủy đĩnh dùng trong công tác mang số hiệu 282 và 289."

      Tóm lại về lực lượng tham chiến, phía TC có 2 ngư thuyền vơ trang mang số 402 và 407, hai TLH mang số 389 và 396, hai Kronstadt mang số 271 và 274 và hai Kronstadt 281 và 282 tăng viện. Trong số này, chỉ có 4 chiến hạm T-389, T-396, K-271 và K-274 trực tiếp tham chiến. C̣n K-281 và K-282 tới Hoàng Sa vào hồi 11 giờ 49 ngày 19 tháng 1, lúc đó trận hải chiến đă kết thúc (vào hồi 11 giờ). Chính hai chiến hạm mới đến này đă bắn ch́m HTH Nhựt Tảo. Hai tiềm thủy đĩnh mang số 282 và 289 cũng tới Hoàng Sa sau đó để tăng cường tuần tiễu và đề pḥng lực lượng VNCH trở lại tái chiếm quần đảo.

 

 

TRẬN HẢI CHIẾN

 

      Tài liệu TC nói về trận hải chiến được tóm lược như sau:

      "Rạng sáng ngày 19 tháng 1, các chiến hạm VNCH chia thành hai phân đội. TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo hoạt động trong vùng ḷng chảo, từ phía Bắc gần đảo Hoàng Sa tiến về hướng Nam gần đảo Quang Ḥa. Trong khi đó, KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần B́nh Trọng bọc từ phía ngoài biển cũng tiến về đảo Quang Ḥa từ hướng Tây Nam. Nếu nh́n vào tầm cỡ và trọng tấn, phía VNCH gồm 3 chiến hạm lớn, trọng tấn khoảng 1,770 tấn mỗi chiếc và một chiến hạm nhỏ trọng tấn khoảng 650 tấn, như vậy tổng cộng trọng tấn phía VNCH khoảng 6,000 tấn, trong khi phía TC có hai chiến hạm loại Kronstad trọng tấn 570 tấn và hai Trục Lôi Hạm (TLH) loại T-43 trọng tấn 300 tấn, tổng cộng khoảng 1760 tấn. Về vũ khí, phía TC cỡ súng lớn nhất là 85 ly đôi trong khi VNCH có súng cỡ 127 ly. Như vậy về hỏa lực, phía VNCH cũng trội trội hơn. Các chiến hạm VNCH với hải pháo lớn chiếm vị trí bên ngoài lợi thế hơn, trong khi các chiến hạm TC ở phía trong gần các đảo.

      Trước ư đồ gây hấn của VNCH, theo chỉ thị của Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu đă đặt các đơn vị trực thuộc trong t́nh trạng báo động khẩn cấp, đồng thời ra lệnh cho các chiến hạm tại Hoàng Sa sẵn sáng đối phó nếu bị tấn công. Các chiến hạm TC được lệnh phối trí tại vùng đảo Quang Ḥa để bám sát các chiến hạm VNCH. Trước các họng đại pháo của chiến hạm VNCH, các chiến hạm TC tuy nhỏ hơn nhưng không hề nao núng.

      Hai TLH T-396 và T-389 có nhiệm vụ bám sát TDH Lư Thường Kiệt. Mặc dù nhỏ hơn với trọng tấn chỉ bằng một phần tư, T-396 vẫn không giảm tốc độ khi cản đường. TDH Lư Thường Kiệt ỷ vào súng lớn và vỏ tàu dầy hơn, chẳng những không đổi hướng mà c̣n dùng mũi đụng vào T-389 khiến sườn tàu và pháo tháp bị hư hại, sau đó c̣n cắt ngang đội h́nh TC. Các chiến hạm VNCH c̣n tiến về phía đảo Quang Ḥa thả xuống 4 xuồng cao su trên chở khoảng 40 quân VNCH để đổ bộ. Tuy lần đầu tiên đụng độ, nhưng dân quân TC vẫn nổ súng khiến VNCH bị chết 1, bị thương 3 khiến toán đổ bộ VNCH phải rút lui. Khi thấy cuộc đổ bộ bị thất bại, phía VNCH đổi chiến thuật, lợi dụng ưu thế về hỏa lực và vị trí thuận lợi để tấn công các chiến hạm TC.

      Trước hỏa lực hùng hậu của phía VNCH, các chiến hạm TC lần lượt bị trúng đạn. Phía TC lập tức phản công. Các HTH K-271 và K-274 tấn công các KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần B́nh Trong của VNCH, trong khi các TLH T-396 và T-389 đối đầu TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Các chiến hạm VNCH khai triển đội h́nh cố giữ khoảng các lớn hơn hầu tận dụng hải pháo tầm xa, nhưng các chiến hạm TC có vận tốc cao hơn nên khoảng cách đôi bên mỗi lúc càng giảm, có lúc gần như sát vào nhau. V́ vậy, các chiến hạm TC tuy cỡ súng nhỏ, nhưng có nhịp bắn cao hơn nên chiếm được lợi thế. Sau mười ba phút giao tranh, hàng ngũ chiến hạm VNCH đâm ra rối loạn.

      KTH Trần Khánh Dư là Soái Hạm của Hải Đội VNCH nên bị hai HTH K-271 và K-274 dồn nỗ lực vây đánh. Mặc dầu KTH Trần Khánh Dư đă tận dụng hỏa lực dữ dội để mong làm chủ chiến trường, nhưng vẫn bị yếu thế v́ hỏa lực TC tập trung vào các giàn hải pháo chính và bị trúng đạn hư hại nhiều nơi khác, khói đen tỏa ra nhiều nơi, v́ vậy phải rời ṿng chiến. K- 274 không bỏ lỡ cơ hội, theo sát KHT Trần Khánh Dư. Thấy vậy TDH Trần B́nh Trọng vội chận đánh K-274 ngay bên ngang hông để cứu nguy cho Soái Hạm. Bị hỏa lực của hai chiến hạm VNCH tấn công cả hai phía trước và sau, K-274 bị trúng đạn nhiều nơi, tay lái bị bất khiển dụng phải dùng hệ thống lái tay, nhưng vẫn chạy hết tốc lực, cuối cùng chiếm lại được thế thượng phong. Tuy được lợi thế trong lúc cận chiến, nhưng cũng dễ bị trúng đạn đại pháo của các chiến hạm VNCH. K-274 bị một viên đạn bắn trúng đài chỉ huy khiến nhiều người chết và bị thương nên hệ thống truyền tin bị rối loạn nên phải dùng thủ lệnh. Tuy vậy, chiến hạm vẫn phản công khiến KTH Trần Khánh Dư bị trúng đạn tại nhiều chỗ, hiệu kỳ bị bắn đứt bay xuống biển.

      Xa hơn về phía Bắc, các TLH T-396 và T-389 nghênh cản TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Lúc đầu, chiến hạm TC tập trung hỏa lực vào mục tiêu lớn hơn là TDH Lư Thường Kiệt, nhưng bị HTH Nhựt Tảo chận bắn dữ dội. Các chiến hạm TC chuyển xạ nhắm vào HTH Nhựt Tảo khiến kho đạn phát nổ, hầm máy bị cháy không c̣n vận chuyển được nữa. TDH Lư Thường Kiệt cũng bị trúng đạn nên rời ṿng chiến. Thấy vậy, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần B́nh Trọng cũng hối hả rời vùng."

      Phần tường thuật của TC về cuộc hải chiến, tuy có đôi chút trung thực, nhưng nặng hơn về mặt tuyên truyền. KTH Trần Khánh Dư đă không rời vùng dù bị hai chiến hạm TC vây đánh gây thiệt hại, có tới 912 vết đạn trên vỏ tàu. KTH Trần Khánh Dư là loại chiến-hạm tấn-công, kiến-trúc khoẻ nhất trong hải-đội với 4 pḥng hầm máy chánh và nhiều pḥng kín nước khác, sức chịu-đựng rất cao. Khi tàu Trung-Cộng bắt đầu rút về hướng Tây, rơi vào đúng ngay tầm bắn hữu-hiệu của hải-pháo 76.2 ly, các chiến hạm TC, đặc biệt K-274 bị trúng thêm mấy trái đạn lớn nữa, đến độ tê liệt.

 

 CHIẾN LƯỢC CHIẾN THUẬT 

      Để đối đầu với hai phân đội chiến hạm VNCH, phía TC cũng chia các chiến hạm thành hai phân đội. Các HTH K-271 và K-274 phối trí tại vùng Tây Nam đảo Quang Ḥa để đối đầu với các KTH Trần Khánh Dư và TDH Trần B́nh Trọng, trong khi các TLH T-389 và T-386 chiếm vị trí xa hơn về phía Bắc để ngăn chặn các TDH Lư Thường Kiệt và HTH Nhựt Tảo. Nh́n chung, các chiến hạm VNCH chiếm vị trí h́nh cánh cung bên ngoài đảo Quang Ḥa, trong khi các chiến hạm TC cũng dàn h́nh cánh cung đối đầu, nhưng nằm bên trong, gần đảo hơn. Các chiến hạm TC tuy nhỏ, nhưng có vận tốc cao và nhịp bắn nhanh hơn nên đă xử dụng chiến thuật "cận chiến". Tài liệu TC mô tả như sau:

      "Chiếm được lợi thế v́ phối trí ở ṿng ngoài và lợi dụng hải pháo có thể bắn xa hơn[22], các chiến hạm VNCH khai triển đội h́nh, gia tăng khoảng cách. Các chiến hạm TC nhỏ và hỏa lực yếu hơn lại ở vào vị thế bên trong bất lợi nên phải thu hẹp chiến trường bằng cách mở hết tốc lực tiến về phía chiến hạm địch nhiều khi như cập vào nhau nên cỡ súng tuy nhỏ nhưng bắn nhanh nên các loạt đạn đều trúng mục tiêu."

      Trong lúc cận chiến, các chiến hạm TC cũng "Tuân hành chiến thuật và lời dạy của Mao Chủ Tịch “Dồn sức mạnh để tiêu diệt bộ phận đầu năo địch”, các chiến hạm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch, trong lúc các TLH 396 và 389 hướng mọi họng súng vào TDH Lư Thường Kiệt. Do đó, hai chiến hạm VNCH bị thiệt hại nặng nề."

      Đến đây, chúng ta thấy rơ cấp chỉ huy TC đă sai lầm khi xác quyết "KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch" nên đă tập trung hỏa lực quyết tiêu diệt chiến hạm này. Thực tế, chúng ta đều biết soái hạm của hải đội VNCH là TDH Trần B́nh Trọng. V́ sự nhận định không chính xác nói trên nên lúc khởi đầu trận chiến, các chiến hạm TC đă bám sát "soái hạm" Trần Khánh Dư và "tập trung hỏa tiêu diệt các giàn hải pháo chính và thượng tầng kiến trúc khiến hệ thống truyền tin bị hư hại ."

      V́ bị hai chiến hạm TC dồn nỗ lực chặn đánh nên KTH Trần Khánh Dư bị trúng đạn khá nặng bên tả hạm. Theo báo cáo chính thức của BTL/Hành Quân Biển, tổng cộng KTH Trần Khánh Dư đếm được 37 lỗ đạn đường kính 4 tấc hay lớn hơn và 44 lỗ đạn khác nhỏ hơn 4 tấc. Giàn radar pḥng-không bị suy-giảm năng-lực phát-thâu và radar hải-hành tạm thời bất khiển dụng trong ṿng hai giờ sau đó. Đổi lại, soái hạm K-271 của TC cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Theo tài liệu chưa được phối kiểm của Trần Đại Sỹ, Tư Lệnh mặt trận và toàn bộ tham mưu của TC bị tử thương. K-274 c̣n lại coi như không c̣n khả năng tác chiến.

 

 TRƯỜNG HỢP HTH NHỰT TẢO (HQ-10) 

      Tài liệu TC cho biết:

      "Xa hơn về hướng Bắc, thừa lúc các TLH T-396 và T-389 dồn nỗ lực tấn công TDH Lư Thường Kiệt, HTH Nhựt Tảo tương đối rảnh rang liền bắn dữ dội vào hai chiến hạm TC. Bị tấn công ác liệt, hai chiến hạm TC chuyển xạ, tập trung hỏa lực nhắm vào HTH Nhựt Tảo khiến hầm đạn bị phát nổ. T-389 liền bám sát và tác xạ dữ dội vào chiến hạm đă bị thương này, không để chạy thoát. Tưởng cũng nên nói T-389 vừa được sửa chữa xong tại thủy xưởng ngày hôm trước th́ đêm sau đă nhận được ra Hoàng Sa nên chưa đủ th́ giờ để thử máy đường trường cũng như bắn thử hải pháo. V́ vậy, trong lúc hải chiến ác liệt, tuy HTH Nhựt Tảo của VNCH bị trọng thương, nhưng T-389 cũng bị chiến hạm VNCH bắn hư hại nặng. Đài chỉ huy hoàn toàn bị tiêu hủy, thủy thủ đoàn nhiều người chết và bị thương. Tuy nhiên những nhân viên c̣n lại vẫn không sợ chết, kiên tŕ giữ vững vị trí chiến đấu. V́ hầm chứa đạn bị bắn trúng thủng một lỗ lớn, một thủy thủ tuy đă bị thương nặng ở bụng và hai đầu gối nhưng vẫn cởi quần áo nhét vào lỗ thủng và tiếp đạn cho tới lúc chết tại chỗ. Hầm máy cũng bị bắn trúng nên bị cháy dữ dội, khiến tàu vô nước bị nghiêng, không c̣n dưỡng khí khiến cơ khí phó và 5 cơ khí viên tử trận tại chỗ. T-389 và HTH Nhựt Tảo đều bị thương nặng, không tự điều khiển được nên trôi lại gần, có lúc đụng cả vào nhau. Dân quân trên T-389 có lúc đă dùng đại liên và lựu đạn để tấn công HTH Nhựt Tảo v́ khoảng cách đôi bên quá gần.

      Trong lúc đó, TDH Lư Thường Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389. Tuy bị thương nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, TLH 389 vẫn chống trả dữ dội. V́ sợ bị bắn trúng, TDH Lư Thường Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra hướng ngoài biển. Thấy TDH Lư Thường Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Dư và Trần B́nh Trọng cũng rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo v́ bị hư hại nặng chỉ c̣n trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không c̣n đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm TC tăng viện là HTH 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy cũng vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 49 liền mở cuộc tấn công. HTH 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả mười họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rơ ràng không c̣n tự vệ được. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị ch́m tại vị trí chừng hai hải lư rưỡi về phía nam của băi san hô Antelope."

      HTH Nhựt Tảo lên đường ra Hoàng Sa cùng với TDH Trần B́nh Trọng vào tối 17 tháng 1. Theo lời kể lại của Hải Đội Trưởng Hà Văn Ngạc trong bài "Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa "HTH HQ-10 Nhựt Tảo được chỉ định xung vào Hải Đoàn Đặc Nhiệm, với lư do chính là chiếc HTH này đang tuần dương ngay khu vực cửa khẩu Đà Nẵng nên giảm bớt thời gian di chuyển, chiến hạm chỉ có một máy chánh khiển dụng mà thôi." Như vậy, HTH Nhựt Tảo không những là chiến hạm nhỏ, có hỏa lực yếu nhất trong Hải Đội Đặc Nhiệm mà t́nh trạng kỹ thuật cũng kém khả quan, chỉ c̣n một máy chánh. Trong phúc tŕnh "Diễn Tiến Hành Quân Hoàng Sa" ngày 21 tháng 2 năm 1974 của TDH Trần B́nh Trọng cũng ghi rơ "Ngày 18-01-1974 lúc 0315H (chi chú của người viết: 3 giờ 12 phút sáng), chiến hạm đế điểm hẹn với HQ.10 tại vị trí 083 độ đèn Tiên Sa 090 (ghi chú của người viết: hướng đông của hải đăng Tiên Sa, cách 9 hải lư). Hồi 0327H v́ t́nh trạng kỹ thuật của HQ.10 kém và để đúng giờ hẹn tại Hoàng Sa theo như đă dự trù, chiến hạm đươc lệnh của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Hải Đội 3) cho tăng máy, tách khỏi đội h́nh với HQ.10, trưc chỉ đảo Cam Tuyền." Trong một trận hải chiến, ngoài hỏa lực hải pháo, việc vận chuyển mau chóng vào vị trí thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. T́nh trạng kỹ thuật kém "chỉ c̣n một máy" của HTH Nhựt Tảo gây khó khăn trong việc vận chuyển có lẽ đă là nguyên nhân chính khiến chiến hạm này bị đánh ch́m. Chúng ta tự hỏi nếu HTH Nhựt Tảo c̣n đủ hai máy chánh, dù bị bắn thiệt hại c̣n một máy vẫn có thể tự vận chuyển được, biết đâu có thể tới vùng an toàn, v́ lúc đó các chiến hạm TC đều đă bị hư hại nặng, không c̣n khả năng truy kích.

      Tuy là chiến hạm yếu nhất, nhưng HTH Nhựt Tảo đă chiến đấu hăng hái và dũng cảm nhất. Khi thấy hai TLH T-389 và T-396 dồn nỗ lực tấn công TDH Lư Thường Kiệt, HTH Nhựt Tảo lập tức can thiệp, dùng hải pháo tác xạ chính xác chiến hạm TC khiến T-389 bị trúng đạn vào đài chỉ huy, Hạm Trưởng tử thương, pḥng máy bị cháy. T-389 cũng bị hư hại nặng, trôi nổi trên mặt biển tương tự như HTH Nhựt Tảo, có lúc hai đối thủ đụng vào nhau như Trung Úy Nguyễn Đông Mai thuộc HTH Nhựt Tảo diễn tả trong bài viết "Lần Đào Thoát Tại Hoàng Sa: "Rồi chừng 15 phút sau, một tiếng va chạm mạnh khiến chúng tôi té nhào trên sàn tàu. Tôi chợt nghĩ đến chuyện tàu lên cạn v́ v́ vùng này có nhiều san hô. Sau này khi đào thoát tôi mới biết HQ.10 đâm vào tả hạm chiếc 396".

      Tài liệu TC cũng xác nhận thêm "Nếu T-389 không dạt vào một băi san hô, chắc chắn cũng sẽ bị ch́m". Như vậy HTH Nhựt Tảo tuy bị ch́m, nhưng đối thủ cũng bị thiệt hại tương tự, coi như một đổi một.

      Trận hải chiến khởi đầu lúc 10 giờ 23 phút, khoảng nửa giờ sau đó các chiến hạm VNCH rời vùng, chỉ c̣n lại HTH Nhựt Tảo bị hư hại nặng trôi nổi trên mặt biển, nhân viên đă xuống bè đào thoát, không c̣n ai trên tàu. Về những giây phút cuối của HTH Nhựt Tảo, tài liệu TC ghi rơ: "Tới 11 giờ 49 phút, hai HTH K-281 và K-282 do Phân Đoàn Trưởng Liu Xi Zhong chỉ huy từ căn cứ hải quân Shantou tăng viện đến vùng Hoàng Sa. K-281 tập trung hỏa lực bắn vào xác HTH Nhựt Tảo. Măi đến 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo mới bị ch́m tại vị tri Nam băi san hô Antelope, khoảng cách chừng 2.5 hải lư."

      Sau này một số bài viết cho rằng HTH Nhựt Tảo bị trúng hỏa tiễn TC vào đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng hy sinh. Tuy nhiên, các chiến hạm TC tham chiến cũng không được trang bị hỏa tiễn hải - hải và tài liệu TC cũng nói rơ không có Phi Tiễn Đĩnh (PTĐ) Komar tại Hoàng Sa. Dĩ nhiên, chúng ta không hoàn toàn tin tưởng vào lời nói của họ, nhưng có thể suy đoán t́m câu trả lời hợp lư. Trước hết, PTĐ Komar trang bị hỏa tiễn hải - hải Styx là loại Ai Cập đă dùng để bắn ch́m Khu Trục Hạm Eilat của Do Thái vào tháng 10 năm 1967 gần cảng Port Said. Nếu hỏa tiễn Styx có thể đánh ch́m một chiến hạm lớn nhất và cũng là soái hạm của HQ Do Thái th́ đối với HTH Nhựt Tảo là chiến hạm nhỏ hơn, bị trúng hỏa tiễn Styx chắc không trôi nổi trên mặt biển, măi mấy tiếng đồng hồ sau mới bị chiến hạm tăng viện của TC bắn ch́m. Ngoài ra, nếu có hỏa tiễn, theo đúng sách lược "đánh vào chỗ mạnh nhất của Mao Trạch Đông", chắc chắn TC sẽ nhằm vào chiến hạm VNCH lớn và quan trọng, như "soái hạm" Trần Khánh Dư hoặc các TDH, hơn là HTH Nhựt Tảo nhỏ. Hơn nữa, mỗi Phi Tiễn Đĩnh Komar được trang bị 2 hỏa tiễn Styx, nếu tham chiến có lẽ sẽ bắn cả 2 hỏa tiễn vào các chiến hạm VNCH, gây thiệt hại nhiều hơn, thay v́ chỉ bắn HTH Nhựt Tảo. Về mặt chiến thuật, hỏa tiễn cũng như pháo binh, chỉ hiệu quả khi mục tiêu được xác định rơ ràng, chính xác. Trong trận hải chiến Hoàng Sa, chiến hạm đôi bên đều trong thế "cận chiến" trộn lẫn vào nhau, việc xử dụng hỏa tiễn có thể gây thiệt hại cho chính lực lượng ḿnh. V́ những lư do trên, cộng thêm lời xác nhận về phía TC, chúng tôi nghĩ rằng TC đă không có hỏa tiễn hải - hải trong trận hải chiến Hoàng Sa. Rất có thể, bộ binh theo tàu để đổ bộ xử dụng một số hỏa tiễn “cầm tay” mang theo hoặc bất cứ vũ khí nào khác khi khoảng cách đôi bên quá gần

.

THIỆT HẠI 

Về phần thiệt hại, tài liệu TC cho biết: "Tuy nhiên, chiến thắng nào cũng phải trả giá. Về phía TC, tổng cộng có 18 người tử trận trong số này 1 Hạm Trưởng và 67 người khác bị thương. T-389 bị hư hại nặng, nếu không kịp ủi vào băi san hô chắc chắn sẽ bị ch́m. Ba chiến hạm khác đều bị trúng đạn, thiệt hại trung b́nh".

      Theo tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ (chưa thấy Trung-Cộng phản-đối) cho biết cả 4 Hạm Trưởng các chiến hạm TC gồm 3 Đại Tá và 1 Trung Tá đều bị tử thương. Ngoài ra, BTL mặt trận gồm 1 Đô Đốc, 4 Đại Tá, 6 Trung Tá, 2 Thiếu Tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương. Chúng tôi rất dè dặt khi loan tin này, v́ tác giả Trần Đại Sĩ không cung cấp rơ ràng xuất sứ của nguồn tin trên. Hơn nữa, các chiến hạm TC đều thuộc loại nhỏ, thủy thủ đoàn không quá trăm người, nên Hạm Trưởng mang cấp bậc Đại Tá là điều hăn hữu.

      Nếu c̣n một số nghi vấn về thiệt hại nhân mạng, chúng ta có nhiều bằng cớ khá xác đáng về mặt các chiến hạm TC. Trận hải chiến kết thúc vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974 sau chừng 30 phút giao tranh khi ba chiến hạm VNCH rời vùng, chỉ c̣n lại 4 chiến hạm TC và HTH Nhựt Tảo bị hư hại không tự vận chuyển được, các nhân viên đă xuống bè đào thoát. Nếu chưa bị ch́m hoặc lên cạn hết, chắc chắn chiến hạm TC sẽ lại gần HTH Nhựt Tảo, bắt sống những người trên bè đào thoát và đánh ch́m đối thủ. Nhưng thực tế cho thấy không một chiến hạm TC nào ngăn chận được các bè đào thoát và phải chờ hơn 3 tiếng đồng hồ sau, lực lượng tăng viện vừa tới gồm các K-281 va K-282 mới bắn ch́m HTH Nhựt Tảo. Điều này cho thấy cả 4 chiến hạm TC trực tiếp tham chiến hoặc đă bị ch́m, hoặc ủi băi san hô hay hư hại nặng, không c̣n vận chuyển được nữa.

      Qua lời tường thuật của TC về trường hợp các chiến hạm của họ bị trúng đạn hư hại ra sao, gặp những khó khăn nào, cộng với bằng chứng chỉ c̣n 2 chiến hạm tăng viện hoạt động sau trận hải chiến, chúng ta có thể khá chắc chắn t́m ra sự thật. Đó là cả 4 chiến hạm TC trực tiếp tham chiến đều bị bắn hư hại nặng, nếu không ch́m hay lên cạn cũng sẽ bị phế thải.

 KẾT LUẬN 

      Trận hải chiến tại Quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 đă trở thành lịch sử. Việc thành bại, hơn thua không c̣n được đặt nặng so với nhu cầu t́m hiểu sự thật và vinh danh các chiến sĩ HQ/VNCH tham dự trận đánh bảo vệ quê cha đất tổ, đă chết hay c̣n sống. Dù phải đối đầu với kẻ thù mạnh hơn nhiều lần, nhưng các chiến sĩ HQ/VNCH đă tận dụng mọi khả năng, phương tiện hiện có và nhất là tinh thần chiến đấu, truyền thống hào hùng ngang nhiên bắn vào tàu địch, khiến đối phương cũng phải kiêng sợ và thán phục. Các yếu tố "Thời, Thế và Cơ" cần thiết cho chiến thắng đều không nằm trong tay Hải Đội VNCH. Giả sử chúng ta có đánh ch́m hết các chiến hạm TC tại Hoàng Sa, thu được thành quả tuyệt đối về mặt chiến thuật, nhưng cũng sẽ phải rời bỏ vùng hải đảo thân yêu này để bảo toàn lực lượng, v́ dù có vận dụng hết khả năng cũng khó bề đương cự với Hải Quân TC.

      Để kết thúc, chúng tôi mạn phép tác giả Ngô Minh Hằng, mượn bài thơ rất cảm động của nữ sĩ để vinh danh các chiến sĩ Hoàng Sa, đồng thời bày tỏ kỳ vọng "Sẽ Có Một Ngày…" 

Sẽ Có Một Ngày…

(Kính dâng hương hồn các chiến sĩ Hải Quân VNCH đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa)

Việt Nam xưa, Đức Thánh Trần

Bạch Đằng cưỡi ngọn sóng thần tuốt gươm

Giặc Mông Cổ t́m đường tháo chạy

Tướng như quân hết thảy rụng rời

Tàn binh cọc nhọn thây phơi

Một phen thủy chiến muôn đời sử xanh (1287)

Mộng xâm lấn tranh giành bờ cơi

Vẫn âm mưu dẫn lối quân Tàu

Sáu trăm tám bảy năm sau (1974)

Hoàng Sa máu lại đỏ ngầu biển Đông

Trận hải chiến hào hùng, khốc liệt

Với kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa

Đây, trang chiến sử Hoàng Sa

Chỉ huy Hải đội, họ Hà điều binh (1)

Bốn chiến hạm hải tŕnh tham chiến (2)

Những người con của biển kiên cường

Trong ṿng lửa đạn đau thương

Lưu danh muôn thuở tấm gương anh hùng

Và chiến đấu vô cùng dũng liệt

Dù địch quân ứng chiến đông hơn

Đạn bay súng nổ từng cơn

Bốn tàu Trung Cộng chiến trường lâm nguy

Cái bị pháo ch́m đi mất dấu

Cái nước theo phía hậu tuôn vào

Địch quân hoảng hốt xôn xao

Và quân ta cũng bước vào khó khăn

Gương chiến đấu Bạch Đằng bỗng hiện

Sáng như sao trên phiến linh hồn

Biển xanh đỏ máu oan hờn

Chiến hạm Nhựt Tảo trong cơn nguy nàn (3)

Đă anh dũng chặn làn sóng địch

Để đoàn quân rời đích an toàn

Ḷng tàu nước ngập, máu loang

Nhưng ḷng thủy thủ hiên ngang trên tàu

Ngay cả lúc ch́m sâu đáy biển

Vẫn một niềm tận hiến, hy sinh

Trong ḷng biển mẹ mông mênh

Trái tim bất khuất đau t́nh quê hương!

Sẽ một ngày trùng dương sóng nổi

Về Hoàng Sa rửa mối hận này

Chủ quyền Hoàng đảo trong tay

Xanh reo ngọn sóng, vàng bay sắc cờ

Sẽ một ngày cơi bờ dân Việt

Thoát qua hồi nạn kiếp đau thương

Có anh đứng giữa đại dương

Hát mừng bốn cơi quê hương thanh b́nh

                        Ngô Minh Hằng

 

 

Chú Thích của Trần Đỗ Cẩm

(1). Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Hải Đội VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa.

(2). Bốn chiến hạm HQVNCH tham chiến trong trận Hoàng Sa gồm:

- Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) do HQ Trung Tá Lê Văn Thự (Khóa 10 SQHQ/Nha Tran)g làm Hạm Trưởng.

- Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng (HQ-5) do HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng. Đây là Soái Hạm. Đại Tá Hà Văn Ngạc ở trên chiến hạm này chỉ huy trận đánh.

- Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do HQ Trung Tá Vũ Hữu San (Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng.

- Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo (HQ-10) do HQ Thiếu/Tá Ngụy Văn Thà (Khóa 12 SQHQ/Nha Trang) làm Hạm Trưởng.

(3). Hạm Trưởng HQ-10, Th/T Ngụy Văn Thà bị thương, quyết ở lại trên tàu. Ba đoàn viên tên Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai và Phạm Anh Dũng đă hy sinh ở lại bắn chặn tàu Trung Cộng để đồng đội an toàn rời khỏi chiến hạm. HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và ba đoàn viên đă can đảm trong truyền thống "chết theo tàu" và để lại bao nhớ tiếc đau thương cho những người ở lại.

 

Trần Đỗ Cẩm

 (Austin, Texas tháng 1/2004)


 

Thư riêng về đơn-vị cũ

Internet Trung-Cộng nói ǵ về

KTH Trần-Khánh-Dư 

Mạng Lưới Hoàng-Trường, HQ.4

 Lời giới-thiệu của chủ-biên. Đào Dân đă viết về hoạt-động của HQ.16 trong trận Hải-Chiến Hoàng-Sa. Nguyễn-Đông-Mai và Vương-Văn-Hà đă viết về HQ.10. Về hoạt-động của Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 chưa có Đoàn-Viên nào của chiến-hạm đó lên tiếng. Muốn cho cuốn sách “Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” tŕnh-bày nhiều khía-cạnh của cuộc hải-chiến, chúng tôi đă thuyết-phục thủy-thủ-đoàn HQ.4 cho sử-dụng bài viết này ở đây. HQ.4 là nỗ-lực chính mà Hải-Quân Việt-Nam đă đưa ra Hoàng-Sa. Bài viết này tuy có tính-cách riêng tư nhưng nhiều ít nói lên vai-tṛ của chiếc chủ-lực-hạm này một cách đặc-thù, chưa từng có trong quân-sử thế-giới: dùng tài-liệu của địch-thủ để tự tả lại những hoạt-động của ḿnh…

*

*          *

Viết cho người Vị-Quốc và cho người Đầu Bạc

Trước hết xin thắp nén hương cho Tử-Sĩ Hoàng-Sa khi mở đầu bài viết này.

Các Vị đă hy-sinh, vội vàng ra người thiên-cổ, nhưng không vô-ích. Tổ-Quốc và Dân-tộc đă ghi ơn.

Về những bạn thủy-thủ-đoàn năm đó, nhiều người trong chúng ta nay đă quá lục-tuần, vài vị đă ra người thiên-cổ, khá đông đồng-ngũ bắt đầu bệnh-hoạn. Bài này có tính-cách riêng tư dành nói chuyện với Thủy-thủ-đoàn của Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư, lược-duyệt cho những người c̣n tại-thế hồi-tưởng lại vai tṛ xứng-đáng của ḿnh trong Hải-Chiến Hoàng-Sa.

Bạn nào đă được thăng-cấp hay nhận-lănh huy-chương, là đại-diện HQ 4 trước quân-đội và quốc-gia, các bạn xứng-đáng vô-cùng. Cả những ai chưa từng được tưởng-thưởng xứng-đáng ngày ấy, xin nghe mấy lời đối-phương Trung-Cộng nói về chúng ta sau đây. Những chứng-tích này ít nhiều đem lại lẽ công-bằng cho vai tṛ của chiến-hạm nơi chốn tài-liệu lưu-trữ “tôn-nghiêm” sẽ c̣n măi măi về sau cho hậu-thế . Điều hiếm hoi này, đương-nhiên v́ thuộc về lịch-sử, nên quư-hiếm hơn bất cứ những ǵ mà chúng ta đáng lẽ được thượng-cấp ban-phát nhưng có lẽ đă “tiếc rẻ”, không tuyên-dương ngày đó. 

Hăn-hữu, Tại sao vậy?

Đă có khá nhiều bài vở Việt-ngữ nói đến hoạt-động của HQ.4 tại Hoàng-Sa. Có một số bài nghiên-cứu nghiêm-chỉnh, nhưng cũng có nhiều bài viết kiểu tiểu-thuyết, tác-giả v́ không biết mà lại muốn thi-vị-hoá tác-phẩm ḿnh nên đă liều “nói ṃ”, vô-t́nh làm đau ḷng chúng ta không ít.[23]

Với những chiến-sĩ đă từng đổ mồ hôi, chịu đựng nỗi nhọc-nhằn gian-khổ cùng đồng-ngũ chấp-nhận việc hy-sinh xương máu trong bao nhiêu ngày đêm thức trắng bảo-vệ Hoàng-Sa, bài viết này khách-quan trích-dịch lại những lời tường-thuật của Trung-Cộng. Đây là những tin-tức tuy đến quá trễ, muộn-màng tới 30 năm trường tức bằng chiều dài một thế-hệ, nhưng thực-sự đă được mang đến như món quà đặc-biệt an-ủi chúng ta lúc tuổi về chiều xế bóng hôm nay.

Tác-giả những trang Websites trên mạng điện-toán toàn-cầu, trực-tiếp hay gián-tiếp, sẽ được kể dưới đây. Dù là kẻ thù truyền-kiếp của dân-tộc, trong chiến-trận v́ nghĩa cả và bổn-phận, trách-nhiệm có khác nhau, họ cũng là quân-nhân như chúng ta, đối-diện sống chết. Mà đă khoác áo chiến-binh, con người lính nào cũng tôn-trọng danh-dự, không quá tồi-tàn muối mặt như những dân chính-trị đầu cơ, ham dương-danh và vị-kỷ cá-nhân.

V́ nỗi đau đớn khi nghĩa-vụ không tṛn, v́ sự dầy ṿ khi “mất hải-đảo” to lớn quá, thủy-thủ đoàn Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư giữ im-lặng đă khá lâu. Sự âm-thầm chịu đựng của gần 200 linh-hồn “ngậm bồ ḥn” phải nghe những lời viển-vông. Thật là vô-cớ, bỗng-dưng cả đơn-vị phải chịu những áp-lực tinh-thần đáng kể[24]. Ba thập-niên qua, chúng ta tuy bị công-tâm thúc-dục, chưa từng ai viết nên lời tự-sự, bản trần t́nh hay bản hồi-kư nào. Trong cơi thâm-sâu ư-thức, ai không mong đợi đôi lời công-bằng nói cho phải lẽ, hầu an-ủi trước khi được nằm xuống thanh-thản !?

Các Hạm-Trưởng HQ.5 và HQ.4 đă từng trần-t́nh trong một buổi hội-ngộ Tất-niên tại San José mấy năm về trước: “Tại Hoàng-Sa năm 1974, Chúng tôi đă tác-xạ cho đến khi tất cả các dàn đại-pháo bất-khiển-dụng và đă bắn đến viên đạn cuối cùng. Chúng tôi đă tuyệt-đối tuân-lệnh như một quân-nhân gương mẫu theo lệnh cấp trên. Lệnh trên bảo đánh, chúng tôi đánh. Sau khi đánh hết sức, lệnh trên bảo chúng tôi mang tàu về Hoàng-Sa ủi lên đảo, dùng xác tàu và xác ḿnh để làm chứng-tích chủ-quyền. Chúng tôi đă từng dẫn-lộ chiến-hạm hướng về cơi chết…”

Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư cũng như 3 chiến-hạm đồng-đội đă tṛn bổn-phận quốc-gia giao-phó. Không phải ai cũng tin vậy và nhiều lời x́ xào hay bài viết “nói ṃ” ra đời làm đoạn đời c̣n lại của chúng ta mang ít nhiều u-uất.  

Không mấy khi ở trên đời, “Nhất-điểm lương-tâm” của người “Chiến-sĩ Trung-Cộng bên kia” c̣n xuất-hiện. Bỏ qua những phần tuyên-truyền láo khoét kiểu Thực-dân, quên đi kiểu phách lối của những “đấng con trời”, dẹp hết những hào-nhoáng tô rồng vẽ phượng của Hồng-quân Cộng-Sản Trung-Hoa, tác-giả những trang Internet đó cho thấy rơ-ràng vai tṛ tác-chiến của Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư oai-hùng dũng-mănh như thế nào trong trận hải-chiến đầu tiên của lịch-sử Việt-Nam và cũng như của hải-quân toàn cơi Đông-Nam-Á bản-địa!? 

Ghi công ai?

Ngoài những mục-đích chung phục-hồi danh-dư của một đơn-vị Hải-quân giữ vai đàn chị trong Hạm-đội Việt-Nam như đă nêu trên, tác-giả muốn nhân dịp này đặt vinh-dự lần đầu tiên trong quân-sử, ghi-nhận công-lao hàng đầu đích-thực cho các thủy-binh ngày ấy. Nhờ ai mà h́nh-ảnh đơn-vị bừng sáng như vậy? Con cá HQ.4 dương vây há miệng lẹ-làng tấn-công đớp mồi rơ ràng là nhờ phần căn-bản vững-chắc của các bạn đoàn-viên. Chiến-hạm đă đều-đặn đoạt ưu-hạng mỗi lần thi-đua, huấn-luyện ngoài khơi hay tác-chiến thực-sự ngoài chiến-tuyến. Nơi thao-trường sóng gió, chúng ta đổ mồ-hôi nhiều hơn ai hết; ngoài chiến-trường rơ ràng chúng ta tiết-kiệm máu xương.

Anh thủy-thủ nhận lệnh đă thi-hành đầy-đủ, cấp chỉ-huy đ̣i hỏi ǵ thêm khi chính Ông có thể không tṛn bổn-phận hay từng sai-lầm trong chỉ-đạo. Bảo bắn, Anh Thủy-thủ đă bắn. Bảo “đừng bỏ tàu”, Anh Thủy-thủ đành chết nếu con tàu ch́m[25]. Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư đứng vị-thế nào trong hải-đội hay nói rộng ra xếp hạng nào trong Hải-Quân, những ai từng mang quân-phục trắng thời đầu thập-niên 1970 đều rơ. Khi đối-diện Hải-Quân Trung-Cộng cho dù một trọi hai, cho dù có lúc chỉ đơn-độc súng 76.2 ly (3 in.) vẫn chống-trả hùng-dũng trước đại-pháo 100 ly ṇng dài (3.9 in.) cộng thêm 4 cây pḥng-không 37 ly xạ-tốc[26] của Trung-Cộng. Cái khả-năng hải-hành tác-chiến, cái hào-khí, thành-tích sẵn có, uy-danh đơn-vị đă thể-hiện một cách đương-nhiên như thường-nhật. Không ai phút chốc, từ Cú thành Tiên. Mà phượng-hoàng sơ-sanh cũng khác xa quạ già trăm tuổi… Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 dù gặp “lời ong tiếng ve”, xem ra vẫn hy-vọng sáng ngời trong hải-sử!

            Những ǵ của Cesar, xin trả lại Cesar 

Trung-Cộng Đề-cập tới Vai tṛ HQ.4 từ khi nào?

            Ngay sau khi Hải-chiến chấm-dứt, Bộ máy tuyên-truyền vĩ-đại của Trung-Cộng hoạt-động mạnh mẽ để tung khói mù chủ-quyền Hoàng-Sa khắp thế-ǵới. Trong khi hàng triệu cuốn sách lớn “Tây-Sa Hải-Chiến” phát ra cho một tỷ người Tàu trong nước, mấy trăm ngàn cuốn thơ (verse) nhỏ hơn đă được dịch vội-vàng sang tiếng Anh. Sách nhan-đề “Tây-Sa Hải-Chiến, Tường-thuật Bằng Thơ”-Battle of the Hsisha Archipelago- xuất-bản tại Bắc-Kinh ngày 10-3-1974[27] đă được phổ-biến ở hải-ngoại, tất cả các trường đại-học Hoa-kỳ đều được tặng miễn-phí.

Tác-giả Chang Yung-Mei đề-cập ngay đến ư-đồ áp-dụng “chiến-thuật tông tàu” khi chiến-hạm ta xuất-hiện tại Hoàng-Sa (trang 16) làm Trung-Cộng rất ngán, phải vận-chuyển tránh né. Ba trang sau, tác-giả này tả lại nỗ-lực tiên-khởi của hải-đội Trung-Cộng là hạ-thủ ngay “soái-hạm”[28] HQ.4 (trang 19). Nguyên-văn Anh-ngữ được chép lại như sau:

… Again and again to the pirates;

But relying on their greater tonnage

The Saigon warships

Persist in their provocation:

Time and again they try to ram our vessels

But for all their savagery and craftiness

They can only scratch the bulwarks… (page 16)

 

 

B́a sách Battle of the Hsisha Archipelago

… Fire! Forward!

The people's shells seem to have eyes,

Each shot is dead on target:

The enemy flagship catches fire,

Their command is paralysed … page 19)

Trang web http://www.huaxia.com/zt/2002-29/104678.html mô-tả việc HQ.4 tông tàu 407, phá nát đài chi-huy chiến-thuyền Trung-Cộng sáng ngày 18-1-1974. Bản dịch trên Internet như sau đây: On 18th the morning, the South Vietnamese destroyer "Chen Qingyu (Tran Khanh Du)" invades nearby Ganquan Island the sea area, carries on the provocation, hits the Chinese 407th fishing vessel, the bridge is destroyed

 

Cha tôi (HQ Trung-Cộng) kể chuyện ǵ về Hải-chiến Hoàng-Sa?

            Thân-sinh tác-giả viết bài khi đó là một người hải-quân Trung-Cộng 30 tuổi, nay kể lại cho con trai nghe về trận chiến Ông tham-dự khi phục-vụ trên Hộ-Tống-Hạm Kronstadt số 274. Website này t́m thấy tại http://mymemo.xilubbs.com.

            Sử-dụng phương-tiện dịch-thuật Hán-Anh trên mạng lưới internet, chúng ta được nghe tường-tŕnh khá chính-xác, xin lược-dịch như sau:

- Hải-đội Trung-Cộng nhận-định[29] HQ.4 là soái-hạm nên các chiến-hạm của họ đồng loạt tác-xạ trực-tiếp -omnidirectional it sent the artillery- (với hy-vọng triệt-hạ HQ.4) nhưng kết-quả là sau 10 phút giao-tranh, chiến-hạm của Ông ta bị trúng đạn xuyên-phá, rồi đài chỉ-huy lại trúng đạn nữa, nếu như không gặp may mắn, tất cả đồng-đội Ông ta (như bom nổ) đă bị hủy-diệt hoàn-toàn… Đoạn dịch ra Anh-ngữ như sau:

… we actually thought their fourth ship were the command ship (actually is five), also omnidirectional it sent the artillery. Result ten minute after we 274 hit the first round armor piercer (hit in 前甲板 above). Afterwards another round hit hits the control tower 下甲板, luckily was the armor piercer, if were demolition bomb that we may all.

- Tác-giả cũng kể khá chi-tiết về những cái chết của “chính-ủy” và đồng-đội của Ông ta. Thời-gian chiến-trận kéo dài 30 phút, Ông ta thoáng thấy Việt-Nam c̣n lại 3 tàu, chưa (dám) kết-luận là Hộ-Tống-Hạm (HQ.10) [30] có lẽ ch́m hay không, nhưng v́ tàu của Ông bị thương-tích (trúng đạn) nặng nề quá phải lo trước hết là di-tản ngay về đảo Yongxing. Đoạn trích-dịch như sau:

… the fight ended, around the fight time equals about 30 minutes. When past 9 o'clock, we by far discover the South Vietnamese escort ship looked like is short one, thereupon we concluded they had one possibly sink, 9 20 minute, because our ship wound was too heavy, first evacuated, goes the Yongxing island.

Đoạn trích-dịch như sau:

… the fight ended, around the fight time equals about 30 minutes. When past 9 o'clock, we by far discover the South Vietnamese escort ship looked like is short one, thereupon we concluded they had one possibly sink, 9 20 minute, because our ship wound was too heavy, first evacuated, goes the Yongxing island.

 

Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư qua cái nh́n Trung-Cộng

Người Trung-Hoa có “tự-ái chủng-tộc” kiêu-căng vô-cùng, cả đến những anh-hùng bậc nhất của xứ ta như vua Quang-Trung hay Đức Thánh Trần mà họ c̣n cố hạ giá-trị xuống thấp cho bằng được. Thế mà sau trận Hải-chiến Hoàng-Sa. Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư cũng như cả lực-lượng Việt-Nam lại được hăn-hữu ghi-công: Cùng với HQ.16 HQ.5, Tàu Trần-Khánh-Dư và HQ.10 cùng nhau xâm-lăng Hoàng-Sa (sic!) ngăn-cản hai tàu cá 402, 407, gây hấn , hạ cờ Trung-Hoa, bắn giết ngư-dân và chiếm đóng hải-đảo.[31] Trích-dịch đoạn này như sau: January 15th to 18th Li the outstanding number (Lư Thường Kiệt HQ16, Chen is often even (Trần B́nh Trọng HQ5) 重号, Chen celebrates the fine jade number (Trần Khánh Dư HQ4) and the escort ship gets angry the Tao number (Nhựt-Tảo HQ.10) one after another invades west the sand 永乐群岛 sea area, to is engaged in the production in here Chinese South China Sea fishery company's fishing vessel 402, 407 crazily carries on the provocation, to flutters the People's Republic of China national flag 甘泉 the island fires the artillery, kills injures the Chinese fisherman and the militiaman multi- people, and one after another seized the money island, 甘泉 the island.

Chỉ có một điểm hơi ngoa là tuy tông-phá tàu cá, bắn thị-uy với dân-quân Trung-Hoa, nhưng HQ.4 không cố-ư giết người nào của họ. Nhờ bề ngoài uy-thế dũng-mănh của HQ.4 mà quân Trung-Hoa đành rút lui, hai tàu TC ṿng ra phía sau rút người về. Nhân-viên đổ-bộ của HQ.4 thành-công chiếm lại đảo.

 

Vai tṛ Quân Ủy Trung-Ương Trung-Cộng

Có lẽ là lần đầu tiên trong hải-sử thế-giới, một chiếc tàu địch nhỏ bé như HQ.4 ngay khi xuất-hiện ngoài chiến-trường lại được T́nh-báo Trung-Ương của Trung-Cộng đánh giá cao, họ sợ bị tàu ta tấn-công bất-thần[32]. Rồi cả Thủ-lănh Cộng-Sản Đảng (lớn nhất thế-giới) và Chủ-tịch Nhà Nước (hơn một tỷ dân) đặc-biệt đích-thân theo-dơi kỹ-lưỡng và chỉ-thị trực-tiếp cho Tư-Lệnh chiến-trường thi-hành chiến-thuật[33] “đánh rắn phải đánh rập đầu” như vậy. Sách lược "đánh vào chỗ mạnh nhất của Mao Trạch Đông" lại được mang ra làm tiêu-chuẩn. Đầu rắn và chỗ mạnh nhất chỉ “soái-hạm” HQ.4.

 

 H́nh chụp từ HQ.4: Chiếc tàu vơ-trang Nam-Ngư 407 ngoan-cố này bị “tông” bên tả-hạm sau đó chừng 10 phút. 

“Hai đánh một, chẳng chột cũng què” chăng. Chúng ta phục-vụ trên HQ.4 ngày đó, đều biết rằng sau hải-chiến, chúng ta vẫn tiếp-tục công-tác tại Vùng Duyên-hải Đà-Nẵng không hề-hấn ǵ đến khả năng tác chiến, dù vỏ tàu đă lănh tám, chín trăm vết đạn thù.

 

Bức h́nh chụp ngày hải-chiến 19-1-1974. Dưới sự điều-động tại chỗ của HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Thành-Sắc, Hạm-phó HQ.4; pháo-đội 76.2 ly này đă làm nên lịch-sử khi góp công lớn đánh gục phân-đoàn Kronstadt của Trung-Cộng.

           

            Ta hăy xem cách kể-chuyên kiểu kiếm-hiệp trong một bài viết cuả “Lăo Ngư-Ông Già”: West war --- China sea war history in sand miracle by Old fish people đặc-biệt chỉ kể về chiến-hạm chúng ta như sau: Các Tàu Trung-Quốc số 271, 274 tập trung hỏa-lực thẳng vào tàu số 4 của Hải Quân Nam Việt-Nam. Dàn hải-pháo chính, đài kiểm-xạ, hệ-thống chỉ-huy và trung-tâm truyền-tin mảnh vụn rơi xuống tung-toé… con tàu bị tấn-công nặng nề, hệ-thống truyền-tin và điều-hành bất khiển-dụng, (HQ.4) ngập ch́m trong khói dầy đặc. (Translated from http://mymemo.myetang.com/war79/file/301.htm: “Center the side 271, 274 ships firepower, specially towards the South Vietnamese 4th ship main artillery, fire control, the communication and the command system fall in torrents…this ship or the communication which hits is severed, the direction malfunctions, shipboard braved the thick smoke…”

Có một website khác của TC c̣n nói thời-điểm nào đài chỉ-huy HQ.4 trúng đạn, sân giữ phát hỏa, Antenne Radar hải-hành và pḥng-không… và cả chi-tiết nhỏ như giây cờ trúng đạn làm quốc-kỳ rớt xuống…  

Những điều mong đợi

Lúc khởi-sự, công việc truy-t́m tài-liệu Trung-Cộng về Hải Chiến Hoàng-Sa thực-sự rất khó-khăn. Với sự kiên-tŕ, sau khi đă nắm vững những chiều khóa (keywords chữ Hán) biết cách dịch (internet translator), đây là một thích-thú lớn, phần thưởng không ít. Người viết đă sưu-tầm về hải-chiến trên Biển Đông và chuyển-ngữ thành một hồ-sơ rất lớn (chừng 600 trang giấy khổ 5.5 X 8.5). Bây giờ đến lúc khai-thác, thời-gian phải bỏ ra suy-nghĩ để hiểu hết ư của tác-giả TC rất lâu. Translator chỉ cho chúng ta một mớ chữ lộn-xộn, cần phải có người thông-thạo Hán-Văn (Chinese “vivant”) giúp đỡ nữa, mới mong hiểu biết đầy-đủ.

“Mạng Lưới Hoàng Trường HQ.4” chúng tôi được anh em thúc-đẩy, nhưng chỉ có khả-năng hạn-chế, làm việc tài-tử. Hy-vọng các Nhà Biên-Khảo Hải-Chiến Hoàng-Sa[34] sẽ công-bố, tŕnh-bày thêm chi-tiết để chúng ta được thỏa-măn tính ṭ-ṃ. 

Với các chiến-hạm đồng-đội tại Hoàng-Sa năm xưa.

HQ.4 là cao-thủ tả-xung hữu-đột [35], không dễ ǵ bị bại. Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư là chủ-lực vững-vàng suốt cuộc chiến. Website Trung-Cộng nói về HQ.4 như thế th́ đủ rơ. Chúng ta vẫn khiêm-nhường không từng nói cứu-trợ ai, nhưng rơ ràng không có ai phải chịu một chút gánh nặng nào cứu-trợ chúng ta thoát ṿng chiến!

Sau trận đánh ác-liệt ngoài biển rộng, chiến-hạm chỉ hy-sinh nhân-mạng rất ít, t́nh-trạng kỹ-thuật vẫn giữ nguyên như vậy cho đến ngày cuối của VNCH[36]. Tuy vậy thủy-thủ-đoàn chúng ta cũng ghi ơn lời lẽ “thân-ái và thương-tiếc” của vị Chỉ-Huy-Trưởng, cố HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc khi Ông viết rằng: …tất nhiên Hải-Đội Đặc-Nhiệm không thể để bị thiệt-hại một Khu-trục-hạm mà HQVN chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi…

Bản-thân chúng tôi đau đớn “bị bệnh”[37] nên đơn-phương “quờ-quạng” đi t́m phương thuốc an-thần[38] cho chúng tôi một cách hơi vị-kỷ. Thành-thật xin Quư-vị Độc-giả ngày nay và Lịch-Sử ngày mai đại-lượng tha-thứ cho. Tiếc rằng chúng tôi kém không kiếm được nhiều[39]. Mong tất cả các bạn đồng-ngũ năm xưa được may mắn hơn chúng tôi, hăy tự đi t́m thuốc giải-cứu. Chúc các bạn may mắn, chắc chắn sẽ thấy!  

Hoàng-Trường HQ.4

 

 

 

 Phụ-chú 1

Một số Websites Trung-Cộng có đề-cập tới vai-tṛ HQ.4:

http://www.xingguolian.com/mymemo/war79/file/313.htm

http://www.chinatelecom.com.cn/sxgz/20020612/00001250.html

http://mymemo.myetang.com/war79/file/301.htm

http://www.rmtwb.net/jlb/attention/bwlh/22.htm

http://chinaha.myrice.com/military/history/2000/003/hist-587.htmhttp://www.ccjs.net/1117/171/23.HTM

http://www.ccjs.net/1117/171/23.HTM

http://www.ccjs.net/worldnews/data/20020409111550.htm

http://thebook.yeah.net

http://www.jdnets.com/army/war/cisa.asp

http://www.hq.xinhuanet.com/tbgz/xisha/xisha.htm

http://www.china-hero.org/xisha.htm

http://www.navy-home.com/hzzh6.htm

http://www.ccjs.net/worldnews1/data/20010723095357.htm

http://www.armystar.com/html/new_page_139.htm

http://www.huaxia.com/zt/2002-29/104678.html

http://www.gmdaily.com.cn/readers_s.nsf/655908a8c876e7cc4825674b004adf98/99b2687dd4cda40580256ca300620884

Sau khi dịch ra Anh-ngữ, đôi khi chúng ta gặp những đoạn nửa Tàu, nửa Anh cần phải suy-ngẫm mới hiểu, như sau:

- West the sand 自卫反击 wartime, Ye Jianying first arrives the engagement control room, with Deng Xiaoping which afterwards rushes to shoulder to shoulder directs

- West the sand 自卫反击 wartime, Ye Jianying first arrives the engagement control room, with Deng Xiaoping which afterwards rushes to shoulder to shoulder directs.

 Phụ-chú 2

Một số Websites dịch-thuật miễn-phí:

http://world.altavista.com/

http://www.worldlingo.com/products_services/worldlingo_translator.html

http://www.wordzone.com/

Lưu-ư các nguyên-bản Hoa-ngữ thường thấy trên Internet chia làm 2 loại, chúng ta cần lưu-tâm để bấm đúng chỗ trên “máy dịch”:

- Chinese (simplified)

- Chinese (traditional) 

 

HQ.4 Xung Trận Hoàng-Sa 

 

Phụ-chú 3

Tại nhiều nơi dọc duyên-hải Hoa-Nam, Trung-Cộng đă xây-dựng Đài Tử-Sĩ. Ngay ở Hoàng-Sa, những danh-tính “Tây-Sa Tử-Sĩ” sau đây được thấy trên mạng điện-toán:

马松柏 Horse pine and cypress Mă Ṭng Bách

锡通 Zhou Xi Tong              Chu Tích Thông

曾端阳 Passed Zeng Tuan        Tăng Thụy Dương
王成芳 Wang Cheng fragrant   Vương Thành Phương
姜广有 Jiang Guang You         Khương Quảng Hữu
王再雄 Wang Tsai Hsiung       Vương Tái Hùng
汉超 Lin Han Chao              Lâm Hán Siêu
文金云 Wen Jin Yun                Văn Kim Vân
黄有春 Huang You Chun        Hoàng Hữu Xuân
开支 Li expenditure             Lư Khai Chi

顺福 Guo Shun Fu                Quách Thuận Phúc

郭玉 Guo Yu Dong               Quách Ngọc Đông
罗华胜 Poplar pinery                Dương Ṭng Lâm
罗华胜 Luo 华胜                     La Hoa Thắng
周友芳 Zhou You Fang            Chu Hữu Phương

曾明 Zeng Ming Gui              Tăng Minh Quư
何德金 What 德金         Hà Đức Kim
     The stone makes          Thạch Tạo

 

 

Trung-Cộng xây nhiều đài kỷ-niệm và ghi tên Tử-sĩ “Tây-Sa Hải-Chiến” tại các tỉnh Hoa-Nam, cũng như tại đảo Hải-Nam và Hoàng-Sa. Việt-Nam chúng ta có chính-nghĩa, nhưng đài kỷ-niệm lại không dựng mà tên Tử-sĩ hy-sinh cũng chưa được bia nào ghi-chép.

 

 

Đặc-tính Hộ-Tống-Hạm PCE.

 

 

 

 

 

 

 

C̣n Uẩn-khúc nào về Trận Hoàng-Sa?

Vũ-Hữu-San

Cựu Hạm-Trưởng HQ.4

 Lời giới-thiệu.

Tác-giả Vũ-Hữu-San là Cựu Hạm-Trưởng Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4. Với tư-cách là Sĩ-Quan Thâm-niên Hiện-diện trên Biển, Ông được chỉ-định làm Chỉ-Huy-Trưởng cuộc Hành-Quân Bảo-Vệ Hoàng-Sa. Quyền chỉ-huy này được HQ Đại-Tá Hà Văn-Ngạc đảm-nhận một ngày trước cuộc hải-chiến. Hạm-Trưởng San, khi được hỏi vào cuối năm 2003, đă cho rằng không c̣n uẩn-khúc nào về Hải-Chiến Hoàng-Sa. Theo Ông lúc này tài-liệu đă đầy-đủ và rơ-ràng, sẵn-sàng cho một quyển Sử mang đề-tựa “Hải-Chiến Hoàng-Sa” xứng-đáng với danh-xưng ra đời. 

Tại sao Không viết hồi-kư Hoàng-Sa?

Trong thời-gian 30 năm qua, có nhiều bạn bè hỏi tại sao tác-giả bài này (Vũ-Hữu-San) không viết hồi-kư về trận Hải-Chiến Hoàng-Sa?

            Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc có tới 25 năm để trần-trừ không viết về trận Hải-Chiến Hoàng-Sa, Ông viết. “Đă 25 năm kể từ ngày tôi tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, tôi chưa từng tŕnh bày hay viết mô-tả lại về trận đánh này, ngay cả có nhiều lần tôi đă thất hứa với các bậc tiên-sinh yêu-cầu tôi thuật lại chi-tiết của cuộc đụng độ…” Nhưng trước khi qua đời ít lâu, Ông đă viết mấy bài khá dài về biến-cố đó. Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc có nhiều điều suy-nghĩ cần được nói và Ông đă kịp viết ra. Nhờ đó mà chúng ta được nghe nhiều quan-điếm của Ông về trận chiến này

Trường-hợp cá-nhân Vũ-Hữu-San tôi có hơi khác. Tôi không phải là người viết văn, lại rất ngại thể “hồi-kư”. Một khi kể truyện mà có sự hiện-diện của ḿnh, th́ một cách rất b́nh-thường, người viết thường chủ-quan và cũng thường nói hay nói tốt cho ḿnh. Với quan-niệm “không có ǵ lạ dưới ánh mặt trời” tôi cho rằng thời-gian không chôn vùi bí-mật. Tôi lại hy-vọng có ai đó “ngẫu-nhiên” viết ra hết để ḿnh khỏi viết[40]… Thời-gian 30 năm qua nhanh, nhờ một số trang internet Trung-Cộng, khi viết về HQ Trung-Cộng, họ đă ngẫu-nhiên “viết hộ cho vai tṛ của các chiến-hạm HQVN” mà tôi có can-đảm cầm cây viết “phụ” hôm nay cung-cấp tài-liệu để cùng cây viết đa-tài Trần-Đỗ-Cẩm, cùng hy-vọng hoàn-thành tác-phẩm “Hải-chiến Hoàng-Sa”.  

Không c̣n uẩn-khúc

30 năm sau trận Hải-chiến Hoàng-Sa, trí nhớ của từng cá-nhân tham-dự có thể lu-mờ nhưng tài-liệu chúng ta thu-góp được đă gia-tăng đáng kể. Trong giai-đoạn 5 năm sau quyết-định cầm viết của Đại-Tá Ngạc, nhiều điểm trước đây được coi là bí-mật hay uẩn-khúc, nay đă được đưa ra ánh-sáng. Cá-nhân chúng tôi lúc xưa, cũng thường thắc-mắc vài chi-tiết, th́ hôm nay tất cả những điều đó đă được giải-đáp.

Người ta có thể nh́n Hải-chiến Hoàng-Sa trên các khía-cạnh khác nhau. Với kiến-thức sâu sắc hơn, nhiều người hôm nay hay ngày mai, đặc-biệt là các Sử-gia, Nhà B́nh-luận, Người Nghiên-Cứu… c̣n đi t́m thêm nhiều yếu-tố khác nữa chăng? Tuy-nhiên trên cương-vị của một quân-nhân thi-hành thượng-lệnh trong nhiệm-vụ giới-hạn nhỏ bé, tôi may mắn hơn Đại-Tá Ngạc, v́ hôm nay c̣n tại-thế để t́m-hiểu, yên-tâm nghĩ rằng ḿnh đă kiếm ra đủ những ǵ ḿnh cần biết.

Vậy có thể phát-biểu theo t́nh-huống cá-nhân là chẳng c̣n tí uẩn-khúc nào về trận Hải-Chiến Hoàng-Sa này nữa. Tôi cộng-tác với “Nhà Nghiên-Cứu Hải-Chiến Hoàng-Sa” Trần Đỗ Cẩm nhưng sẽ không viết hồi-kư mà chỉ đi theo với Anh trong tư-cách một người bạn truy-t́m tài-liệu và cùng Anh duyệt xét suy-đoán, cũng như đánh-giá lại những ǵ đă thu-thập.

            Theo cách nh́n và khả-năng giới-hạn của một quân-nhân, ngoài những tài-liêu được mọi giới công-bố trước đây (ước-lượng chừng 15 bản)[41], cá-nhân chúng tôi đă thu-góp được thêm những tài-liệu quan-trọng, hầu hết là nguyên-bản sau đây:

- Công-Điện Hành-quân: Ngày 18.0020H/01/74

- Công-Điện Hành-quân: Ngày 18.2330H/01/74

- Về Lệnh Hành Quân Bảo-Vệ Hoàng-Sa của BTL/HQ/V1ZH ngày 16/1/1974, soạn thảo bởi Khối Hành-Quân V1ZH, Phó-Đề-Đốc Hồ-Văn Kỳ-Thoại kư, chỉ-định HQ Trung-Tá Vũ-Hữu-San HQ.4 làm Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân với nhiệm-vụ bảo-vệ Quần-đảo Hoàng-Sa. Bản chính tuy mất nhưng SQ và Nhân-viên soạn-thảo c̣n nhớ nhiều chi-tiết, quan-trọng nhất là cựu TMP/HhQ: HQ Trung-Tá Nguyễn-Mạnh-Trí - SQ tŕnh-duyệt và một người nữa, cựu Hạm-Trưởng HQ.4: Vũ-Hữu-San – SQ thi-hành Lệnh Hành-Quân trên.

- Phúc-tŕnh “Diễn-Tiễn Hành-Quân Hoàng-Sa” của HQ.5, số 001/HQ5/PT/K ngày 23/1/1974.

- Phúc-tŕnh “Hành-Quân Hoàng-Sa” lên BTL/V1ZH của HQ.4, ngày 22/1/1974. Phần chính bị mất nhưng những phần phụ-bản quan-trọng c̣n lưu giữ lại được như: Sơ-đồ Thiệt-Hại HQ.4 với vị-trí của 912 lỗ thủng và vết đạn Trung-Cộng lớn nhỏ trên vỏ tàu, báo-cáo của Ban Kỹ-Thuật Chiến-hạm, diễn-tiến hoạt-động pḥng-tai ngày 19-1-1974 chi-tiết đến từng phút.

- Báo-cáo của Toán Đổ-Bộ đảo Cam Tuyền[42], HS1 Bí-Thư (Nguyễn-Văn) Thắng HQ.4 ngày 23 tháng 5 năm 1974. Chi-tiết được viết theo thể Hồi-kư “Những Người Về Từ Hoa-Lục Đỏ”. Sinh-hoạt của toán 14 người kể từ khi HQ.4 đuổi tàu Trung-Cộng ra xa, đổ-bộ trấn-giữ đảo Cam-Tuyền đến khi bị bắt đưa về Trại Thu-Dung Tù-Binh, và được trao trả ngày 27-2-1974.

- Thơ của Đại-Tá Nguyễn-Viết-Tân CHT/ Sở Pḥng-Vệ Duyên-hải nói đến những quyết-định sáng suốt và kịp thời của Hạm-Trưởng HQ.4 khi điều-động các toán đổ-bộ Biệt-hải và Hải-kích trong sáng ngày 19-1-1974, nhờ đó cứu sinh-mạng người sống, giảm-thiểu sự hy-sinh vô-ích.

- H́nh từ Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 chụp các chiến-hạm Trung-Cộng như tàu 402 Nam Ngư 1, 407 Nam Ngư 2, Kronstadt 271, Kronstadt 274, chiến-hạm tiếp-tế…

- Chang Yung-Mei. Battle of the Hsisha Archipelago- Reportage in Verse. Peking. March 10, 1974. tập Thơ “Hải-Chiến Tây-Sa Quần-Đảo” của Trung-Cộng.

- Hinh-ảnh trên Website của Trung-Cộng: Kronstadt tơi-tả , được tàu ḍng đưa về bến.

- Chừng 20 tài-liệu phụ-thuộc như bản đề-nghị thăng-cấp, tuyên-dương công-trạng đơn-vị và cá-nhân hữu-công, thơ bày tỏ sự ngưỡng-mộ HT của TL/Hạm-đội, thơ thông-báo tin-tức của Tham-Mưu-Phó CTCT Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân...

- Đáng kể nhất là “bất-thường” về những tài-liệu chúng tôi mới t́m ra của phía Hồng-Quân Trung-Hoa. Cách viết của họ tỉ-mỉ chi-tiết như “kiếm-hiệp Kim-Dung”. Những điểm “thắc-mắc” c̣n lại có thể t́m thấy một phần lớn câu giải-đáp qua một tập sưu-tầm gồm nguyên-ngữ Hoa-Văn và dịch-thuật Anh-ngữ chừng 600 trang giấy khổ 5.5 X 8.5. T́nh-trạng và vị-trí của Hộ-Tống-Hạm Nhựt-Tảo HQ.10 cũng được họ kể lại.

- Ngoài ra Đặc-San Lướt Sóng các năm 1974, 1975 và Đặc-San hội Cựu Quân-Nhân Hải-Quân VNCH năm 1974 với các bài phỏng-vấn, đặc-biệt cung-cấp chi-tiết về các hoạt-động chiến-hạm trong hải-chiến. Chi-tiết về kỹ-thuật hải-pháo 76.2 ly bắn nhanh của HQ.4 khá minh-bạch.  

 

HQ.10, chiếc Hộ-Tống-Hạm anh-dũng nằm lại Hoàng-Sa. 

Chi-tiết chính-xác

            Điển-h́nh cho những điều rơ-ràng[43] mà chúng tôi sẽ công bố tương-tự như vài đoạn tóm-tắt sau đây:

(a) Hệ-thống chỉ-huy

Thủy-thủ đoàn tác-xạ theo lệnh Hạm-Trưởng. Hạm-Trưởng nhận lệnh bắn từ CHT/ Hành-Quân. Chỉ-Huy-Trưởng nhận lệnh từ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng Duyên-Hải. Vị Tư-Lệnh này thi-hành chỉ thị của Tổng Thống VNCH, vị Tư-Lệnh tối-cao của Quân-đội theo đúng Hiến-pháp của Quốc-gia. Không có uẩn-khúc ǵ để mà phải đặt giả-thuyết này hay nêu giả-thuyết nọ. Chính-xác là Hệ-thống quân-giai mà thôi.

Đến đây tưởng cũng nên ghi nhận một điểm son về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi Ông đích thân thăm viếng BTL/HQ/V1DH để duyệt xét t́nh h́nh và ra lệnh cho Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH toàn quyền hành động[44], kể cả việc xử dụng vơ lực với Hải-Quân Trung-Cộng để bảo vệ Hoàng Sa[45].

(b) Sơ-đồ vị-trí vận-chuyển chiến-hạm được tái-tạo rơ ràng nhờ các yếu-tố chính-xác như sau:

(1) Vị-trí khởi-sự và vị-trí chấm-dứt cuộc Hải-Chiến là tọa-độ được ghi trong Nhật-kư Hải-hành và bản Phúc-tŕnh của HQ.5.

(2) Khoảng chạy tác-chiến (30 phút) của KTH h́nh ṿng cung (quay qua phía Đông Bắc) 10 hải-lư, TDH (quay qua hướng Tây) 8.5 hải-lư, để gặp nhau lại và theo lệnh di-tản của CHT/HhQ. Ṿng quay chiến-thuật của KTH và TDH rộng hẹp ra sao phải được tôn-trọng.

(3) 912 vết đạn trên vỏ tàu HQ.4 cho thấy rơ ràng sự vận-chuyển và hướng đi của HQ.4 ảnh-hưởng ra sao đến sự vận-chuyển và hướng đi của chiến-hạm Trung-Cộng.

(4) Vị-trí nào khi hỗn-chiến, trái đạn 127 ly của HQ.5 đă vô-t́nh trúng vào HQ.16.

(5) Những tài-liệu chi-tiết để bổ-túc cho sơ-đồ này phù-hợp thế nào với nội-dung (rất phong-phú) của các websites Trung-Cộng.

(c) Huyền-thoại Không-trợ và Phản-lực cơ F5

Nỗi khát-khao không-trợ đối với các đơn-vị ta ngoài Hoàng-Sa to-lớn đến như thế-nào? Tường-tŕnh quân-sự các năm 1974-1975 đều nói là phi-cơ F5 chỉ có thể yểm-trợ trong ṿng 5 tới 15 phút mà thôi v́ khoảng-cách từ Đà-Nẵng tới Hoàng-Sa quá xa so với nhiên-liệu dự-trữ. HQ Đại-tá Hà-Văn-Ngạc viết: “Tôi vẫn tin rằng khi loan tin việc phi-cơ cất-cánh, Tham-Mưu-Phó Hành-Quân (thuộc Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân) đă cho rằng tin này có thể làm cho tôi vững-tâm chiến-đấu…”

            Chúng ta đang sống trong thế-kỷ 21, những điều tương-tự thế này không c̣n là huyền-thoại nữa. Duyệt lại tài-liệu, bấm vào máy tính là có ngay…

 

 

Chúng tôi sẽ công bố phương-cách phân-tích và tổng-hợp các yếu tố phức-tạp đă tạo nên Sơ-đồ Vận-chuyển chiến-hạm, cũng như tŕnh-bày các diễn-tiến Hải-Chiến rơ-ràng khác trong cuốn sách “Hải-Chiến Hoàng-Sa”, dự-trù ra mắt trong ṿng 5 năm sắp tới. [46]

 

Cơ hội khôi-phục lại phần đất bị chiếm

Tiêu-đề bài viết ngắn ngủi này là “C̣n uẩn-khúc nào về Hoàng-Sa?” theo quan-điểm một người lính chiến, câu trả-lời khẳng-định là KHÔNG.

Kết-luận như vậy đă có. Nhân cơ-hội này, chúng tôi xin nêu lại một vấn-đề quan-trọng trong tương-lai. Đó là: Cơ hội khôi-phục lại Hoàng-Sa.

Theo di-cảo của Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc: “Dù thắng hay bại, chỉ có một điều duy-nhứt không thể chối căi được là các chiến-hữu các cấp của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa trong trận hải-chiến đă anh-dũng chiến-đấu bằng phương-tiện và kinh-nghiệm có trong tay để chống lại một kẻ xâm-lăng truyền-kiếp của dân-tộc hầu bảo-vệ lănh-thổ của Tổ-quốc. Trước một thù địch có sức mạnh gấp bội, dù cuộc chiến có hạn-chế hay kéo dài hoặc mở rộng, phần cuối là chúng ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường tập của đối phương để t́m kiếm một cơ hội thuận tiện khác hầu khôi-phục lại phần đất đă bị cưỡng chiếm”.

            Những người Hoàng-Sa năm 1974 ấy nay đă già, chúng tôi những mong mỏi hậu-thế tiếp-tục t́m kiếm cơ hội khôi-phục lại phần đất, phần biển đă bị cưỡng chiếm. 

Vũ-Hữu-San


 

Hồi Kư của người về Từ Hoa Lục Đỏ:

Tôi đă đến đó

Bí Thư Thắng

 

Một bất hạnh chợt đến với gia đ́nh tôi trong những ngày đầu năm của mùa Xuân Giáp Dần. Tôi cũng như một số chiến hữu khác được ghi nhận là mất tích trong trận hải chiến với Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Sau hai mươi bảy ngày, được gọi là tù binh nơi ngục tù cộng sản trên Hoa lục đỏ, tôi được trở về với quê hương, được tiếp tục phục vụ cạnh đồng đội trên Khu trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4.

Giờ đây, những gian truân đă qua rồi. Là một kẻ bị bắt làm tù binh, tôi mặc cảm v́ sự yếu đuối của bản thân, đă không làm tṛn phận sự mà Tổ quốc giao phó. Quần đảo Hoàng Sa đă lọt vào tay Trung Cộng, chúng tôi toàn thể mười bốn thủy thủ thuộc Khu trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4, trú đóng đảo Cam Tuyền (Robert) trong những giờ phút cuối cùng với hỏa lực khủng khiếp từ hạm đội địch cũng như lực lượng hùng hậu của địch đổ bộ, chúng tôi không c̣n cách nào để giữ tṛn nhiệm vụ của chiến sĩ trấn thủ hải biên, để cuối cùng bị bắt sống. Nhưng Tổ quốc mến yêu đă không bao giờ quên chúng tôi.

Trong thời gian bị bắt và bị giam cầm tại trại Thu Dung tù binh thuộc tỉnh Quảng Châu, nhưng phản ứng mănh liệt của mười chín triệu nhân dân miền Nam Việt Nam đă làm cho bọn Trung Cộng phải nới tay với chúng tôi trong cái lư luận "cải tạo tư tưởng bằng h́nh thức lao động". Và sau hai mươi bảy ngày, không thể giữ măi cái trắng trợn của kẻ cướp đất, cướp người, bọn Trung Cộng xâm lược đă phải nhượng bộ cái hào khí bùng cháy của một dân tộc có bốn ngàn năm lịch sử kiêu hùng, bằng cách trao trả toàn thể bốn mươi tám tù binh Việt Nam Cộng Ḥa vào ngày 17 tháng 02 năm 1974.

Bước xuống phi trường, tôi nôn nao trong một nỗi niềm khó tả trước sự tiếp đón nồng hậu của đại diện các cơ quan chính quyền, quân đội cũng như hàng ngàn học sinh, đồng bào đă chẳng quản ngại nắng nôi, mệt nhọc, đến chào mừng chúng tôi được trở về với Tổ quốc, với mái ấm gia đ́nh. Tôi tự xét bản thân ḿnh, chẳng làm được việc ǵ cho đất nước mà vẫn được tổ quốc và nhân dân đăi ngộ, ít nhất cũng một lần vinh quang trong đời. Tổ quốc ơi, mười chín triệu đồng bào miền Nam ơi, tôi xin cúi đầu nhận lănh những ân huệ đại lượng này và chẳng biết nói ǵ hơn là xin cho tôi được một lần viết lên sự thật bằng chính những điều mắt thấy tai nghe, của cái mà Cộng Sản Bắc Việt cùng Mặt Trận giải phóng Miền Nam tôn thờ như quan thầy của ḿnh.

Vâng, tôi xin nhân danh là một bằng chứng cụ thể với sự phán đoán khách quan trung thực nhất thế nào là thiên đường Cộng Sản ở Hoa Lục. Với danh dự mà nói rằng hồi kư này không ẩn chứa một phần chính trị nào, mà chỉ là những sự thật, tôi không sợ lầm lạc là chỉ phán đoán một chiều hay theo một khía cạnh tuyên truyền giữa hai ư thức hệ. Tôi đă đến đó, đến với đầy đủ ngũ quan và một khối óc. Một cán bộ Trung Ương Đảng Bắc Kinh, mà tôi mến phục qua cái dáng dấp, nhân cách trí thức, điềm đạm và tế nhị, đă nói với tôi:

"Ngày nào ông có trở về nước, nếu có tŕnh bày điều ǵ, tôi khuyên ông đừng nên tŕnh bày trung thực quá, nếu không, tôi e ông sẽ ân hận th́ đă muộn ..."

Vâng, cảm ơn "đồng chí". Cũng cảm ơn cho những ngày làm tù binh của tôi. Nếu có mệnh hệ nào th́ cũng đủ cho tôi an ḷng nhắm mắt, như ông Saint Thomas đă được nh́n thấy năm dấu thánh của Chúa. Tôi không ân hận dầu cho dù cách mạng vô sản có nhuộm đỏ cả quê hương tôi, tôi vẫn là kẻ ly khai khỏi tập đoàn đảng trị độc đoán sai lầm. Bây giờ tôi viết là phó thác cả tâm hồn lẫn thể xác theo gịng chữ v́ không nói lên được những ẩm ức từ trong đáy thẳm tâm hồn th́ rồi những tháng ngày câm lặng này cũng sẽ giết lần đời tôi trong ray rứt ưu phiền ...

... Những ngày cuối cùng của năm "con trâu" mệt mỏi đang chậm chạp trôi qua, th́ một biến cố bất chợt mang đến cho trang sử Hải Quân Việt Nam cận đại một nét chấm phá dị thường, với một khó khăn khôn lường trước một đối thủ siêu cường, bọn Tàu đỏ xâm lược. Để tiếp nối chí khí hào hùng của một dân tộc với một quá tŕnh chiến đấu bền bỉ, kiên cường. Vị nguyên thủ quốc gia chỉ thị cho Hải Quân Việt Nam gửi hạm đội với bốn chiến hạm mang theo ư nguyện của mười chín triệu con tim rực máu căm hờn, cương quyết tuyên chiến với bọn Tàu đỏ xâm lược để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những mảnh đất xa lắc ngút ngàn thiêng liêng của dân tộc ...

Các chiến hạm uy dũng vượt hải tŕnh tiến về Hoàng Sa trong hào khí bừng bừng.

Khi đến gần Hoàng Sa, thấy có hai chiến hạm Hải quân Trung Cộng đang thả trôi án ngữ phía đông nam đảo Cam Tuyền (Robert). Hạm trưởng chiến hạm chúng tôi (HQ4), chỉ thị cho mười bốn nhân viên thuộc thủy thủ đoàn t́nh nguyện đổ bộ lên đảo treo quốc kỳ cùng ngăn chặn lực lượng hải quân Trung Cộng trá h́nh ngư phủ xâm nhập đảo.

Khoảng mười giờ ngày 18-1-1974, toán đổ bộ gồm Tr/uư Dũng, ĐT Quư, TP Hội, TP Cung, TP Chương, PT Bắc, QK Nghiêm, BT Thắng, KT Hưng, CK Chí, CK Huy, PT Hùng, VC Thanh, và GL Lâm thi hành lệnh đáp xuống đổ bộ đảo. Vừa đặt chân lên đảo, chúng tôi lục soát chung quanh hạ cờ Trung-Cộng và dựng quốc kỳ, rồi t́m các địa thể thích hợp để pḥng thủ, thu ḿnh trong những lùm cây chờ đợi diễn biến bất chợt xảy đến ...

Qua các tín hiệu trao đổi trên làn sóng vô tuyến, cho thấy có nhiều gay go, nội dung đại khái bên nào cũng nhận chủ quyền đảo và đuổi đối phương ra khỏi hải phận ḿnh ... rồi một sự yên lặng nặng nề căng thẳng, h́nh như hai bên đang rơi vào thế thủ chờ đợi.

Một đêm yên tĩnh đi qua, sáng sớm ngày 19 tháng 01 năm 74, chúng tôi thức tỉnh bởi hằng loạt biến cố dồn dập. T́nh h́nh trở nên nghiêm trọng, đưa đến cuộc hải chiến thực sự vào lúc mười giờ hai mươi lăm phút sáng hôm đó. Tất cả chúng tôi xách súng chạy ra băi biển trong lúc đạn hải pháo vang rền. Trước mặt chúng tôi, nhiều chiến hạm đang rực lên những lóe lửa hực sáng từ những họng trọng pháo đang nhả đạn làm khuấy động cả vùng biển êm lặng. Bởi quá xa, khói súng mù mịt, không phân biệt được chiến hạm nào của ta, chiến hạm nào của địch ... Cuộc hải chiến kéo dài chừng ba mươi phút, có tàu ch́m, có chiếc cháy, chiếc nghiêng, của cả đôi bên dần dần khuất xa tầm mắt chúng tôi.

Nh́n về vùng biển xa mù mà ḷng nghe nặng trĩu, tôi không hiểu số phận của các chiến hạm và thủy thủ đoàn ra sao. Riêng bản thân th́ không một hối tiếc ân hận nào. Dù có ta thán cũng bằng thừa trước những bất ngờ đương nhiên của chiến tranh. Để tự an ủi chúng tôi ngồi bàn bạc về trận hải chiến và hy vọng HQ11 sẽ đến tiếp viện.

Đêm đó, tôi suy nghĩ thật nhiều, nh́n những khuôn mặt đăm chiêu, buồn bă của đồng đội, tôi nghe những nao nao bứt rứt ... Dù thế nào chăng nữa, con người cũng có những yếu đuối của bản thân, tôi liên tưởng đến sự hy sinh nhưng những bâng khuâng lo ngại vẫn nhen nhúm bùng lên trong giờ phút lặng lẽ ghê rợn của sự chờ đợi giữa bóng tối dày đặc của vùng biển đen ... Tôi mệt mỏi với niềm suy tư chín mùi để rồi thiếp dần trong giấc ngủ ưu phiền ...

Sáng sớm ngày 20 tháng 01 năm 1974, xuất hiện mười bốn chiến hạm Hải quân Trung Cộng, trực chỉ đảo Cam Tuyền, Hoàng Sa (do lực lượng địa phương quân và nhân viên dân chính đài khí tượng trú đóng). Việc ǵ đến ắt phải đến, sau nhiều loạt hải pháo,lực lượng hùng hậu của Trung Cộng đổ bộ tràn ngập bốn bề đảo. Cuối cùng, nhóm tử thủ chúng tôi đành cúi đầu chấp nhận những bất hạnh đă an bài.

Thế là hết, tôi không ngờ lần đầu và cũng là lần cuối cùng đặt chân trên mảnh đất nhỏ bé tít mù của dân tộc. Tôi tuyệt vọng ngước nh́n về vùng biển xa mù và xót xa trước những đôi mắt u buồn đang lặng lẽ cúi xuống của đồng đội. Vâng, hăy cúi xuống, hăy cúi xuống thật gần để nh́n lần cuối cùng cái thân phận của một quốc gia nhược tiểu, sẽ c̣n điêu linh biết đến bao giờ?

Những khuôn mặt dữ dằn, với súng trên tay, chĩa về chúng tôi. Thời gian vô vọng này kéo dài đến đúng cái nắng gay gắt của buổi quá ngọ, th́ bọn chúng đổi thái độ, họ vui vẻ mời chúng tôi hút thuốc, uống nước ... Tôi nghe họ qua sự thông dịch mơ hồ của CK Chi và PT Hưng (là hai người Việt gốc Hoa), họ thuyết tŕnh về "Chính sách khoan hồng tù binh", tất cả chúng tôi thinh lặng, dường như trong thâm tâm ai cũng tự vẽ ra một bối cảnh tối đen hơn là nghe một điều ǵ ... Sau đó, họ dẫn chúng tôi ra băi biển và trói lại.

Sáng hôm sau, đưa lên tàu chở về đảo Hải Nam. Khoảng mười hai giờ trưa tàu cặp bến, được chuyển sang một chiến hạm lớn hơn, nơi đây chúng tôi bắt gặp thêm ba mươi bốn người nữa bị bắt lên đảo Hoàng Sa. Chúng tôi nh́n nhau thông cảm, và sau hai đêm một ngày, tàu cập cảng Quảng Châu. Chúng tôi được tiếp nhận bằng hàng ngàn con mắt của dân quân thị hiếu đứng đầy hải cảng. Tôi đoán thầm, không lẽ họ tử h́nh chúng tôi tại đây để trả thù cho đồng chí của họ đă bỏ ḿnh trong trận hải chiến vừa qua. Nhưng vừa lúc đó, có ba chiếc Molotova chạy tới và theo sự hướng dẫn của tên cán bộ thông dịch, chúng tôi được đưa qua thành phố Quảng Châu để đến trại Thu Dung tù binh. Lên xe, tôi chiếm vị trí thích hợp nhất để quan sát hai bên đường. Khí tiết ở đây thật là lạnh, tôi đă mặc chiếc áo ấm bên trong, khoác thêm chiếc ba-đờ-xuy bên ngoài mà vẫn c̣n thấy lạnh khủng khiếp. Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày mùng Một Tết, th́ ra, ngẫu nhiên, ḿnh hưởng những ngày Tết tha hương bất đắc dĩ với thân phận làm tù binh. Tôi ngạc nhiên khi thấy phố xá hai bên đường không có màu sắc nào của Xuân và Tết, tôi khẽ hỏi tên cán bộ thông dịch:

"Thưa ông, hôm nay là Tết, sao vắng vẻ và sơ sài thế này hả ông?".

Tên cán bộ trả lời: "Tại Trung Cộng vĩ đại của chúng tôi, dưới sự lănh đạo sáng suốt của Mao Chủ Tịch, Tết bây giờ đă đổi khác rồi chứ không c̣n lạc hậu như thời tiền cách mạng nữa."

Tôi nghe đến tiếng "lạc hậu" th́ kín đáo nh́n sang hai bên. ừ, lạc hậu, nếu cái lư luận hoa mỹ của "đêm ba mươi vác cuốc ra đồng, sáng mùng một trồng cây mừng tuổi đảng", th́ những y phục ḷe loẹt, sặc sỡ, những cuộc du xuân ngày nào chỉ c̣n là trong mơ. Tôi ngậm ngùi thương cảm cho những con người bị rơi vào cái thế chỉ biết đầu tắt mặt tối, tăng gia sức lao động để phục vụ cho một lư tưởng mơ hồ. Tôi hỏi người thông dịch: "Tết mà người ta vẫn đi làm sao ông?" Anh cán bộ đang ưu tư, có vẻ lười trả lời, nhưng cũng cố gắng: "Đó là những anh hùng lao động, biết phấn đấu gian khổ cho đại thế giới cách mạng vô sản, các anh chỉ biết hưởng thụ nên không thấy cái cao cả trong chính sách của đảng, của nhà nước chúng tôi, từ thực tiễn đến nhận định là thế, tức là những anh hùng công nông của Trung Quốc, trước kia cũng ích kỷ nhỏ hẹp như các anh, nghĩa là đặt quyền lợi cá nhân trên cái sống tập đoàn thương yêu. Nhưng nhờ lao động, họ đă ư thức được công tŕnh vĩ đại cao cả của Đảng và nhà nước Trung Hoa".

Tôi lạnh ḿnh ư nhị liếc sang người bạn thầm nói: "Gớm! Tên này ư hẳn cũng vài mươi tuổi đảng chứ chẳng vừa với những mỹ từ giả dối mà có khả năng lấp khóe mắt ḍ xét của con người, đâu phải là thứ thường". Tôi buồn cười bởi cái phô trương của anh cán bộ. Anh ta nói mà trong ánh mắt dường như ẩn hiện một nỗi ḷng khó tả được tiềm ẩn như trong cái thế nén của chiếc ḷ so bất lực.Có lẽ anh ta mơ tưởng đến những thú vui của thời thơ ấu. Đầu năm vẫn là những ngày thiêng liêng nhất của người thuần tuư Á Đông. Con người vẫn là con người, chứ không phải là hệ thống máy móc để có thể dễ dàng giết chết cái tập tục truyền thống của dân tộc có từ muôn đời xa xưa được.

Đoàn xe vẫn tiếp tục lăn bánh, hai bên đường không một mảnh đất hoang, dù là khô cằn sỏi đá, đều được cày xới trồng trọt. Tôi rùng ḿnh nghĩ đến phần đất màu mỡ của quê hương miền Nam Việt Nam, là vựa thóc của Đông Dương, nên hẳn nhiên là miếng mồi quá thơm ngon đối với Trung Hoa lục địa vĩ đại đầy nhân khẩu mà nạn nhân măn là mối đe dọa trầm trọng.

Măi miên man suy nghĩ, xe chạy vào trung tâm thành phố mà tôi không hay. Khu nội thành cũng vậy, có nghĩa là những h́nh thức phấn đấu gian khổ đă đồng lơa với sự áp bức, để cho người dân lầm than khổ đau của Trung Hoa ngày nay, phải câm lặng khứng chịu tất cả những tàn phá do chính sách đảng trị nhiễu nhương tác quái... Tôi nh́n đoàn người trên phố, họ đi từng toán trên đường, với y phục giản đị, đồng nhất được khoác lên những tấm thân c̣m cơi vốn có của người Quảng Đông. Họ trầm lặng quá, đúng như người ta bảo "người Cộng sản thầm lặng như chiếc bóng", thỉnh thoảng có vài thiếu niên đốt lên vài cây pháo, và đó chính là dấu hiệu duy nhất đón Tết qua đôi mắt trung thực của tôi.

Tôi viết những sự thật này, cũng như có lần tôi đă viết bài "Mùa Xuân của Quảng Châu", khi c̣n bị giam ở bên Trung Quốc, nội dung cũng như thế này. Và được các "đồng chí" bên đó nói rằng: "Anh có nhận xét thiếu tinh tế và tư tưởng xuyên tạc, nên cảm nghĩ của anh về mùa Xuân Quảng Châu c̣n đầy tính chất châm biếm, thiếu sự giáo huấn chính trị ... "Vâng, tôi không thích chính trị, tôi chỉ thích những nguồn sống thực, những ngôn từ tôi nói phải phát xuất từ đáy ḷng, chứ không phải từ những chiêu bài chính trị.

Đoàn xe vẫn từ từ lăn bánh, dường như họ muốn chúng tôi quan sát cái trung tâm của một thành phố được gọi là lớn vào hàng thứ năm của Trung Cộng. Tôi mỉm cười nh́n những khu chung cư cao ngất "nếu không ở trên đám mây xanh ấy, th́ họ sẽ phải ở đâu!" Với tôi, đừng phô diễn cái tṛ tuyên truyền trẻ con này, v́ phải chăng đây chính là "nguồn gốc phát sinh ra chính sách xâm lược để tự tồn".

Những con đường phố ở đây hẹp và dây điện rối mù như mạng nhện, phương tiện giao thông chính yếu là xe buưt điện và xe đạp, tuyệt đối không có một chiếc xe gắn máy nào. Người bạn bên cạnh hỏi anh cán bộ thông dịch:

"Ông ơi, ở bên này không có xe Honda, Yamaha, hay sao?"

Anh cán bộ ngẩn người: "Honda là ǵ?" Tôi giải thích: "Đó là một loại xe chạy bằng động cơ, giống như chiếc xe b́nh bịch ấy." Anh cán bộ nhún vai: "ừ, thế th́ bên này chúng tôi không thèm cái loại xe vô dụng đó, v́ nó có tính cách tư bản lăng phí quá, cũng như nó không sản xuất mà lại c̣n làm hao hụt nhiên liệu của nhà nước nữa..." và cũng để tỏ ra ḿnh cũng thông thạo về vấn đề quốc tế, "đồng chí" theo thao bất tuyệt về t́nh h́nh căng thẳng ở Trung Đông và sự tranh chấp giành quyền lợi giữa Nga và Mỹ... Tôi không cần nghe anh ta nói ǵ cả, bởi những lời bào chữa để thỏa măn tự ái cá nhân đều vô dụng. Tôi cũng không nêu lên cái tính chất quê mùa của cuộc đối thoại, mà chỉ cần biết rằng anh ta đă bày tỏ trung thực cái hệ thống kiểm thảo nghiêm ngặt của đảng và nhà nước, để đến nỗi một cán bộ như anh ta mà c̣n không biết được cái xe thông dụng ấy, th́ huống hồ chi người dân chân lấm tay bùn, sinh ra trong lao động và chết trong lao động sẽ c̣n nhận thức được ǵ ánh sáng văn minh của nhân loại, đối với họ chỉ được dạy dỗ rằng: "Chỉ có Mao-Trạch-Đông là hoàn mỹ ..."

Đoàn xe ra khỏi thành phố, tôi thấy một quân trường ló dạng qua khung cửa kính và đoàn xe từ từ rẽ vào, hai cánh cổng mở rộng, những tân binh đứng đầy hai bên chiếu cố nh́n chúng tôi tận t́nh.

"Không, bởi chúng tôi xuống đảo nên ăn bận lôi thôi thế này, chứ không phải quân đội chúng tôi có cái ăn bận như cái bàn tán x́ xào của các người đâu, c̣n các anh em Địa-phương-quân, sở dĩ tóc họ quá dài là v́ ba tháng liền ở đảo không có thợ hớt tóc, chứ quân đội chúng tôi không đồng hóa với Hippy đâu." Tôi bực bội nghĩ thế khi thấy ánh mắt diễu cợt của đám tân binh. Chúng tôi xuống xe và tập họp trước cái sân rộng lớn, nơi đây có hơn hai mươi cán bộ đứng đợi sẵn, họ mặc quân phục gồm có hải quân và bộ binh, tôi đoán có lẽ đây là nhóm khai thác tù binh. Chúng tôi được chia làm bốn tổ, tổ một và tổ ba là Địa-phương-quân, tổ bốn là sĩ quan, và tổ hai là hải quân. Sau đó, họ hướng dẫn chúng tôi đến một dăy nhà dành sẵn, chỉ định những khu vực của tổ và phát những vật dụng cần thiết.

Sau mấy thủ tục tạp nhạp, chúng tôi được dẫn đến một pḥng họp, và tại nơi đây một đề tài được giáo huấn cấp thời: "Chủ quyền lănh thổ của Trung Cọng trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa", nội dung nói về những di tích lịch sử của người Trung Quốc để lại đảo, và họ nói nhiều về những vua chúa đă đem quân chiếm đảo ... cuối cùng, họ xác nhận chủ quyền bằng lập luận: "Trung Quốc muốn th́ làm chứ không cần ảnh hưởng ǵ của quốc tế, quốc tế chỉ là con số không nếu đi ngược lại quyền lợi của đảng và nhà nước Trung Hoa".

Trước khi rời pḥng, họ chận đầu chúng tôi: "Các anh nghe theo lời đường ngọt của ngụy quyền Sài G̣n nên cứ tưởng Hoàng Sa là quê hương ḿnh, điều đó thật là lầm lẫn, lầm lẫn về sự thực đă đành mà c̣n hy sinh một cách vô lư nữa!"

Về đến tổ ḿnh, chúng tôi phải tụ tập lại để "tọa đàm" dưới sự hướng dẫn của ba cán bộ trách nhiệm tổ, trong khi tọa đàm các tổ viên có quyền phát biểu, tuy nhiên cán bộ luôn nhắc nhở "phải phát biểu những ǵ khách quan, đứng đắn, chứ không phủ nhận sự thực bằng thái độ ngoan cố, v́ đây là lúc chỉnh đốn lại sai lầm chứ không phải là cuộc tranh luận chưa có mục đích rơ rệt ..." Trong cuộc "tọa đàm" đầu tiên này, chúng tôi không ai phát biểu ǵ hết, một cán bộ có vẻ tâm lư, kéo hai người bạn đứng dậy và nói: "V́ hôm nay các anh tinh thần c̣n căng thẳng và mệt mỏi, nên chúng ta tạm ngừng ở đây." Trong nhóm không ai có ư kiến ǵ cả, chúng tôi muốn yên thân hơn là phải nói một điều ǵ.

Khoảng mười hai giờ trưa, chúng tôi tập hợp đi ăn cơm, bữa cơm tạm thời khá đầy đủ cho buổi sơ giao của chính sách tuyên truyền - "Hôm nay, ngày đầu năm của người Á Đông chúng ta, Đảng và nhà nước chúng tôi lấy bữa cơm này là kết tinh của lao động để đón mời cũng như khuyến khích các đồng chí, cứ tự nhiên hưởng xuân và sẽ dành được thắng lợi cho đại thế giới cách mạng vô sản."

Tôi mỉm cười, quả nhiên do kết tinh của lao động, nhưng đảng và nhà nước đâu có lao động! Chỉ những công nông là những anh hùng biết lao động! Ḷng bảo ḷng, thôi cứ hưởng thụ đi, nếu đă tốt đẹp th́ bố mẹ, họ hàng ta đâu di cư vào Nam!

Họ đứng chung quanh bàn ăn chúng tôi, ân cần chuyện tṛ, hỏi han: "Sao, cơm Trung Quốc ngon không?" ... Tôi cười thầm trong bụng "Nếu cứ thế này cho vài năm th́ hay biết mấy! Chỉ sợ bữa một bữa hai rồi đổi món". Một cán bộ có vẻ rất trí thức và cao ngạo, một tay chống nạnh, một tay vân vê điếu thuốc, cười nửa miệng, hóm hỉnh nh́n chúng tôi - "Cao ngạo trong sự đương nhiên của kẻ chiến thắng, th́ cái thất thế phải đến cho đối thủ, làm quân tử sao cho là nhục!" Tôi thầm nghĩ như vậy.

Sau một bữa ăn cho bỏ ghét, có giỏi th́ cứ nuôi như thế này măi đi, c̣n không đủ khả năng th́ cứ thực t́nh cung khai tám trăm triệu nhân khẩu ra th́ có ai bảo sao đâu!

Trước khi về tổ, một cán bộ tập họp chúng tôi lại và nói: "Sau khi quan sát và nh́n chung vào vấn đề ăn uống của anh em hôm nay, tôi thấy anh em có nhiều lỗi làm cần phải tự sửa chữa, đó là sự phung phí của anh em. Anh em không biết cái tiêu chuẩn chống lăng phí của đảng và nhà nước, hăy nh́n xem trên mặt bàn của tám người ăn đầy những hạt cơm vung văi thế kia, nếu tám trăm triệu người Trung Quốc mà ăn uống như các anh th́ hơn tám trăm triệu hạt cơm rơi ấy sẽ nuôi được bao nhiêu người đó!" Tôi ớn xương sống, quả thật, những thằng đói nó có lư luận hay, cả đời chúng chỉ nh́n vào nồi cơm, rá gạo huyền nào mà chẳng tinh thế!

Chúng tôi về tổ nghỉ ngơi, hai giờ chiều, một sĩ quan quản gia đến đánh thức chúng tôi và cho biết sẽ phải "tọa đàm" tiếp đề tài hồi sáng. Chúng tôi thinh lặng rất lâu, một cán bộ lên tiếng "Anh em cứ tự nhiên phát biểu ư kiến, v́ đây là cuộc tranh luận, không sao cả." Một anh bạn của chúng tôi rụt rè hỏi: "Thưa đồng chí, theo đài BBC Luân Đôn, Vua Gia Long đă đem quân trú đóng ở Hoàng Sa vào năm 1802 ..." Vừa nói tới đây, th́ anh cán bộ đưa tay ngăn lại "Các anh em thật là lạ, tại sao đài ḿnh không nghe, lại đi nghe cái đài xuyên tạc đó, bên chúng tôi không bao giờ nghe đài nào khác ngoài đài Bắc Kinh, nên không bao giờ lầm lẫn như thế. C̣n cái vấn đề đồng chí Gia Long nào đó cho có quân lính Việt Nam ra trú đóng đảo vào năm 1802 th́ thật không thể tin được, v́ sử sách Trung Quốc không hề ghi chép điều đó. Bởi vậy, đây là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng, anh em đừng nhắc nhở đến Vua Gia Long nữa."

Anh ta nh́n sang phía khác: "Anh em bên này có ư kiến nào không?", rồi quay ra mỉm cười đắc ư với hai cán bộ ngồi đằng sau, dường như anh ta thỏa măn với câu trả lời vừa rồi lắm. Tôi thấy hai tên kia cũng nghiêm mặt gật gù, áng chừng như đă bằng ḷng. Chúng tôi lặng thinh và hầu như trong mấy ngày đầu chúng tôi không hề muốn nói ǵ cả. Mấy anh cán bộ có vẻ sốt ruột bởi sự lặng thinh của chúng tôi nên hơi cau có:

"Sao các anh em không nói ǵ cả? Đây là tọa đàm chứ không phải là mơ mộng viển vông, nếu cứ như t́nh trạng này th́ các anh em làm sao thông suốt được đường lối lănh đạo sáng suốt của Mao Chủ Tịch và nhận thức thế nào là đúng đắn, thế nào là sai lầm."

Chúng tôi cảm thấy t́nh trạng trở nên nhột nhạt nên lặng lẽ nh́n nhau ... cùng cười, đến một lúc nào đó, con người phải trở về với bản tính cố hữu của ḿnh, cho dù có phải trên búa dưới đe. Tôi ít khi chịu khuất phục trong vấn đề tranh luận ...

Tôi hắng giọng hỏi: "Thưa các ông, sau bản hiệp định San Francisco năm 1951, 49 quốc gia đều xác nhận chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Ḥa, mà Trung Quốc cũng không phủ nhận bản hiệp định trên. Đến nay phải chăng Trung Quốc phát hiện được ở dưới ḷng đảo có một tài nguyên thiên nhiên nào nên ngày nay Trung Quốc ..." C̣n đang nói dở, th́ tên cán bộ quắc mắt nh́n tôi. "Ai bảo với anh như thế, nếu c̣n giữ măi cái nhận thức này th́ ..." Một tên có vẻ khôn ngoan trầm tĩnh hơn khẽ kéo tên kia ngồi xuống và nói: "Các anh bị nhiễm tư tưởng Đế-Quốc Mỹ, cũng như ngụy quyền Sài G̣n quá nhiều, nên những ư tưởng sai lầm rất nhiều, nhưng chúng tôi tạm thời coi đó như là lỡ lầm đầu tiên và bây giờ các anh phải chú ư đừng phát ngôn những ǵ xâm phạm đến quyền lợi của đảng và nhà nước chúng tôi.

Tôi nghe trong ḿnh những mạch máu tưởng chừng như dừng lại, v́ đây cũng là lần trắc nghiệm cái phản ứng của chúng. Tôi biết chúng phải chinh phục chúng tôi bằng vuốt ve hơn là bạo tàn, có lẽ lệnh ở trên chỉ thị như thế ...

Rồi hai tuần trôi qua trong chán chường của những đề tài và tọa đàm liên tục không lúc nào ngơi. Tôi không hiểu tại sao chúng tôi lại phải siêng học gấp gáp quá sức, sáng học tập tới 10 giờ, rồi tọa đàm đến 12 giờ, ăn cơm trưa xong ngủ được một chút lại tiếp tục tọa đàm đến giờ ăn cơm chiều, xong giờ cơm chiều bắt đầu coi sách báo và tư tưởng Mao Trạch Đông ... Tối đến đi coi xi-nê xong tọa đàm đến 11 giờ mới được đi ngủ ... Ngày nào cũng thế, ở đây đời sống chung không có ngày chủ nhật, một ngày lao động như mọi ngày là lao động để sáng tạo thế giới ... Về vấn đề xi-nê, chúng tôi sợ c̣n hơn là cơm nếp nát, cứ những phim với nội dung đấu tranh giai cấp, tăng gia sản xuất, các thời sự về mối bang giao của tranh giai cấp, tăng gia sản xuất, các thời tự về mối bang giao của Trung Quốc hoặc những phim chiến tranh chống Nhật, những trận đánh du kích của thuở tiền cách mạng với ngụy quyền Tưởng-Giới-Thạch ...

Có một lần, tôi bạo dạn hỏi: "Thưa đồng chí, coi những phim như thế này măi đồng chí có chán không?" Một cán bộ cười trừ: "Không, tuy h́nh thức và nội dung chúng giống nhau, nhưng nó nâng cao tư tưởng bằng cách ḿnh luôn luôn nhớ măi cái tàn ác của những ǵ đi sai lạc đường lối của cách mạng xă hội chủ nghĩa, như các anh thấy trong phim Bạch-Mao-Nữ hôm qua đó, với phim Nữ-Hồng-Quân hôm nay, anh thấy không, những chuyện kể lên những tàn bạo, dă man của tập đoàn phản động đế quốc Mỹ và các bọn tay sai có bao giờ hết đâu ... bởi thế, càng coi càng thấy thích thú, càng thấy cái nhân đạo của vầng hồng cách mạng... "

Tôi mỉm cười: "nhưng thưa đồng chí, đă gọi là nghệ thuật th́ phải trả cho nó về đúng với các thuần tuư của nó chứ." Tên cán bộ hỏi: "Anh tin có nghệ thuật, v́ nghệ thuật?" Tôi gật đầu: "Đương nhiên là thế! Tên cán bộ cười khảy: "Không, anh lầm lẫn rồi, không bao giờ thế, không bao giờ có cái nghệ thuật siêu giai cấp, mà nghệ thuật chính là công cụ chính yếu để phục vụ cho đồng chí phần nào cái sự thực của sự lạm dụng nghệ thuật, chứ nghệ thuật vẫn là thuần túy nghệ thuật, nó vẫn là thế giới tách biệt riêng rẽ bởi nó khách quan và trung thực ..."

Tên cán bộ cười khan trong cổ không trả lời, tôi buồn cười cái nghệ thuật qua cái trận đánh ḿn và đánh sạn đạo với tụi Nhật cũng như quân đội của Trung Hoa Quốc Gia, cứ chỗ nào có ḿn th́ bảy tám tên Nhật hoặc lính Trung Hoa Quốc Gia liền bước vô và chỉ cần vài trái ḿn là cả một đại đội Nhật hoặc Trung Hoa Quốc Gia chết như rạ...

Nói chung là những phim tuyên truyền quá lố đă đành mà c̣n đồng hóa người ngồi coi thành một sự ngu độn không tưởng ... tôi không hiểu những cán bộ họ có thực sự thỏa măn với những phim như thế hay không hoặc muôn đời sự giả tạo này khoác lên đầu môi mép mỏ để mê muội cái dân trí 800 triệu người mà chỉ có 19 vạn sinh viên.

Tôi hiểu cái thâm ư của họ qua cuốn phim "Thi đua phong trào học tập Công Xă Đại Trại", Công xă đại trại là một công xă phải nói là bất hạnh được thiết lập trên vị trí thiên nhiên đầy đồi núi sỏi đá khô cằn. Nhưng có một tên bí thư Đảng đă hô hào toàn thể nhân dân trong xă hăy phấn đấu gian khổ để khắc phục thiên nhiên bằng cách lấy sức mạnh của những ǵ c̣n lại nơi con người, đục bằng phẳng trái núi, rồi gánh đất đổ lên đó trồng lúa, sau bao gian truân khó nhọc, cuối cùng họ thành công. Và một điều lạ lùng hơn nữa là năm đó Đại Trại lại được mùa hơn tất cả mọi công xă khác, tôi vô cùng xúc động khi thấy ánh mắt bừng vui của toàn thể nhân dân trong xă nhảy múa vui mừng bên khúc ca được mùa ...

Nhưng xúc động vui lây với sự khó nhọc của họ chợt se lại khi thầy từng xe Molotova chất đầy những bó lúa vàng ánh như giọt mồ hôi phản chiếu cái thiếp vàng của khung ảnh Mao Trạch Đông treo trên bức tường ... Vâng, muốn sống trong sức lao động của người để mà hưởng thụ th́ điều kiện tiên quyết là phải giết đi cái tri thức mà những ngày tháng lam lũ trong lao động đă khiến con người như quên đi cái quyền lợi bản thân ...

Hôm nay, chúng tôi được đưa đi tham quan xưởng chế tạo xe đạp, nhà máy cơ khí hạng nặng cũng như tiện nghi ăn ở của tất cả công nhân. Trước tiên là nhà máy cơ khí, chúng tôi được quan sát những hệ thống máy móc tương đối khá vĩ đại, nhưng tiếc rằng tôi chẳng thu thập được ǵ ngoài những tư tưởng Mác Lê-Nin, Staline, Mao-Trạch-Đông dán đầy trên tường cũng như mỗi lần nghe một nhân viên hướng dẫn của nhà máy nói: "Đây là kết quả của đường lối lănh đạo sáng suốt của ..." là tôi đă chán đến buồn ngủ. Vâng, tôi không phải là hạng người sinh ra để ca tụng một con người, không có ai là thánh sống đối với tôi hết, tôi cười ruồi khi nghĩ đến chiến tranh giai cấp của họ. Vậy giai cấp là ǵ khi há miệng ra là Mao Trạch Đông, nằm ngủ cũng mơ thấy Mao Chủ Tịch ...

Bây giờ th́ đi thăm khu bệnh viện của nhà máy, tương đối tiện nghi và rộng răi, nhất là sự rộng răi chúng tôi phải công nhận. Có hơn 50 giường bệnh nhân, mà chỉ tiếc rắng công nhân của hăng này ít người bệnh quá, tôi chỉ thấy có vài ba người dưỡng bệnh, mặc dù có hơn 5,000 công nhân làm việc cho xưởng. Nhưng tôi không ngạc nhiên khi nh́n thấy cái ngôi sao đỏ trên nón của một bác sĩ đang chẩn bệnh cho một ông cụ già gần đó ...

Chúng tôi đi thăm các khu chung cư của xưởng, vào từng nhà một tôi thấy các cán bộ luôn luôn có cái thâm ư bắt chúng tôi chú ư đến cái máy thâu thanh (đặc biệt có đài Bắc Kinh), cái xe đạp (loại khung đàn ông và theo tôi hiểu đó là h́nh thức cơ giới hóa lao động hơn là để đi chơi), và cuối cùng là cái máy khâu ... đại khái nhà nào cũng được trang bị như thế (cái vấn đề tài sản này có phải của gia chủ hay không th́ chỉ có Trời biết).

Cuối cùng, đi thăm vườn trẻ, trong cuộc thăm viếng này, có một hoạt cảnh hai toán chơi tṛ bắn nhau, một đám bị thua, đám kia bắt đầu hàng. Nhưng đám kia nói: "Mao Chủ Tịch dạy ta không hàng ..." Tôi nhục quá, cúi đầu lặng thinh. "Vâng, chỉ những đứa trẻ nó mới mơ mộng siêu việt như vậy thôi, c̣n con người nếu có đầy đủ tri giác ai mà không có những yếu đuối của bản thân cũng như cam chịu những bất hạnh phải đến."

Chúng tôi chấm dứt cuộc tham quan tại đây để sang xưởng chế tạo xe đạp, ban đầu chúng tôi nghe đồng chí Giám đốc thuyết tŕnh về quá tŕnh phát triển của hăng sau 3 lần kế hoạch kinh tế ngũ niên. Theo ông ta cho biết th́ hăng bắt đầu từ năm nay sẽ sản xuất 2,000 chiếc xe mỗi ngày ... cũng như ông ta nói nhiều đến những lời khen của Mao Trạch Đông trong những lần viếng thăm xưởng ...

Cuộc thuyết tŕnh được chấm dứt sau một loạt vỗ tay tỉnh ngủ của chúng tôi, sau đó bắt đầu tham quan, tôi phải thú nhận những chiếc xe đạp của họ rất đẹp và tiện lợi, có thể co rút cao thấp hay ngắn dài ... Nhưng có điều tôi thắc mắc là tại sao họ làm được như vậy mà lại chẳng hưởng thụ. Tôi xin thề là cả trong cái trung tâm của một thành phố, xét về lượng c̣n lớn hơn cả Saigon mà không hề thấy có một chiếc xe đạp nào đẹp như thế để đi học hoặc để đi chơi. Duy chỉ có loại xe đạp thồ, tức để chở đồ ... Rồi cuộc tham quan này chấm dứt sau một bữa ăn tương đối thịnh soạn của xưởng ưu ái đăi ngộ tù binh ...

Trên đường về cũng như buổi tối hôm đó nhức đầu v́ những cảm tưởng của cuộc tham quan, chúng tôi có nói hay th́ cũng phải diễn giải cái hay ở chỗ nào, c̣n nói dở th́ thật khốn nạn bởi ta không có nhiều lỗ tai mà nghe cho kịp 6-6 cái miệng ...

Hôm nay đề tài mới "Phong trào phê phán Khổng Tử và Lâm Bưu". Tôi không ngờ họ lại nhục mạ một con người mà đă đưa cái kiến thức của ḿnh để tác tạo cho một Trung Hoa với một lần vàng son trong lịch sử văn minh loài người, tôi cứ tưởng họ cũng phải tôn trọng phần nào cái minh thuyết vĩ đại ấy chứ. Đúng là tiến hóa, tiến đến độ cực đoan của con người.

Một cán bộ bảo: "Thằng Khổng lăo nhị có làm cho một Trung Hoa đầy những liệt cường xâu xé, đầy những bóc lột như Từ Hy Thái Hậu ..." Tôi chợt nghĩ, thế th́ quá sức sai lầm, sự suy vong của một quốc gia cũng như cái biến hóa thăng trầm của hoàn vũ chứ đâu do cái nền tảng tư tưởng của nước đó làm sụp đổ ... Tại sao Nhật Bản họ cũng lấy Nho học làm nền tảng sao không sụp đổ mà lại trở thành một cường quốc nắm đầu về kinh tế như ngày nay. Không, Lâm Bưu và Lưu Thiếu Kỳ cũng như lấy cái kinh nghiệm của Đảng cộng sản Nga Sô, sau mấy chục năm trời đă nhận thức thế nào là thiên đường cộng sản để rồi phải đi đến giai đoạn "xét lại chủ nghĩa" mà Mao Trạch Đông cho là: "Hữu danh là Cộng sản mà thực chất là Tư Bản".

Tôi nhớ lại cái khuôn mặt đanh lại của tên thủ lănh khi nhắc đến câu nói của Kroutchev: "Có vũ khí hạt nhân rồi th́ chiến tranh nhân dân chỉ là đống thịt người: "Câu nói này đă minh chứng thế nào là cộng sản Nga Sô và thế nào là cái giá trị của Lâm Bưu trong cái mơ hồ, ngoan cố của thiên đường cộng sản. Tôi tiên đoán trong những ngày cuối cùng của sự già nua, có lẽ rồi Mao Trạch Đông sẽ được cái hân hạnh của hàng bao những Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ đứng lên từ giai cấp công nhân lật đổ cái vàng son hiện hữu để tái tạo một Trung Hoa với quyền sống của con người ...

Tôi không bao giờ quên được cái khuôn dáng và cái bản chất chân thực thuần túy Á Đông của một ông Sĩ quan quản gia chăm sóc chúng tôi và một binh sĩ nấu ăn. Họ đúng là người Trung Hoa thực sự đúng nghĩa nhất. Bởi phải chăng cái bản chất của con người vẫn là của con người, mặc dù có sống trong giả tạo của môi trường sống bịp bợm. Tôi nghĩ chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng nói lên phần nào sự suy luận khách quan của ḿnh về người dân Trung Hoa, họ sống như vậy đă đành, đến khi chết vẫn không được toàn thây. Xác họ phải đốt thành tro và cái mớ tro tàn cuối cùng đó có tác dụng ǵ trước cái luận lư thực tiễn của một lục địa vĩ đại thiếu màu mỡ ...

Tôi rùng ḿnh sợ hăi như nhớ đến sự ghê tởm của cuốn phim mà Cộng sản Trung Hoa Lục Địa cho là "Những nghệ thuật của Lao động" khi đào các mồ mả của những vị vua chúa đáng gọi là những bậc minh quân của Trung Hoa để kiếm t́m những di vật để lại theo cổ truyền mà nói lên cái bàn tay khéo léo của lao động cũng như gây ḷng căm thù trong đám quần chúng u mê trước các vị tiền nhân của một nền văn minh huy hoàng đă sụp đổ.

Thời gian thấm thoát trôi qua, chúng tôi đă hít cái bầu không khí của vầng hồng cách mạng này hơn ba tuần lễ. Hôm nay tôi thấy họ có những khuôn mặt đăm chiêu tư lự, tôi nghĩ thầm lại một biến cố ǵ chăng. Và quả nhiên, chúng tôi được tập họp cấp thời tại pḥng ăn. Trong pḥng đă được trang trí tươm tất với hàng bàn ghế có khăn trải trắng tinh. Tôi khựng người lên v́ cũng cái khung cảnh như thế này mà một Đại úy Mỹ, 5 người tù binh bị thương đă về đợt trước. Tôi c̣n nhớ cũng v́ có người Mỹ mà bao nhiêu cán bộ quắc mắt, xừng xộ nắm tay giá vào mặt tôi khi tôi hỏi: "Thưa các ông, tại sao lại thả người tù binh sớm như vậy? Phải chăng Trung Quốc sợ áp lực của Đế Quốc Mỹ?" Thú thật hôm đó thấy chúng làm dữ quá tôi phải xin lỗi để thỏa măn tự ái của chúng, tôi ngoan ngoăn chăm chú lắng tai nghe chúng thuyết về "Đế quốc và tập đoàn phản động là con hổ giấy".

C̣n đang ưu tư th́ một cán bộ đứng lên hô "Nghiêm". Tất cả chúng tôi giựt ḿnh đứng dậy, vị thủ lănh cùng toàn thể cán bộ Trung Ương Đảng trại Thu dung Tù binh Quảng Châu ngồi xuống hàng ghế danh dự. Sau đó, phái đoàn báo chí cũng như đài vô tuyến truyền h́nh tới quay phim, chụp h́nh lia lịa. Và toàn thể toán tù c̣n lại của chúng tôi đứng tim khi nghe xong bản tuyên bố của bộ ngoại giao Trung Cộng nói với nội dung: "Đúng 12 giờ trưa ngày 17-2-1974, Trung Quốc sẽ trao trả toàn bộ 43 bù binh c̣n lại cho Ủy Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế tại Hồng Kông             ..." Rồi tất cả chúng tôi dự một buổi phát biểu cảm tưởng tự do với đầy đủ kẹo bánh, trái cây trên bàn. Những giờ phút cuối cùng này, chúng tôi thực t́nh cởi mở ... Tôi phải bị đề cử lên hướng dẫn 43 tù binh ca bài Việt Nam Trung Hoa, nội dung bài ca này nói đại khái Việt Nam Trung Hoa nối liền núi sông, liền sống chung một biển đông mối t́nh hữu nghị sáng như rạng đông ... Và từ đáy thẳm tâm hồn, tôi cũng ao ước rằng bao giờ không c̣n sự tranh chấp của ư thức hệ, tất cả những người da vàng đoàn kết lại một khối với t́nh thương yêu đồng chủng để sống măi với bản chất cần cù đôn hậu của người Á Đông ...

Một cán bộ có lẽ bị xúc động với những ǵ bản nhạc đă đứng dậy nói: "Thưa các bạn, thưa các đồng chí. Tôi ao ước rằng ngày này các bạn sẽ trở lại thăm chúng tôi với một tư cách khác nghĩa là khi MTGP miền Nam của các bạn thành công, lúc đó tôi sẽ ..." Rồi dường như xúc động quá, hắn nói không nên lời. Chúng tôi đang vui trong cái t́nh cảm của con người bỗng tư tưởng chính trị nhảy vào làm x́u bao nét mặt. Anh chàng này thiệt ấm ớ quá, sao anh không vui bằng những ǵ bộc lộ của t́nh cảm, và anh đâu có biết chúng tôi đang sung sướng v́ sắp trở về với gia đ́nh. Các anh cười chúng tôi khi mỗi lần nhắc tới gia đ́nh là chúng tôi rưng lệ. Vâng, gia đ́nh là nền tảng của xă hội, chúng tôi bằng an trong mái ấm gia đ́nh hơn là sống trong chủ nghĩa quá mơ hồ khó thực hiện ...

Ḱa anh thấy không, vị thủ trưởng cũng x́u nét mặt v́ cái ư thức chính trị không đúng chỗ của anh rồi đấy. Vâng, trong niềm vui của ông ta, tôi chắc chắn không phải hoan hỉ v́ chính sách khoan hồng tù binh đâu mà tôi tin chắc rằng ông ta đang chung vui bằng cái niềm vui của chúng tôi nghĩa là sự đoàn tụ của gia đ́nh. Anh kém tinh tế quá, đúng là cán bộ hạng bét, anh nh́n kỹ đi, anh sẽ thấy sau những chớp mắt kia, ông ta đang mơ mộng đấy. Ông ta thấy ḿnh cũng vào trường hợp như chúng tôi và đôi mắt đẫm lệ của người vợ hiền cùng bày con thơ như đưa ông vào nỗi xúc động không cùng ...

Vâng, đó mới là nguồn sống ông nghĩ thế và ngoái cổ nh́n xung quanh, ông ta không thấy một dấu hiệu nào mừng đón của Đảng mà chỉ có vợ con ông cùng một bà cụ già bên cạnh người mà trước kia ông từng cho là ngoan cố lạc hậu... Nhưng anh đồng chí ấm ớ ơi, anh đă thức tỉnh giấc mộng đẹp của ông ấy rồi, anh đă lôi ông ấy về với chức phận một cán bộ cao cấp của cục trung ương Đảng Bắc Kinh, để ông ấy sắp sửa lại phải che đậy những t́nh cảm cao quư của bản thân mà giáo huấn những điều chính ông cũng cảm thấy dư thừa, không hợp lư. Nhưng anh đồng chí ấm ớ ơi, tuy anh là cấp dưới mà anh vừa chiến thắng được một thượng cấp đấy và ngược lại anh đă làm cho ông ấy nổi giận, kể từ ngày mai anh phải coi chừng và đừng nghĩ ḿnh phải bị la rầy một cách vô lư ...

Tôi nh́n lại chiếc giường lần cuối cùng, đêm qua đă mất ngủ để chuẩn bị đồ đạc cũng như tâm sự vụn với đồng chí quản gia người mà tôi thích nhất vi ông ta đúng thực là một người Tàu chất phác, chân chính, hiếu khách và tốt bụng. Các cán bộ cũng thức dậy thật sớm để thi hành nhiệm vụ cuối cùng sau hơn ba tuần lễ miệng lưỡi Tô Tần chinh phục bọn tôi.

Chúng tôi được đưa lên xe buưt chở lên nhà ga xe lửa Quảng Châu, sau đó, một toa xe hạng nhất dành sẵn cho bọn chúng tôi. Chúng tôi lên xe, và nơi đây có Hội Hồng Thập Tự Trung Cộng săn sóc cũng như yêu cầu chúng tôi có những điều kiện ǵ muốn nói với Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế th́ họ sẽ chuyển lời. Chúng tôi không ai có ư kiến ǵ cả. 10 giờ ngày 17-2-1974, xe đỗ ga Thẩm Xuyến, chúng tôi được đưa lên một khách sạn và ăn bữa cơm cuối cùng gọi là tiệc ly. Sau đó, chúng tôi được dẫn đến một pḥng đợi tại đầu cầu biên giới. 12 giờ Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sang nhận lănh. Rồi chúng tôi lặng lẽ bước qua cầu...

Vừa sang bên cầu, chúng tôi được ông Đại sứ Việt Nam tại Hồng Kông tiếp đón, ông nói: "Nhân danh là một Đại sứ của ṭa lănh sự Hồng Kông, tôi thay mặt cho chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa hân hoan chào đón những anh hùng ..."

Chúng tôi, 43 người bật khóc. Vâng, không hiểu tại sao ḿnh lại xúc động đột ngột như vậy, một khơi động nào đă làm nguồn t́nh cảm dạt dào miên man trôi theo gịng lệ. Tôi thấm nước mắt leo lên xe buưt về phi trường Hồng Kông. Nơi đây, vị Tư Lệnh Phó HQ, Đề Đốc Lâm Nguơn Tánh tiếp đón chúng tôi niềm nở, và khoảng 2 giờ 15 phi cơ bắt đầu cất cánh. đúng 4 giờ 25 phút, phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, một cảnh xúc động vô cùng diễn ra, hàng ngàn người đủ mọi thành phần mừng đón chúng tôi trở về với Tổ Quốc và mái ấm gia đ́nh...

Tôi như lạc vào trong mơ, ngơ ngẩn trước rừng người. Trung tướng TCCTCT thân mật bắt tay cùng phát quà và bao nhiêu giới chức nữa, cơ hồ tôi không thể nhớ ... Tôi gặp lại đầy đủ thân nhân cùng bạn bè mừng mừng tủi tủi sau bao ngày trông tháng đợi ...

Bây giờ hồi tưởng lại bao ngày gian lao qua đi, tôi chợt thấy ḿnh trong cái rủi lại có một cái may, may là ḿnh đă được diễm phúc chui vào cái hỏa ngục vĩ đại mà trước một áp lực nào, bọn quỷ đỏ đă phải buông tha. Chúng tha trong nuối tiếc của kẻ khát máu mà phải nhịn để chỉ biểu lộ sự thèm thuồng bằng câu:

"Các anh là người đầu tiên đặt chân lên lục địa chúng tôi và cũng là những người duy nhất đầu tiên của Ngụy quyền Sài G̣n có đến và có về. Nếu lần thứ hai trong các anh hoặc bất cứ một người miền Nam nào chẳng may mà gặp chúng tôi th́ các anh chỉ có đi mà chẳng có đường về ..."

Vâng, các người đừng phô trương cái khát máu của các người ra làm ǵ, 27 ngày thôi cũng quá đủ cho một người dù là kém thông minh như tôi nhận thức được thế nào là mặt thực của xă hội chủ nghĩa.

 

Bí Thư Thắng


 

Bức Thư 15 năm trước

Thời-điểm khởi đầu dự-án

 

*

Thư gửi các bạn Hoàng-Sa 

San José ngày 19 tháng 1 năm 1989

 

Kính thưa các bạn "Hoàng-Sa", 

Đă 15 năm qua đi kể từ khi chúng ta cùng dưới danh-nghĩa con dân Việt-Nam, sát cánh bên nhau chiến-đấu bảo-vệ Hoàng-Sa.

Chúng ta, kẻ ngậm ngùi phiêu-bạt xứ lạ, người đắng cay kẹt lại quê nhà, khó mà có dịp gặp lại đầy đủ như xưa. Vậy mà niềm nhớ lạ thay vẫn c̣n giống nhau, vẫn ở đó và cuốn hút theo nhiều cơn ác mộng trong những giấc ngủ chập chờn... Chiến-hạm xem ra rất uy-dũng mà sao phất phơ như không thể lèo lái, lết trên băi nửa cát, nửa san-hô, leo lên hoang-đảo nào đâu đó...

Con tàu sét rỉ ấy không biết có được b́nh-thản đi hết cuộc đời hay không[47], nhưng nếu cứ như trong t́nh-trạng những năm qua, tiếp-tục mang một cái danh định-mệnh là "Đại-Kỳ" mà được cải-biến vớ vẩn, tân-trang sơ sài, tu-bổ sửa chữa đại-khái; hết vào ụ, lại đến cặp cầu, nằm bến... th́ cũng đă yên một bề. Các bạn và tôi, chúng ta không được cái diễm-phúc này, vẫn có nhiều điều áy náy không yên !

Quần-đảo Hoàng-Sa phần Đông-Bắc có đảo Phú-Lâm đă mất cho Trung-Hoa 40 năm trước đây, phần Đông-Nam c̣n lại nhóm Trăng-Khuyết có đảo Hoàng-Sa bị cưỡng chiếm trọn sau ngày 19-1-1974. Khu-vực lănh-hải trên biển lọt vào tay quân xâm-lăng gần tương đương với tất cả phần lănh-thổ trên đất hồi đó của VNCH. Tài nguyên không phải ít ỏi ǵ.

Hai mươi năm sau, một trăm hay nhiều ngàn năm sau nữa, người Việt và hậu-sinh vẫn không hiểu hay h́nh-dung được thế nào mà Hoàng-Sa đă mất. Anh em chúng ta ngẫu-nhiên ở đó, có hoạt-động, có tham-dự; và hoàn-cảnh chung quanh ảnh-hưởng nhiều ít... để trách-vụ giao-phó cho các đơn-vị chúng ta đă không thành-tựu. Năm tháng qua mau, soi ṃn kư-ức nếu như cứ lần lữa không ghi chép lại th́ tất cả sự thật lịch-sử sẽ ch́m sâu trong đáy sâu thăm-thẳm thời-gian.

Chưa có một tài-liệu, sách truyện nào viết đủ chi-tiết về biến-cố Hoàng-Sa. Việt-sử sẽ không đầy đủ nếu như c̣n để một khoảng trống cho trận Hải-chiến đầu tiên ngoài biển lớn này. Thực sự mà nói, kể từ khi lập-quốc, chúng ta nhiều lần giang-chiến và đôi lần duyên-chiến cách bờ vài ba hải-lư, nhưng thực xứng-danh hải-chiến th́ Hoàng-Sa là lần thứ nhất của Việt-tộc và cũng là lần thứ nhất xảy ra ở Biển Đông với quân-số đôi bên tham-dự hàng ngàn người. Thiệt-hại phía Trung-Cộng có tới cấp-bậc Đô-Đốc.

Bài học cho ta lại cay đắng vô cùng, lần đầu tiên gậy ta đă đập lưng ta. Chúng áp-dụng sách-lược "tầm ăn dâu". Trang-bị của HQ Việt-Nam do ngoại-viện dềnh-dàng, chậm-chạp, khác nào một thứ "trường-trận", làm sao thắng với "đoản-binh" và thế "Tầm ăn dâu" của quân-thù.

Chúng ta không có tham-vọng làm một cuốn sử, chúng ta cũng không có tham-vọng tự bào-chữa hay suy-tôn cá-nhân nhưng tư-cách người thủy-thủ khi về già thúc đẩy chúng ta viết lại những ǵ thực, ít nhất là thời-gian, không-gian, biến-chuyển cho chính-xác, thêm đó là một chút đề-cập đến vai tṛ của chúng ta trên KTH Trần-Khánh-Dư... Bài học lịch-sử nào cũng đáng giá trong tương-lai mà !

Hy-vọng cuốn tài-liệu được thành-h́nh, mai này ta chỉ cho con hay cháu ít ḍng trong đó để chúng đọc và biết rằng cha hay ông của chúng lúc đó bắn súng, chạy radar, lái tàu, truyền-tin hay điều-khiển máy... Tập sách nhất-định là một mớ tài-liệu lịch-sử và hy-vọng đủ giá-trị xứng-đáng nằm trong thư-viện như một tác-phẩm nhỏ nhoi nhưng xác-thật và qúy-báu ghi lại khung cảnh sinh-hoạt bé nhỏ của chúng ta trong cơn quốc-biến. Bạn Hoa-Kỳ th́ vừa bỏ rơi ta, c̣n anh em xa theo CS cũng ngả theo thù, chuẩn-bị lấn nuốt trôi phần biển hương-hỏa của Tổ-tiên.

Sau này có c̣n ai người cảm-thông cho nỗi cô-đơn này!

Nhiều biến-chuyển lớn tương-tự có liên-hệ đến dân-tộc đă không được ghi chép lại. V́ thế ta không lạ lùng thấy sách thông-dụng về Việt-sử 4, 5 ngàn năm văn-hiến chỉ khiêm-nhượng qua số lượng sách vở nhỏ mà thôi. Một chuyện tầm-thường như vụ anh đen tên King bị cảnh-sát đánh ở Los Angeles, hay chuyện câu khách Michael Jackson ... đă được viết bởi hàng chục tác-phẩm mà vẫn c̣n được tiếp-tục viết chưa ngừng. Hẳn các Bạn đồng-ư cùng chúng tôi là biến-cố Hoàng-Sa không phải quá nhỏ bé để bị mọi người Việt-Nam hôm nay và ngày mai quên-lăng.

            Trong 4 chiến-hạm anh em hồi ấy, HQ.10 ch́m với nhiều bạn thủy-thủ-đoàn hy-sinh tại chỗ, HQ.5 và HQ.16 sống ly-hương ở Phi và đă vào vũng phế-thải từ mươi năm qua. Riêng HQ.4 Trần-Khánh-Dư, chiếc khu-trục-hạm đă già, tuy vẫn c̣n nổi nhưng âm-thầm, khật khưỡng sống qua ngày dưới cái tên bạc-mệnh "Đại-Kỳ", danh-số CSVN là HQ.3 ǵ đó.

Đính kèm theo đây là một vài gợi ư[48], các bạn có thêm ư-kiến, tài-liệu hay chi-tiết ǵ khác cứ ghi thêm và xin trả lại để chúng tôi tổng-hợp. Các diễn-tiến thực-hiện sẽ được chúng tôi tường-tŕnh tiếp theo.

Xin chúc các Bạn và gia-đ́nh được mạnh-khỏe, an-khang, thịnh-vượng. Xin cảm ơn trước sự đóng góp qúy-báu của các bạn. Chúng tôi chờ hồi-âm của các Bạn.

Thân mến, 

Vũ-Hữu-San

Một bạn đồng-đội tưởng-niệm

Giỗ Trận Hoàng-Sa 15 năm

19 tháng 1 năm 1989

1410 Gordy Dr.

San Jose, CA 95131

 

 

Biểu-ngữ của Vùng 1 Duyên-hải: “Hoàng-Sa Trấn - Hải-Biên Pḥng".


Tiểu-Sử Anh-Hùng Ngụy-Văn-Thà

Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ.10

Tài-liệu của Khóa 12 Song Ngư

 Cấp bậc sau cùng : HQ Trung tá (truy-thăng)

Số Quân : 63A/700.824

Sinh ngày 16-01-1943 tại Sài-G̣n, nguyên quán Trảng bàng Tây ninh,

Gia cảnh : Vợ và 3 con gái, hiện đang sống tại Sài-G̣n

- Vợ : Huỳnh thị Sinh cưới năm 1966

- Con gái 1 : Ngụy thi Thu Trang, sinh 1967

- Con gái 2: Ngụy thị Thu Thuỷ, 1969

- Con gái 3: Ngụy thị Thu Tuyết, 1973

Cả 3 con gái hiện nay đều có gia đ́nh và có được 4 cháu ngoại

Các đơn vị phục vụ :

Sau khi ra trường thực tập trên Hạm đội 7 Hoa kỳ (LST1166 USS Wastenount County) cùng với Châu ngọc Tuấn, Lê văn Cát và Trương văn Phương. Sau đó phục vụ tại các đơn vị sau

- SQ Đệ Tứ, Đệ Tam, Ha.m-phó một số Chiến-Hạm Hạm-Đội.

- Chi-Huy-Phó Giang-Đoàn 23 XP. ở Vĩnh Long

- Hạm trưởng HQ.604,

- Hạm trưởng HQ 331

- Hạm trưởng Hộ-Tống-Hạm Nhựt-Tảo HQ.10

Hy sinh trong trận hải chiến Hoàng-Sa ngày 19-01-1974, được truy-thăng HQ Trung-Tá.

Cố Trung-Tá. Thà được tưởng thưởng 13 huy chương các loại, trong dó có Hải quân huân chương và Bảo quốc Huân chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương-liễu (truy-tặng).

 

*

*          *

 

Tiến sĩ kinh tế Cao Văn Hở[49], một thời là bạn học cùng lớp, đă mệnh-danh “Anh Ngụy Văn Thà, Người Chiến Sĩ Có Nụ Cười Hiền”. Chuyện Ông kể khá dài, chúng tôi xin trích vài đoạn văn ngắn gọn sau đây:

Quê nội của anh ở Hốc Môn, nhưng anh Thà về Lái Thiêu ở với mẹ cho tiện việc học hành trong bốn năm tại trường trung học Trịnh Hoài Đức. Tôi và anh cùng chung lớp chung trường trong những năm tháng đó.

Anh giản dị hiền ḥa. Nhắc tới anh, tôi nhớ những buổi sáng khi chuyến xe "đ̣" ngừng lại, anh xuống xe, tay xách chiếc cặp da màu beige vào lớp. Có lúc th́ anh chuyện tṛ vui vẻ, lúc th́ anh trầm lặng. Có ǵ đặc biệt về anh đâu. Anh như trăm ngàn học sinh của lứa tuổi trung học. Tóc chải thẳng, miệng cười thật hiền lành. Trường Trịnh Hoài Đức nằm giữa cánh đồng xanh, màu xanh non của những ngọn mạ. Dĩ văng đó đơn sơ như những tâm hồn mới lớn.

Đó đây vài kỷ niệm của "những ngày xưa thân ái":

Buổi hôm đó một con quạ đen đậu bên bờ tường, rồi nó mon men bay đậu sang thành cửa sổ lớp học. Tiếng anh Thà vang lên: "Bay đi, con quạ đen xấu xí". Con quạ hoảng hốt bay trong tiếng cười rộn ră… (Bài Hoàng Sa - Trường Sa: chớp bể mưa nguồn).

 

 

 

 


 

Vài ḍng về

Tiểu-Sử Anh-Hùng Nguyễn Thành Trí

Tài-liệu của Khóa 17 Đệ Nhị Hải Sư

 

(Gửi linh hồn một người bạn, cố Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí, cựu SQ/HQ/Kh.17. Hạm Phó Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10)

http://saigonline.com/sqhq-k17/unic/

 

Nguyễn Thành Trí lớp MPC là một tuyển thủ của đội bóng chuyền trường Đại Học Khoa Học. Anh nhập học khóa 17 SQHQ Đệ Nhị Hải Sư.

Những ngày đầu dưới mái quân trường, những bước đầu chập chững mang kiếp hải hồ đă ghi sâu những kỷ niệm cho những chàng trai từ giă thư sinh, khoác lên ḿnh bộ quân phục màu trắng của quân chủng. Chúng ta đă chọn Trùng Dương làm mẹ, lấy nước xanh sóng bạc làm nơi thi thố tài năng, chúng ta đă uống "sữa mẹ". Ôi! Mặn nồng biết mấy.

Hai mươi sáu tháng quân trường đầy gian khổ và thử thách đă trui rèn cho chúng ta trở thành những người con của biển cả, đồng thời cũng tạo trong chúng ta t́nh bạn đằm thắm, mà giờ đây ngồi viết mấy gịng này, tôi vẫn nhớ từng khuôn mặt thuở đó, từng cái tên do các bạn đặt cho. Riêng bạn, Nguyễn Thành Trí là tên do cha mẹ đặt, nhưng anh em cùng khóa gọi bạn là TRÍ VOI, v́ tấm thân cao lớn của bạn và cũng là để phân biệt với Đường Minh Trí (Trí Dẹo - cũng đă hy sinh v́ tổ quốc)

Nhưng kiếp hải hồ là vậy, ra trường mỗi đứa đi một ngă. Từ Cửa Tùng dọc theo duyên hải, tới Cà Mau, Côn Sơn, Phú Quốc chỗ nào mà chẳng có gót chân của các bạn khóa 17. Những kinh rạch chằng chịt của miền Nam, rồi Tiền Giang, Hậu Giang với chín miệng rồng tuôn nước, đâu đâu cũng có bóng dáng những đứa con trong đàn Đệ Nhị Hải Sư. Nhưng cũng từ đó một số bạn đă phải ĺa đàn. Máu của các bạn đă ḥa cùng với gịng nước phù sa thấm vào đất mẹ, tưới bón cho lúa xanh thêm tươi tốt, cho quê hương yên b́nh. Các bạn đă ĺa đàn v́ chống kẻ thù muốn nhuộm đỏ cả đất nước.

Trí Voi! Riêng bạn đă ĺa đàn v́ tiếng sóng Bạch Đằng dồn dập trong tim, ngọn lửa Nhựt Tảo trên sông Vàm Cỏ nung nấu tâm hồn những ngừơi trai mang nghiệp hải hồ, bạn cùng con tàu vượt trùng dương ra đi để chống quân ngoại xâm.

Nhưng thế kỷ này, thế kỷ của bạn, v́ phải đương đầu với nội loạn và ngoại xâm, thù trong toa rập với giặc ngoài bán đứng vùng biển Đông. Hoàng Sa nổi sóng, lửa đỏ ngút lên từ mặt nước xanh, tàu giặc ch́m , bốc khói và đâm vào băi san hô. Nhưng thương thay Bạn cùng với Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và hàng chục thủy thủ đoàn trên Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ 10 đă đi vào ḷng biển ngày 20/1/1974. Thân xác bạn được Biển mẹ ôm ấp ngàn đời, máu của bạn ḥa với sóng Trùng Dương cho màu nước thêm xanh. Bạn đă ĺa đàn Đệ Nhị Hải Sư trên vùng biển Hoàng Sa.

Cũng may cho bạn (nếu có thể c̣n được gọi là may), thân xác bạn đă được thủy táng theo truyền thống Hải Quân, nếu thân xác bạn được đưa về an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội, th́ chắc rằng kẻ nội thù đă đào xới và gán cho linh hồn bạn danh từ "Hải Quân Ngụy". Thật là mỉa mai và cũng thật chua xót, người xả thân bảo vệ tổ quốc th́ bị gọi là "ngụy", những kẻ bán đứng quê hương lại được tôn xưng là anh hùng! Những nấm mồ các chiến hữu của bạn trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa đă bị trả thù bằng cách san bằng, nếu nơi yên nghỉ của bạn ở đó chắc chắn cũng chịu chung số phận.

Bạn đă năm yên trong ḷng Mẹ Đại Dương suốt hơn hai mươi năm qua, liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Th́ thôi, tôi viết mấy ḍng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đă hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương: Hạm Phó Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ 10, Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí , tức Trí Voi.


Tiểu-Sử Anh-Hùng Huỳnh-Duy-Thạch

HQ Trung Úy CK/HHTT

Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ.10

Tài-liệu của Lê Châu An Thuận

 

 

Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch, sinh năm 1943, quê quán Đà Lạt, nhà gần khu vực Domaine De Marie, cựu học sinh trường “École d’Adran” Đà Lạt. Rời Đà Lạt để về Saigon, v́ trúng tuyển vào trường Việt Nam Hàng Hải thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Anh ở nhà người chị ruột sinh sống ở Thủ Thiêm, Saigon.

Tốt nghiệp khóa 13 Sĩ Quan Hàng Hải Thương Thuyền, ngành Cơ Khí, niên khóa 1963-1965. Ra trường anh làm việc trên các thương thuyền Việt Nam trong một thời gian, sau đó động viên vào Trường Vơ Bị Thủ Đức, khóa 25, sau khi học xong giai đoạn I ở Quân Trường Thủ Đức, anh được chuyển sang Quân Chủng Hải Quân để học nốt giai đoạn II. Tốt nghiệp Thủ Đức, anh được chuyển hẳn sang Hải Quân với cấp bực HQ Chuẩn Úy CK/HHTT và lần lượt phục vụ trên các chiến hạm của Hạm Đội VNCH.

Chức vụ sau cùng của anh ở Hải Quân là HQ Trung Úy CK/HHTT, Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10.

Trước chuyến công tác định mệnh của HQ.10, chiến hạm bị hư bơm cao áp của máy chính tả, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch và ban cơ khí của chiến hạm cùng lo sửa chữa với các bác công nhân của Xưởng Động Cơ của Hải Quân Công Xưởng do Bác Bửu, Trưởng toán Đại Động Cơ của HQCX trực tiếp phụ trách sửa chữa.

Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch ít nói, giọng trầm, người ngâm ngâm đen, ăn mặc quân phục lúc nào cũng tươm tất, đối xử tốt với bạn bè, kính trên nhường dưới, chiến hữu ưa thích hút thuốc Bastos, và hút quá nhiều, và c̣n thích uống café đen đậm, anh em khuyên bớt thuốc lá th́ lúc nào cũng hứa nhưng chỉ hứa để làm vui ḷng anh em mà thôi chớ không bớt chút nào.

Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ.10 đă cùng với các chiến hạm Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng, HQ.5, Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt, HQ.16, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ.4 tham dự trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa trên quần đảo Hoàng Sa đang bị quân Trung Cộng lấn chiếm. Như chúng ta đă biết Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ.10 đă bị trúng nhiều đạn của Hải Quân Trung Cộng và bị ch́m. Theo truyền thống hào hùng của Hải Quân, một số Chiến Sĩ, Sĩ Quan và Hạm Trưởng của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ.10 đă ở lại tuẫn tiết cùng chiến hạm, trong số đó có chiến hữu HQ Trung Úy CK/HHTT HUỲNH DUY THẠCH, Cơ Khí Trưởng HQ.10, lúc đó đang ở hầm máy cùng với đồng đội quyết chống ch́m cho chiến hạm.

Sau 30 năm được coi như một chiến sĩ vô danh[50], nay là lúc danh dự phải được phục hồi và tôn vinh, chúng tôi nghĩ rằng chiến hữu Huỳnh Duy Thạch phải được tập thể chúng ta vinh danh là Anh Hùng, Liệt Sĩ Hoàng Sa.

 

Lê Châu An Thuận

 

 

Cố HQ Trung Úy Nguyễn Văn Đồng là một nhà Văn, nhà Thơ nổi tiếng nhất của Khoá 25 VBQG Dà Lạt từ đầu thập-niên 1970. Lấy biệt-hiệu "định-mệnh" là Trầm Kha. Trong một cuộc đời ngắn-ngủi 26 năm, Anh sáng tác rất nhiều. Ai đọc báo Đa-Hiệu thời đó đều biết. Thơ Văn của Anh thanh-thoát trong sáng vô-cùng, nhưng rất nhiều câu "định-mệnh. B́a íao Đa-Hiệu 1971 có ghi 2 câu thơ như sau:

Em phải biết mộ đời trai du-tử ?

Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời

Tội nghiệp cho người yêu Trầm Kha lúc đó, không biết Người Anh-Hùng đang chôn kiếm (HQ) và ngủ vĩnh-viễn bên trời Hoàng Sa!

 

 

Danh sách sĩ quan Hải quân Đặc Biệt/Lưu Đày

Tử trận Hoàng Sa 

1.     HQ Đ/Úy Lê văn Đơn, khóa 5/69 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Liên đoàn Người Nhái, Hải Kích. Trưởng toán Người Nhái đỗ bộ  lên đảo Hoàng Sa.

Tử trận tại đảo Quang Hoa, Hoàng Sa.

 

2.     HQ Tr/Úy Nguyễn Văn Đông, khóa 1/70 Trường Bộ Binh Thủ Đức, khóa 1 Sĩ  Quan Đặc Biệt Hải Quân Nha Trang.

Tử trận Hoàng Sa trên HQ10. Quê quán Bà Riạ.

 

 

Danh sách sĩ quan Hải quân Lưu Đày/Đặc Biệt

Tham chiến trận Hoàng Sa           

 

1. HQ Tr/Úy Trần Can Xon, Người Nhái, khóa 1/70 Trường Bộ Binh Thủ Đức,

Hiện cư ngụ tại Thủ Đức, VN.

 

2. HQ Đ/Úy Ngô Ḥa, 1/70 Trường Bộ Binh Thủ Đức, khóa 1 Đặc Biệt Hải Quân Nha Trang.

Hoàng Sa: Thăng cấp Đại Úy tại Bệnh Viện Đà Nẵng. Mất tại Saigon 1991.

 Nha('n ca'c Anh ///Co`n ve phim va hinh anh thi` em dda~ lien lac voi San Nguyen nhung no' la(.n ky~ qua' nen khong biet phai? la`m sao , nhung em co' da(.n San Ng la` cu+' lien lac truc tiep voi anh, hy vo.ng San Ng se~ co' tin dde^'n cho anh hay//

 

 

 *** 

Phụ-Bản

 

Các Tài-liệu Quan-trọng của VNCH ngay sau Trận Hải-Chiến Hoàng-Sa (Nguyên-bản bằng Việt-Ngữ và Anh-Ngữ):

- Tuyên Cáo Của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Ḥa Về Những Hành Động Gây Hấn Của Trung Cộng Trong Khu Vực Quần Đảo Hoàng Sa (Ngày 19/01/1974)

- For a more Progressive Legal Regime of the Sea. By Foreign Minister Vuong Van Bac (Caracas session, 1974)

-White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands. Republic of Vietnam Ministry of Foreign Affairs. Saigon, 1975.

 

Bài nói chuyện ngày 17/1/1998 của cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ.4.

 

Danh-sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa (đang được các Cựu Hải-Quân VNCH và mọi giới đồng-bào nhật-tu cho đầy-đủ)

 
 

 

Tuyên Cáo Của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Ḥa Về Những Hành Động Gây Hấn Của Trung Cộng Trong Khu Vực Quần Đảo Hoàng Sa ngày 19/01/1974

 Bộ Ngoai Giao 015/BNG/TTBC/TT  

 

Sau khi mạo nhận ngày 11/01/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Ḥa, Trung Cộng đă đưa hải quân tới khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang Ḥa và Duy Mộng.

Lực lượng hải quân Trung Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự vẹn toàn lănh thổ và nến an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng hải quân Việt Nam Cơng Ḥa trấn đóng trong khu vực này đă ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay v́ tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18/01/1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đĩnh Việt Nam.

Sáng ngày 19/01/1974 hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đă khai hỏa bắn vào khu trục hạm "Trần Khánh Dư" mang số HQ-04 [51] của Việt Nam Cộng Ḥa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đă phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuôc giao tranh hiện c̣n tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung cộng liên tục theo đuổi, đă được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn, và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Ḥa, mà c̣n là một hiểm họa đối với nền ḥa b́nh và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Ḥa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lư và ḥa b́nh trên thế giới hăy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạocủa Trung Cộng nhám vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lăng trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chính sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống c̣n của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đă đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Ḥa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lănh thổ quốc gia.  

 


 

For a more ProgressiveLegal Regime of the Sea

By Foreign Minister Vuong Van Bac,

(Caracas session, 1974)

 

A very important conference on the Law of the Sea was held at Caracas, Venezuela, which was attended by representatives of most nations of the world, including the Republic of Vietnam. On this occasion, South Vietnamese Foreign Minister Vuong Van Bac made a very significant statement, the text of which. is as follows:  

Mr. President

Fellow Delegates

First of all, I wish to add the voice of the Republic of Vietnam to the concert of well-deserved praises which goes to the host country for the magnificent efforts it had put in the preparation of this conference and for the cordial welcome it had extended to every participating delegation. The wonderful city of Caracas, wide open on the sea and alive with the universal spirit of Simon Bolivar, constitutes an ideal site for our deliberations. The warm hospitality and the active cooperation generously offered by

the Government and People of Venezuela will certainly hasten their successful outcome.

May I also express our admiration to the United Nations Organization and to its distinguished Secretary General for their strenuous efforts to set up this conference as well as to President Hamilton S. Amerasinghe, whose vast qualities of heart and mind are certainly equal to the difficult and delicate task our unanimous confidence has entrusted him with? 

Mr. President

Distinguished Delegates

The Republic of Vietnam has always displayed a keen interest in the elaboration of a new legal regime of the sea, more consonant with the needs and aspirations of our times; In fact, the Republic of Vietnam has taken part as a full fledged member in the two first United Nations conferences on the Law of the Sea in 1958 and 1960. At these important meetings the delegates from the Republic of Vietnam had contributed to underscore the purely formal and out-dated character of the traditional freedom of the seas and had pressed for the legitimate claims of developing countries.

At the second ministerial conference of the Group of 77 held in Lima in 1971 and at the Third U.N. Conference, on Trade and Development in Santiago in 1972 the delegation of the Republic of Vietnam had reiterated these positions which found their expression in the joint resolutions submitted by the Group of 77, Thus, the Republic of Vietnam had fully participated, right from the outset, in the search for a new international law of the sea, which should be more: progressive and more equitable.

Although it had to endure the ordeal of a cruel armed aggression coming from the North, our country has not diverted its attention from the legal problems as well as the actual opportunities lying in the marine space adjacent to its national territory. Let me just mention a few important measures taken by our government in that respect.

. On September 7, 1967, the Chairman of the National Leadership Committee, who since has become the President of the Republic of Vietnam, issued a proclamation asserting the exclusive jurisdiction and the direct control to be exercised by the Government of the Republic of Vietnam on the continental shelf contiguous to the territorial sea of South Vietnam.

. On December 1, 1970 was promulgated the first Vietnamese law regulating the prospecting, exploration and exploitation of hydrocarbons in the Republic of Vietnam.

. On December 26, 1972 President Nguyen Van Thieu enacted Decree-Law No. 056/TT/SLU, which set up an exclusive fishing zone of 50 miles from the outer limit of the territorial sea.

. A bill had been submitted to the National Assemb1y of the Republic of Vietnam to set up new limits for our territorial sea and fishing zone. In order to show our deference to the United Nations and our attachment to a truly universal legal order, we have decided to postpone the vote on that bill while waiting for the outcome of this conference, so as to conform ourselves to universally accepted standards. This decision of ours is a clear indication of our deep interest in the formulation of a new law of the sea.

            The same interest dictated our attitude vis-à-vis the preparatory work of this conference, which is an attitude of active and loyal cooperation. Though our material and human resources are far from plenty, we have strives to send delegates to the first session of this conference held in New York at the end of last year and to the meetings of the Group of 77 in Nairobi last March. And today, the Republic of Vietnam is again present at this third universal gathering which deals with the law of the sea to demonstrate our constant and profound interest in the elaboration of a new legal regime of the sea which would be adopted and implemented. And our sincere devotion to the cause of peace should have been obvious to everybody

Since our country has signed the ceasefire agreement, has done everything to implement it, has consistently advocated the reduction of military effectives on both sides and the holding of genuinely free and honest general elections to settle the whole problem of South Vietnam. And yet, there remain doubts about this, nurtured by a persistent and pernicious propaganda. So let me reaffirm once more before this distinguished audience that our Government fully respects and seriously implements the Paris agreement of January 27, 1973. It expects the other parties to do the same.

As much as it is yearning for peace, the Republic of Vietnam places its faith in the virtues of international co-operation. Our country is having relations of friendship and cooperation with many countries here represented. It is prepared to establish relation with other countries on the basis of mutual respect for sovereignty and territorial integrity and of non-interference in the internal matters of each country concerned. The Republic of Vietnam is a member of specialized agencies of the United Nations and of a great many other international organizations. It stands ready to participate actively in common undertakings, either on a regional basis or on a world-wide basis. This is why the Republic of Vietnam is present at this Third United Nations Conference on the Law of the Sea to play its part in the elaboration of new rules governing the ocean space which would represent a decisive step toward peace and international cooperation. 

Mr. President

Fellow Delegates

My country is taking part in this prestigious assembly to speak the language of reason and moderation. Rather than exacerbating the differences we shall strive to lessen divergences and to reconcile conflicting points of view. For we know full well that a new law of the sea is only worth-while if it could muster the widest possible acceptance and if it can succeed in reconciling the legitimate interest of individual states and groups of states with the general interest of navigation, scientific research, and the rational exploitation of the common heritage of mankind.

While keeping 1.n mind this constant need for compromise, the Republic of Vietnam cannot forget that it is a developing country and as such united with other countries of the Third World whose theses it willingly adopts.

Thus, we are in support of the extension of the territorial sea to an l2-mile limit from the applicable baseline. A bill to this effect has been sent to our National Assembly for consideration.

On the concept of patrimonial sea put forward by our Latin-American brothers, we are for the recognition of the exclusive right of coastal states over their continental shelf.

We consider with sympathy and understanding legitimate claims made by archipelagic states, land-locked states, and those coastal states which, because they are surrounded by narrow seas or disadvantaged by other geographical or ecological factors, cannot establish large wanes under their

national jurisdiction.

We advocate concerted efforts to prevent the pollution of marine space, to promote scientific research and technological advance. Bearing in mind that the fruits of such endeavors must be shared by all in an equitable way.

We approve the establishment of an international authority entrusted not only with the administrative, economic and technical management of the common heritage beyond the limits of national jurisdiction but also with the prevention of pollution in the high sea and the transfer of maritime technology to the developing countries, We support the 1 setting up of a machinery for the peaceful settlement of disputes.

On all those problems which will be discussed in this conference in the days to come the delegation of the Republic of Vietnam shall present in due time its viewpoints and detailed suggestions? But I can already give you the assurance that we shall not be guided by the sole pursuit of selfish interests and that we shall display an extreme moderation to arrive at a consensus as often as possible.

The only point on which no compromise is possible for us is the respect of our sovereignty, dearly reconquered and defended in the course of the last three decades. This means that we cannot tolerate any interference in our internal affairs. Especially one cannot, under the pretense of striving for a greater universality at these meetings, question the uniqueness and the representatively of the Government of the Republic of Vietnam, the sole government in South Vietnam and unique representative of the South Vietnamese people.

This also means that we do not accept any encroachment upon our territorial integrity, whether at our land borders or in the marine space under our national jurisdiction.

In this respect, the delegation of the Republic of Vietnam solemnly reaffirms before this forum of nations what we have already informed the United Nations Secretary General and the United Nations Security Council that the archipelagoes of Hoang Sa (Paracels) and Truong Sa (Spratley) are an integral part of the national territory of the Republic of Vietnam. At the beginning of this year, a neighboring big power did not recoil from the use of force to capture illegally some of these islands. This has met with

just indignation of peace and justice loving people. The South Vietnamese people want it to be known that they will not yield to that act of violence and that they will never renounce to that part of their territory.

Since it is essential to determine the sovereign rights of a coastal state over islands off its shore in order to ascertain the limits of its national jurisdiction over the adjacent marine space, my delegation thinks that it is duty bound to remind everyone that the Republic of Vietnam possesses sovereign rights, undeniable and inalienable, over a number of islands off its shore, islands which are unjustly claimed or illegally occupied by some neighboring countries.

The Republic of Vietnam is determined to assert its sovereign right over these islands. However, true to its policy of peace and desirous of preserving good relations with its neighbors, the Republic of Vietnam is disposed to settle these disputes through negotiation or by any other peaceful process provided for in the United Nations Charter.

Finally, the Republic of Vietnam cannot tolerate any violation of its territorial integrity, so it cannot condone any encroachment upon that part of the continental shelf which belongs to it by right. There, too, we are prepared to settle disputes which might arise between our neighbors and ourselves through bilateral negotiations or by recourse to an appropriate international jurisdiction. 

Mr. President

Distinguished Delegates

I have just outlined the position of my government regarding the issues which will be dealt with at this conference. It is the position of a country yearning for justice, conscience of its dignity and aware of its obligations toward the international community of nations. I certainly hope that this just and reasonable stand will be well received at this forum and will represent a positive contribution to the success of the conference.

 

Thank you.

 


White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands

 

Republic of Vietnam

Ministry of Foreign Affairs

Saigon, 1975

 

Foreword

The Vietnamese archipelagoes of Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) are both situated in the South China Sea off the Republic of Vietnam's shore. Their very modest size by no means lesser the importance given them by the Vietnamese: to Vietnamese hearts, these remote insular territories are as dear as could be any other part of the fatherland. The Hoang Sa Islands to the North were occupied by force of arms by the People's Republic of China on January 20, 1974, following a brazen act of invasion which left the world extremely indignant. As for the Truong Sa Islands 500 km to the South, two other foreign powers are illegally stationing troops on four of the main islands in the archipelago.

The Government of the Republic of Vietnam and the Vietnamese people, determined to defend their sovereignty and the territorial integrity of the country, solemnly denounce the occupation of these Vietnamese territories by foreign troops. Regarding the Hoang Sa (Paracel) Islands, not only was the gross violation of Vietnamese sovereignty by the People's Republic of China a defiance of the law of nations and the Charter of the United Nations: in-as-much as this involved the use of force by a world power against a small country in Asia, it also constitutes a threat to peace and stability in South East Asia In the case of the Truong Sa (Spratly) Islands, although foreign occupation was not preceded by bloodshed, it nevertheless represents a grave violation of the territorial integrity of the Republic of Vietnam. The rights of the Vietnamese people over those islands have been as firmly established there as on the Hoang Sa archipelago.

The Republic of Vietnam fulfils all the conditions required by international law to assert its claim to possession of these islands. Throughout the course of history, the Vietnamese had already accomplished the gradual consolidation of their rights on the Hoang Sa Islands. By the early 19th century, a systematic policy of effective occupation was implemented by Vietnamese emperors The Truong Sa Islands, known to and exploited by Vietnamese fishermen and laborers for many centuries were formally incorporated into Vietnamese territory by France on behalf of Vietnam. On both archipelagoes, Vietnamese civil servants assured a peaceful and effective exercise of Vietnamese jurisdiction. The continuous display of state authority was coupled with the constant Vietnamese will to remain the owner of a legitimate title over those islands. Thus military defense of the archipelagoes and diplomatic activities were put forth in the face of false claims from other countries in the area. Vietnamese rights being indisputable, the People's Republic of China chose to resort to military force in order to assert her sudden claims to the Hoang Sa (Paracel) Islands. Two other foreign powers took advantage of the war situation in Vietnam to militarily occupy some of the Truong Sa (Spratly) Islands over which they have no legal rights. Since both the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes are situated below the 17th parallel, this is primarily a matter of concern for the Republic of Vietnam.

This White Paper is designed to demonstrate the validity of the claims made by the Republic of Vietnam. It is also an appeal for justice to the conscience of all law-abiding and peace-loving nations in the world.

 

Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam (1974)

The noblest and most imperative task of a Government is to defend the sovereignty, independence and territorial integrity of the Nation. The Government of the Republic of Vietnam is determined to carry out this task, regardless of difficulties it may encounter and regardless of unfounded objections wherever they may come from.

In the face of the illegal military occupation by Communist China of the Paracels Archipelago which is an integral part of the Republic of Vietnam, the Government of the Republic of Vietnam deems it necessary to solemnly declare before world opinion, to friends and foes alike, that :

The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes are an indivisible part of the territory of the Republic of Vietnam. The Government and People of the Republic of Vietnam shall not yield to force and renounce all or part of their sovereignty over those archipelagoes.

As long as one single island of that part of the territory of the Republic of Vietnam is forcibly occupied by another country, the Government and People of the Republic will continue their struggle to recover their legitimate rights.

The illegal occupant will have to bear all responsibility for any tension arising wherefrom.

On this occasion, the Government of the Republic of Vietnam also solemnly reaffirms the sovereignty of the Republic of Vietnam over the islands off the shores of Central and South Vietnam, which have been consistently accepted as a part of the territory of the Republic of Vietnam on the basis of undeniable geographic, historical and legal evidence and on account of realities.

The Government of the Republic of Vietnam is determined to defend the sovereignty of the Nation over those islands by all and every means.

In keeping with its traditionally peaceful policy, the Government of the Republic of Vietnam is disposed to solve, through negotiations, international disputes which may arise over those islands, but this does not mean that it shall renounce its sovereignty over any part of its national territory.

(Proclamation by the Government of the Republic of Vietnam dated February 14, 1974)

 

CHAPTER I

The Early Historical Rights of Vietnam

The Vietnamese have had knowledge of the Hoang Sa Islands long before the arrival to the South China Sea of Westerners who publicized internationally the name of "Paracels" for this part of their territory. It has been scientifically determined that the Vietnamese presence on this archipelago started in the 15th century. The systematic exploitation of the islands' resources started early and gradually developed Vietnamese interest in these territories, leading in the 18th century to official state decision such as the formation of the Hoang Sa Company to ensure a rational exploitation of those islands. As evidenced by reliable Vietnamese and foreign sources, Vietnam progressively asserted her rights and the Hoang Sa archipelago was formally taken possession of the Vietnamese authorities in the year 1816.

 Geographic position.

The Hoang Sa Archipelago is a string of islets off the Vietnamese coast between 111 and 113 degrees longitude East of Greenwich, and between 15045' and 17015' North latitude. The nearest island in the archipelago is roughly at equal distance from the coast of Vietnam and the southern shore of Hainan Island in China. Using Pattle Island (dao Hoang Sa), the largest of the group, as a point of reference, the distances are as follows:

Pattle to the Vietnamese harbor of Danang: 200 nautical miles. (Pattle to the closest shore of Cu Lao Re' Vietnam: 123 nautical miles).

Pattle to the closest shore on Hainan (Island): 150 nautical miles.

Pattle to the closest shore in the Philippines: 450 nautical miles.

Pattle to the closest shore in Taiwan: 620 nautical miles.

The Hoang Sa Islands are divided into two groups: to the East lies the Tuyen Duc (or Amphitrite) Group and to the West lies the Nguyet Thiem (or Crescent) Group. The main islands are:

Tuyen Duc Group:

Dao Bac-North Island

Dao Trung - Middle Island

Dao Nam - South Island

Phu Lam-Wooded Island (French: Ile Boisee)

Hon Da - Rocky Island

Dao Linh Con -Lincoln Island

Dao Cu Moc-Tree Island

Con Nam - South Bank

Nguyet Thiem Group:

Dao Hoang Sa - Pattle Island

Dao Cam Tuyen - Robert Island

Dao Vinh Lac- Money Island

Dao Quang Hoa - Duncan Island

Dao Duy Mong - Drummond Island

Dao Bach Qui - Passu Keah Island

Dao Tri Ton - Triton Island.

Apart from Pattle, the only other large island is Phu Lam or Wooded Island in the Amphitrite Group. The total surface area of the isles in both Groups barely exceeds 10 square kilometers or about 5 square miles. Most Islets were originally coral reefs and have the appearance of bare sand-banks, except for Wooded Island and Pattle Island, which is known for its coconut trees. The islands are surrounded by rings of reefs which make the approach by vessels very dangerous. An abundance of tortoises, sea slugs and other marine creatures are found there. Rich beds of phosphate have been produced by the interaction of the sea birds' guano with tropical rains and the coral limestone. The climate on the archipelago is marked by constant humidity and little variation in mean temperatures. In economic terms, the Hoang Sa Islands have been frequented long ago by Vietnamese fishermen and in recent times have attracted many companies exploiting phosphate .

First Vietnamese document on the Hoang Sa Islands.

Evidence showing Vietnamese sovereignty over the Hoang Sa Islands extends back over three hundred years. The oldest Vietnamese document on this part of the national heritage is the work done sometime between 1630 and 1653 by a scholar named Do Ba and also known under the penname of Dao Phu. It is a series of maps of Viet Nam which constitutes the third part of the "Hong Duc Atlas" (1): the Atlas started under the reign of Emperor Le Thanh Tong alias Hong Duc (1460-1497). Notes accompanying the maps clearly indicate that as far back as the early 17th century, Vietnamese authorities had been sending, on a regular basis, ships and men to these islands, which at that time were named " Cat Vang " (both " Cat Vang" and "Hoang Sa" mean " yellow sand "). These are the islands now known internationally by the name " Paracels ".

The following is the translation of Do Ba's remarks:

"At the village of Kim Ho, on both banks of the river, stand two mountains each containing a gold deposit exploited under government control. On the high sea, a 400-ly long and 200-ly large archipelago (2) called " Bai Cat Vang " (Yellow sand banks) emerges from the deep sea facing the coastline between the harbor of Dai Chiem and the harbor of Sa Vinh (3). During the South-West monsoon season, commercial ships from various countries sailing near the coasts often wreck on the insular territories. The same thing happens during the North-East monsoon season to those ships sailing on the high sea. All the people on board wrecked ships in this area would starve. Various kinds of wrecked cargoes are amassed on these islands. Each year during the last month of winter, the Nguyen rulers send to the islands an 18-junk flotilla in order to salvage them. They obtain big quantities of gold, silver, coins, rifles and ammunitions. From the harbor of Dai Chiem the archipelago is reached after a journey of one-and-a-half day, while one day suffices if one embarks from Sa Ky. (4) "

Although geographical descriptions of former times are not as precise as they are now, it is clear from the above that the " yellow sand" or Hoang Sa Islands have been part of the economic heritage of the Empire of Vietnam at least before 1653, the latest year when Do Ba could have completed his map drawing. Moreover, an eminent Vietnamese historian and scholar, Vo Long Te, has been able to determine that. taking into account other factors in the Do Ba's text (e.g. historical references and linguistic style), the salvage expeditions described therein actually started in the 15th century (5).

First evidence from foreign sources.

Vietnamese scholars are not the only people to record that Vietnam, formerly known as the 'empire of Annam', had early displayed state authority over the Hoang Sa Islands. Actually, foreign sources have been even more accurate in regard to the dates concerning Vietnamese sovereignty. As presented above, on the basis of the Do Ba document, economic exploitation of the Hoang Sa Islands by Vietnamese started, at least, before 1653. However as early as 1634, the Journal of Batavia. Published by the Dutch East Indies Company, recorded incidents showing that Vietnamese jurisdiction was then already recognized by citizens of other countries.

According to the Journal of Batavia published in 1634-1636, (6) on July 20, 1634, three Dutch ships named Veenhuizen, Schagen (7) and Grootebroek left Touron (present-day Da Nang) on their way to Formosa, after having come from Batavia (present-day Djakarta). On the 21st, the three ships were caught in a tempest and lost contact with one another. The Veenhuizen arrived in Formosa on August 2 and the Schagen. on August 10. But the Grootebroek capsized near the Paracel Islands, north of the 17th Parallel. Of the cargo estimated at 153,690 florins, only 82,995 florin-worth of goods severe recovered by the surviving crew; the rest went down to the bottom of the sea. Of the ship's company nine men were also missing.

After he had taken every disposition to have the remains of the cargo safely stored on the islands, under the guard of 50 sailors, the captain of the Grootebroek took to sea with another 12 sailors and headed toward the Vietnamese coast to seek help in the realm of the Nguyen Lords. However, when the group reached the mainland, they were taken prisoners by fishermen and their money was confiscated. This led to a dispute with the Vietnamese authorities. The dispute resulted in further visits by Dutch ships to the Vietnamese Court (and ultimately, to the granting of free trade rights to Dutchmen and the establishment of the first Dutch factory in Vietnam, headed by Abraham Duijcker). For our purposes here, however, the significant fact was that, when the Grootebroek sank, the sailors chose to go to Vietnam instead of China, although China was nearer. This is undoubtedly because they assumed the country exercising jurisdiction over the site of the wreckage would naturally provide rescue and be more responsive to their claims.

Testimony by Vietnamese historian Le Qui Don.

Other references to the early historical rights of Vietnam over the Hoang Sa Islands (called " Pracels" in the Journal of Batavia account) are made by the Encyclopedist Le Qui Don (1726-1784) in his history work Phu Bien Tap Luc (Miscellaneous Records on the Pacification of the Frontiers). Le Qui Don was a mandarin sent to the South by the Court in order to serve as administrator in the realm recently taken over by the Court from the Nguyen Lords (hence the appellation of "Frontier Provinces" for these lands in the title of the book).

In his work, Le Qui Don recorded many of the things he saw or heard while on duty in the southern realm. As a consequence, there were several references to the islands belonging to the Nguyen realm. The most extensive and precise reference to the Paracel Islands occurs on pages where it is said:

" The village of An Vinh, Binh Son District, Quang Ngai Prefecture, is close by the sea. To the northeast (of the village) there are many islands and miscellaneous rock heads jutting out of the sea, totaling 130 altogether. From the rock heads out to the islands, it sometimes takes a day (by sea) or at least a few watches. On top of the rocks there sometimes are freshwater springs. Linking the islands is a vast strip of yellow sand of over 30 ly in length, a flat and vast expanse where the water is clear and can be seen through to the bottom."

On a following page, the fauna and flora of the Paracels are described in detail, thus allowing one to compare them with later scientific descriptions made in the twentieth century: sea-swallows and their valuable nests (among the thousands of varieties of birds found on the islands), giant conches called "elephant-ear conches ", mother-of-pearls, giant tortoises and smaller varieties of turtles, sea urchins, and so forth.

Regarding the usefulness of these islands and their exploitation, Le Qui Don has this to say: "When they encounter strong winds, large sea-going ships usually take shelter in these islands ,".

"In the past, the Nguyen had created a Hoang Sa Company of 70 men, made up of people from An Vinh village. Every year they take turns in going out to the sea, setting out during the first month of the lunar calendar in order to receive instructions regarding their mission. Each man in the company is given six months worth of dry food. They row in five fishing boats and it takes them three days before they reach the islands. They are free to collect anything they want, to catch the birds as they see fit and to fish for food. They (sometimes) find the wreckage of ships which yield such things as bronze swords and copper horses, silver decorations and money, silver rings and other copper products, tin ingots and lead, guns and ivory, golden bee-hive tallow, felt blankets, pottery and so forth. They also collect turtle shells, sea urchins and striped conches in huge quantities.

"This Hoang Sa Company does not come home until the eighth month of the year. They go to Phu Xuan (present-day Hue) to turn in the goods they have collected in order to have them weighed and verified, then get an assessment before they can proceed to sell their striped conches, sea turtles and urchins. Only then is the Company issued a certificate with which they can go home. These annual collections sometimes can be very fruitful and at other times more disappointing, it depends on the year. It sometimes happens that the company can go out and return empty-handed.

"I (Le Qui Don) have had the opportunity to check the records of the former Count of Thuyen Duc and found the following results:

" In the year of Nham Ngo (1702), the Hoang Sa Company collected 30 silver ingots.

" In the year of Giap Than (1704), 5,l00 catties of tin were brought in.

" In the year of At Dau (1704), 126 ingots of silver were collected.

" From the year of Ky Suu (1709) to the year of Quy Ti (1713) i.e. during five consecutive years, the company managed to collect only a few catties of tortoise shell and sea urchins. At one time, all they collected included a few bars of tin a few stone bowls and two bronze cannons ".

It is clear from the above that in the eighteenth century at least, the Nguyen Lords of southern Vietnam were very much concerned with the economic possibilities of the Hoang Sa (Paracel Islands and in fact actually organized the annual exploitation of this archipelago. The fact that no counterclaims were made by any other nation is patent proof that the Nguyen's' sovereign rights over the islands were not challenged by any country.

Elsewhere in the book, Le Qui Don also records an incident dating from 1753 which throws some light over the question of Chinese-Vietnamese relationships regarding the Paracel Islands. " The shores of the Hoang Sa Islands are not far from Lien-chou Prefecture in Hainan Province, China. (For that reason) our ships sometimes meet with fishing boats from our Northern neighbor (China) on the high sea. Ship-mates from both countries inquire about one another in the midst of the ocean... On one occasion, there was a report coming from the hall officer in charge of sea traffic investigations in Wen-ch'ang District, Ch'iung-chou Prefecture (Hainan Island, China), which says: " In the eighteenth year of Ch'ien-lung (1753), ten soldiers from An Binh Village belonging to the Cat Liem Company, District of Chuong Nghia, Quang Ngai Prefecture, Annam, set out during, the seventh month to go to the Van Ly Truong Sa (7) to collect sea products. Eight of the ten men went ashore for the collection of products, and two remained on the ship to watch it. A typhoon soon developed w which caused the anchor cord to split, and the two who remained in the ship were washed into the port of Ch'ing-lan. After investigation the Chinese officer found the story to be correct and consequently had the two Vietnamese escorted home to their native village . Lord Nguyen Phuc Chu subsequently had the Governor of Thuan Hoa (present-day Thua Thien) Province, the Count of Thuc Luong, write a courtesy note to the hall officer of Wen-ch'ang to acknowledge his help. "

This story illustrates a number of points, besides the general civility of intercourse already evinced at the time between China and Vietnam. It is apparent from the story that the Chinese officer from Wen-ch'ang was not bothered by the fact that the Vietnamese were intruding into Chinese territorial waters when they went to the Van Ly Truong Sa. The only concern of the officer was to find out whether the statements made by the two Vietnamese sailors had any basis in fact. In other words, the Chinese officer was only worried about the possibility of the Vietnamese being spies sent into Hainan under the pretense of a storm encountered at sea. When this was disproved, the Chinese immediately had the Vietnamese released and dealt with them very kindly by having them escorted home. The whole incident clearly proves that Vietnamese exploitation of the economic resources on the Paracels in the eighteenth century was a very open activity, carried out peacefully and acknowledged by the Chinese to be an exercise of legitimate rights over the islands.

A famous geography book written by Phan Huy Chu and printed in l834 by the name of Hoang Viet Dia Du Chi contains a text on the Hoang Sa Islands which does not present much that is new in comparison to the information in Le Qui Don's work. Only two minor differences are found:

-The Hoang Sa Company, according to this geographical work, was still composed of 70 men from An Vinh Village. However, they receive dry food and get instruction to go out to sea in the third month of the lunar calendar (rather than in the first, as recorded by Le Qui Don. They begin their return journey in the sixth month.

-In the eight month, they arrive home through the port of Eo (Thuan An).

From the above, it can be seen that exploitation of the Paracel Islands was becoming an operation of diminishing return in the early nineteenth century, thus necessitating an excursion of two months only, instead of the six-month excursion needed in the eighteenth century. However Vietnamese interests in the islands were not merely economic, as can be seen in the following testimonies.

Confirmation by other foreign sources.

Various foreign authors confirmed that the Hoang Sa Islands were fully part of the Vietnamese territory as early as the 18th century. For instance, testimony in 1701 by a missionary traveling on the Amphitrite (reportedly the first French ship to enter South-China Sea late in the 17th century) describing frightening dangers experienced by ships in the vicinity of the Paracels, mentioned specifically that this archipelago be-longed to the Empire of Annam i.e., a former name for Vietnam (8).

Another document dated April 10, 1768 and called "Note sur l'Asie demandee par M. de la Borde a M. d'Estaing" (now held in French archives) (9) provides evidence of intense patrol operations between the Paracels and the coast of Vietnam by Vietnamese naval units. When French Admiral d'Estaing was planning a raid against the Vietnamese city of Hue in order to set a French establishment in Indochina, he reported that Vietnamese vessels frequently cruised between the Paracels and the coast and thus, "would have reported about his approach ". This fact apparently caused him to cancel the raid planned against Vietnam. This demonstrates that as long as two centuries ago, the Hoang Sa Islands were already included in the Vietnamese system of defense and that the most evident acts in the exercise of state jurisdiction were regularly performed by Vietnamese authorities.

In the same document, Admiral d'Estaing also gave various detailed descriptions of the defense installations on the shore. He wrote that "the Hue citadel contained 1,200 cannons, of which 800 were made of bronze, many bearing the arms of Portugal and the date 1661. There were also some smaller pieces (bearing the arms of Cambodia and the monogram of the British Company of India) that had been salvaged from driftwood of wrecked vessels in the Paracels."

In another proposal made in 1758-59 for a French attempt against Vietnam and presented in his Memoire pour une entreprise sur la Cochinchine proposee a M. de Magon par M. d'Estaing (10), admiral d'Estaing made another mention of the Hoang Sa Islands in his description of the defense of Lord Vo Vuong's palace. Built on the bank of a river, he reported "the palace was surrounded by an 8 to 9-foot high wall without any kind of fortification. There were many cannons that were designed for decoration, rather than for use. Admiral d'Estaing put the number of cannons at 400, many being Portuguese pieces "taken here from ships wrecked on the Paracels. "

In a book published in London in 1806: "A Voyage To Cochinchina", John Barrow told the story of a British journey to Vietnam and indicated that the Paracels were part of the Vietnamese economic world. The journey described in the book was made by Count McCartney, then British Envoy to the Chinese Court. Leaving England on September 2, 1792, Count McCartney stopped in Tourane (Danang) between May 24 and June 16, 1793 in order to enter into contact with the King of Cochinchina. The 3-week long stay gave John Barrow leisure to study Vietnamese vessels. Therefore, he provided in his book a detailed description of different types of boats used by the Cochinchinese in order to reach, among other places, the Paracel Islands where they collected trepang and swallow nests (11).

Thus Vietnamese and foreign sources agree that the Hoang Sa Islands have for centuries been included within the scope of Vietnamese interests and aims. These sources recognize the perfection of the sovereign title upheld by the Vietnamese in the course of time in relation to a growing number of states. The progressive intensification of Vietnamese control over the Hoang Sa Islands reached a decisive and irreversible point at the beginning of the 19th century, when the reigning Nguyen dynasty developed a systematic policy toward complete integration of the archipelago into the national community.

 

CHAPTER II

THE EXERCISE OF VIETNAMESE SOVEREIGNTY OVER THE HOANG SA ISLANDS

Historical consolidation of the Vietnamese title to the Hoang Sa Islands continued under the Nguyen dynasty' i.e., after 1802. From that date, it is possible to speak of a Paracel policy , by the successive emperors of Vietnam as manifested through systematic measures taken in the fields of administration, defense,. transports and economic exploitation.

Formal taking of possession by Emperor Gia Long.

The first emperor of the Nguyen dynasty, Gia Long, consecrated the will of the Vietnamese to confirm their sovereignty over the Hoang Sa Islands by formally taking possession of the archipelago. According to various historic sources, in the year 1816 the Vietnamese flag was planted in a formal ceremony on the Paracels. In 1837 the Reverend, Jean-Louis Taberd, then Bishop of Isauropolis, wrote the following in his "Note on the Geography of Cochinchina printed in the Journal of the Royal Asiatic Society of Bengal, India, (12):

"The Pracel or Paracels is a labyrinth of small islands, rocks and sand-banks, which appears to extend up to the 11st degree of north latitude, in the 107th parallel of longitude from Paris. Some navigators have traversed part of these shoals with a boldness more fortunate than prudent, but others have suffered in the attempt. The Cochin Chinese called them Con-Vang. Although this kind of archipelago presents nothing but rocks and great depths which promise more inconveniences than advantages, the king GIA LONG thought he had increased his dominions by this sorry addition. In 1816, he went with solemnity to plant his flag and take formal possession of these rocks, which it is not likely any body will dispute with him."

The Reverend Jean Louis Taberd was not the only one to give testimony in support of Vietnamese sovereignty over the Paracels. Another foreigner, a Frenchman who spent many years in the Far East and who was a contemporary eyewitness, wrote (13):

"Cochinchina, of which the sovereign king today carries the title of Emperor, includes Cochinchina proper, Tonkin: a few scarcely inhabited islands not far from the coastline and the Paracel archipelago made up of islets, coral reefs and uninhabited rocks. It was in 1816 that the present Emperor (Gia Long) took possession of this archipelago."

Consolidation of sovereignty under subsequent emperors.

Numerous documents in Vietnamese archives give the most convincing facts about the display of the Nguyen dynasty's authority over the Hoang Sa Islands. One of the striking facts was the order given in 1833 by Emperor Minh Mang to his minister of Public Work to plant trees on some of these islands because "trees will grow up and will offer a luxuriant vegetation that would allow navigators to reconnoiter these vicinities so to avoid having their ships being wrecked in these not very deep waters. This will be for the profit of ten thousand generations to come" (14). Considering the fact that most ships that sank in the area were foreign-owned, there is no doubt that the Vietnamese executed this act to meet their international responsibilities. Thus, by offering certain guarantees to other states and their nationals, by being an identifiable addressee of international claims regarding the Hoang Sa Islands, Vietnam further asserted her title to the property of these territories (15).

One year later, in 1834, the same emperor Minh Mang sent Garrison Commander Truong Phuc Si and 20 other men to the Hoang Sa archipelago in order to make a map of the area (16). This mission apparently was not carried out to the satisfaction of officials in the Ministry of Public Works who, two years later, reported to the Emperor that because of the size of the area, " only one island had been drawn on a map which is not as precise and detailed as we would wish ". The report added that since these islands were "of great strategic importance to our maritime borders", it would be appropriate to send out missions each year in order to explore the whole archipelago and to get accustomed to the sea routes there.

The report further pointed out that all the islands, islets and mere sand-banks must be surveyed in order to get a description of their relief and size, and to determine coordinates and distances. The Emperor approved the recommendations and sent a Navy team to the Hoang Sa Islands for the purposes set in the report (1836). Ten markers were taken along on the vessel to be planted on the islands which the team would reconnoiter. On each marker was the inscription: "In the year Binh Than, 17th Year of the reign of Minh Mang, Navy Commander Pham Huu Nhat, commissioned by the Emperor to Hoang Sa to conduct map surveying, landed at this place and planted this marker so to perpetuate the memory of the event" (17). The data gathered in the survey were used in the drawing of the remarkable "Detailed map of the Dai Nam " (see Fig. 8) (18) achieved circa 1838. Although not locating the two archipelagoes of Hoang Sa and Truong Sa at their proper place, the " Detailed Map " had the merit of mentioning these archipelagoes specifically by their names. The islands later known as Paracels and Spratlys were then clearly and indisputably considered parts of the Vietnamese territory.

In other action lying within the normal display of state jurisdiction. Emperor Minh Mang ordered, in the 16th year of his reign (1835), the building of a temple on one of the Hoang Sa Islands. The following is recorded in Vietnamese annals ( 19) : "Among the Hoang Sa Islands located in the territorial waters of Quang Nghia (present day Quang Nam) Province, there exists the island of Bach Sa (white-sand island) where the vegetation is luxuriant. In the middle of the island is a well and in its South-West part, a temple with a sign on which is, engraved the sentence , "Van Ly Ba Binh" - ( the waves calm down over ten thousand leagues ). To the North of this isle is another one built with coral with a perimeter measuring 340 truong 2 xich and an altitude of 1 truong 3 thuoc (20). It is as high as the Island of White-Sand and called Ban Than Thach (21). Last year (1834), it was the intention of the Emperor to build there a temple and a stele, but the project was postponed because of unfavorable winds and waves. This year, the Emperor ordered Navy Commander Pham Van Nguyen to head an Elephant Garrison Detachment and boatmen hired in the provinces of Quang Nghia and Binh Dinh to transport materials for the purpose of building a temple on that island. This temple is 7 truong distant from the old one, and has a stone mark to its left and a brick screen in front. Upon completion of the work which lasted 10 days, the team returned home" (22). Another document indicates that the stone mark just mentioned was 1 thuoc 5 tac high and 1 thuoc 2 tac wide (23). Under the reign of Emperor Minh Mang, communications between the Hoang Sa islands and the mainland were intense enough to justify the construction of a temple dedicated to the Gods of Hoang Sa right on the beach of Quang Ngai in 1835. That city was a main harbour from which boats going to these islands originated (24).

Time has probably erased traces of these works performed almost 140 years ago and for which light materials were largely used. But all the Vietnamese documents quoted are official publications kept until now in Vietnamese archives or prestigious foreign institutions. These reliable recordings of facts in Vietnam's national life demonstrate clearly that one of the major concerns of the Nguyen emperors' territorial policy was to consolidate sovereignty over the Hoang Sa Islands. As a result, Vietnamese jurisdiction became so obvious that contemporary foreign witnesses never thought of it as a contested matter. We already mentioned Bishop Jean-Louis Taberd's and J.B. Chaigneau's testimonies, but other foreign publications of the 19th Century also recognized the Vietnamese possession : a western map drawn in 1838 showed the - Paracel or Cat Vang Islands as part of the Annam Empire (5). A geography book written under the auspices of the (French) Ethnography Society mentioned the Paracels or Kat Vang as one of the very numerous islands and archipelagoes belonging to Vietnam (26). It must be stressed that all French works quoted had been produced at a time when the French did not yet control Vietnam and, therefore, had no interest in defending French claims to sovereignty over these islands.

Preservation of rights under French colonial rule.

In the second half of the 19th century, the Southern part of Vietnam, named Cochinchina, became a French possession (1867). This was followed by the establishment of a French protectorate over the remaining Vietnamese territory (1883). Therefore the French temporarily took over the responsibility to defend the territorial integrity of the "Annam Empire". On behalf of Vietnam, the French continued the normal exercise of sovereignty over the Hoang Sa Islands (Paracels).

They did fulfill their responsibilities. Although kept busy by the task of strengthening their authority on the Indochina mainland, the French colonial government did not forget the far-off islands and took all the necessary measures to ensure an orderly administration, an adequate defense and a better knowledge of what a French author called in 1933 "the infinitely small Paracels of our colonial domain" (27). The Vietnamese title to sovereignty was not only preserved, it was reinforced. On the other hand, numerous scientific studies about the islands were produced which could only be conducted if the Paracels were firmly under French-Vietnamese control.

The international responsibility that the Nguyen emperors had already accepted in regard to navigation of foreign vessels was not neglected by the French, who completed in 1899 a feasibility study for the construction of a lighthouse on one of the Hoang Sa Islands. Unfortunately, this project, which was supported by Indochina Governor General Paul Doumer, could not be realized for lack of funds. However, French patrol vessels assured the security of sea traffic and conducted many rescue operations for wrecked foreign ships in the Paracel. Beginning in 1920, apparently worried by the suspect presence of various kinds of vessels in the Hoang Sa area, the Indochinese customs authorities started making regular inspections to the islands for the purpose of checking illegal traffic. As early as the end of World War I, the French control was so evident that Japanese nationals called on French Indochina's authorities for the exploitation of phosphate. This was the case of the Mitsui Bussan Kaisha Company, which extracted phosphates for many years from two islands, Ile Boisee (Phu Lam) and Ile Roberts (Cam Tuyen). The Japanese Government, on its part, implicitly recognized French jurisdiction in 1927. In a report to the Minister of Colonies in Paris dated March 20, 1930, the French Governor of Indochina wrote that in 1927, the Japanese consul in Hanoi, Mr. Kurosawa, was instructed by his government to inquire with the French authorities about the status of some groups of islands in the South China Sea. But the Consul declared that, according to instructions from the Japanese Government, the Paracels were expressly left outside of the discussions, the question of ownership of these islands not being a matter of dispute with France (Japan was then involved in controversies over the Truong Sa or Spratly Islands).

The French jurisdiction was sufficiently firm and peaceful to permit such actions as the conduct of scientific surveys on the islands. An impressive list of superior-level scientific studies in all- fields was made available by colonial institutions or private authors. Starting in 1925, with the first recorded scientific mission on the vessel De Lanessan by scientists from the famed Oceanographic Institute of Nha Trang, knowledge about this part of Vietnamese territory increased. The trip by the De Lanessan confirmed the existence of rich beds of phosphate, which became the object of many detailed studies. For example:

- Maurice Clerget, Contribution a l'etude des iles Paracels; les phosphates. Nhatrang, Vietnam 1932.

- A. Lacroix, Les ressources minerales de la France d'Outre-Mer, tome IV (Paracels' phosphate: p. 165), Paris 1935.

- United Nations, ECAFE, Phosphate Resources of Mekong Basin Countries; 4. Vietnam, (1) : Paracel Islands; Bangkok 1972.

The De Lanessan survey mission also proved the existence of a continental shelf which reaches out in platforms from the Vietnamese coast into the sea: the Paracels rest on one of these platforms, and thus are joined to the coast of Vietnam by a submarine plinth. In the following years, the names of many French ships have entered the history of both the Paracel and Spratly archipelagoes: the Alerte, Astrobale, Ingenieur-en-Chef Girod made other survey trips to the Hoang Sa Islands. The result was an increasing number of other scientific publications about these islands in all fields of human concern and activities. Some of these are:

  • A. Krempf, La forme des recifs coralliens et le regime des vents alternants, Saigon 1927.

  • J. Delacour and P. Jabouille, Oiseaux des iles Paracels, Nha-trang, 1928.

  • Numerous reports called Notes of the Oceanographic Institute of Indochina in Nhatrang containing valuable scientific data about the Paracels, for instance the "5th Note" (1925-26) and the "22nd Note" (1934).

French scientists continued to work for Vietnam-in its early years of independence and continued to contribute to our knowledge of these Vietnamese islands. Among them was Mr. E. Saurin, the author of numerous studies of great scientific value:

- Notes sur les iles Paracels (Geologic archives of Vietnam No. 3), Saigon 1955.

- A propos des galets exotiques des iles Paracels (Geologic archives of Vietnam No. 4), Saigon 1957.

- Faune Malacologique terrestre des iles Paracels (Journal de Conchiliologie, Vol. XCVIII), Paris 1958.

- Gasteropodes marins des iles Paracels, Faculty of Sciences, Saigon, Vol. I: 1960; Vol. II: 1961.

Another French scientist, H. Fontaine, produced, 'm cooperation with a Vietnamese colleague a remarkable study of the islands' flora called "Contribution de la connaissance de la flore des iles Paracels" (Faculty of Sciences, Saigon 1957). These scientific achievements, accomplished over a long period of time, could only have been achieved by a country exercising sovereignty over these islands to the fullest extent. As a matter of fact, Vietnam would not run any risk by challenging other countries having a pretense to sovereignty over the Hoang Sa Islands to show the list of scientific publications they had made available in the past.

In their acts mentioned above, the French, who merely took over rights and responsibilities temporarily transferred to them by the people under their "protection", simply assured a normal continuation of jurisdiction on behalf of the Vietnamese. However, in the face of unfounded Chinese claims over and illegal actions connected with, the Hoang Sa Islands in 1932, the French felt that it was necessary to take defensive measures. Since 1909, China has made sporadic claims over the islands. On one occasion during that year, the provincial authorities of Kuang Tung sent gun-boats to conduct a reconnaissance mission there. On March 20, 1921 the Governor of Kuang Tung, signed a peculiar decree annexing the Hoang Sa Islands to the Chinese Island of Hainan. However, his action went unnoticed because it is recorded only in the provincial records therefore, nobody could know about it in order to make comments or to protest. Although not followed by occupation of any sort, actions such as these were enough to cause some preemptive actions by the French. For instance. in 1930 crew-members of La Malicieuse landed on many of the Hoang Sa Islands to plant flags and set up "sovereignty columns ".

More serious was the Chinese intention to invite bids for the exploitation of the islands' phosphate. When the Chinese intent became known, the French Government protested to the Chinese Embassy in Paris by a note dated December 4, 1931. A few months later, when the Chinese effectively called for bids, the Paris Government renewed the protests by a Note dated April 24, 1932. This time the French strongly reaffirmed their rights with substantive supporting arguments, e.g. the former rights exercised by the emperors of Vietnam, the official taking of possession by Emperor Gia Long in 1816, and the sending of Indochinese troops to guard the islands, etc... On September 29, 1932, the Chinese Government rejected the French protest on the ground that at the time Gia Long took possession of the islands, Vietnam was a vassal state of China. It may be true that, as in other periods of its history, Vietnam was then a nominal vassal of China (although it was never quite clear when this situation started or ended),. but it is certain that by this reply China implicitly recognized that Vietnam had asserted its claim to the Hoang Sa Islands. The Chinese Government also appeared confused about the legal distinction between suzerainty and sovereignty : even if Vietnam was a vassal state of China in 1816, the formal relationship of suzerainty could not preclude such Vietnamese acts of sovereignty as the incorporation of new territories.

Convinced of her legitimate rights in the dispute, France by a diplomatic note to China dated February 28, 1937, proposed that a settlement of the conflicting claims be reached through international arbitration. But China knew the risks involved in such a challenge and declined the offer. Thus, the Chinese government simply responded by reaffirming its claim to the islands. That negative attitude caused the French to send military units, composed of Vietnamese soldiers and called Garde Indochinoise, to many of the Hoang Sa Islands (28). These units built many - sovereignty columns -, of which there exists photographic records. The column on Pattle Island contained the following inscription in French:

Republique Francaise

Empire d'Annam

Archipel des Paracels

1816 - Ile de Pattle 1938

These dates marked the taking of possession -by Emperor Gia Long and the year the column was erected (29).

These troops, commanded by French officers, were to stay on the islands until 1956 with a brief interruption after 1941. Then the Japanese seized the Paracels (and the Spratlys) by force that year, France was the only power to officially protest against it. In 1946, shortly after their return to Indochina at the end of World War II, the French sent troops on. the vessel Savorgnan de Brazza to re-occupy the archipelago. However, events in the French-Vietminh war compelled these troops to withdraw from the Paracels in September, 1946. Informed that Chinese troops (who had supposedly arrived to disarm defeated Japanese troops pursuant to agreements between the Allied powers) continued to stay on the islands, the French issued a formal protest on January 13, 1947. Then they dispatched the warship Le Tonkinois to the area. Crewmembers found Boisee Island (Phu Lam) still occupied (January 17, 1947). The Chinese troops refused to leave and, being outnumbered, the French-Vietnamese soldiers left for Pattle Island where they established their headquarters. They also rebuilt the Weather Station which had operated for 6 years in the past, between 1938 and 1944. The new station became operative in late 1947 and, under international station code 48860, provided the world with meteorological data for 26 more years, until the day when Communist Chinese troops seized the Hoang Sa archipelago by force (January 20, 1974).

Beginning in the 1930's, these disputes, with China had already motivated the French authorities in Indochina to take stronger measures in administrative organization. By Decree No. 156-SC dated June 15, 1932 the Governor General of Indochina gave the Hoang Sa Islands the name of "Delegation des Paracels" - and the status of an administrative unit of Thua Thien Province. This decree was later confirmed by a Vietnamese imperial ordinance signed by Emperor Bao Dai on March 30, 1938 (the confirmation was necessary because, as the ordinance recalled, the Hoang Sa Islands had traditionally been part of Quang Nam and Quang Ngai provinces, from whence communications with the islands had originated). A subsequent Decree of May 5, 1939 by the French Governor General divided the archipelago into two Delegations: Crescent et Dependences, and Amphitrite et Dependences.

These administrative measures were adequately completed by the organization of services on the islands. For instance, health checks were regularly made on the workers, called coolies by the French, during their stay there. Consequently, civil service officers were appointed on a regular basis. These officers had to stay permanently on either Pattle Island (for the Crescent and Dependences Group) or Boisee Island (for the Amphitrite and Dependences Group). However, because of the islands' bad climate, they were allowed long vacations on the mainland and were relieved after short periods. One of these former civil servants is Mr. Mahamedbhay Mohsine. a French citizen of Indian origin who.. outraged by the Chinese invasion of 1974, has offered to testify anywhere on the legitimacy of Vietnamese rights. Between May 5, 1939 and March 13, 1942, Mr. Mohsine served as Administrative Officer or De1egue administratif for the Paracels. He was first posted on Pattle, then on July 16, 1941 was ordered to relieve a colleague, Deputy-Inspector Willaume, on Boisee. Later Mr. Mohsine was officially recommended for an award of distinction in consideration of his contribution to French colonial expansion in the remotest parts of Indochina (30).

Mr. Mahamedbhay was only one of the many civil servants and military personnel who, by serving the French colonial cause on the Hoang Sa Islands, directly contributed to the preservation of Vietnamese rights which had only temporarily been exercised by the French. At an early stage,, French action had been only intermittent - intermittence which is not at all incompatible with the maintenance of the rights but in the last 30 years of their presence, the French did fulfill all the obligations of a holder of title. Thus the French accomplished a valuable conservator act in the safeguarding of legitimacy for the Vietnamese sovereignty over the Hoang Sa Islands.

Return to Vietnamese sovereignty.

After the French-Vietnamese Agreement of March 8, 1949, Vietnam gradually regained its independence. Although some French troops were intermittently stationed on some of the Hoang Sa Islands until 1956, it was on October 14, 1950 that the French formally turned over the defense of the archipelago to the Vietnamese. General Phan Van Giao, then Governor of Central Vietnam, went in person to Pattle Island to preside over the ceremony. The general made the trip to the remote and isolated island because, as he reported to Prime Minister Tran Van Huu in Saigon:

"I was persuaded that my presence among the Viet Binh Doan (Regional Guard Unit) would have a comforting impact on its morale on the day the unit took over heavy responsibilities " (31).

No doubt Premier Tran Van Huu was pleased by the Govemor's initiative, since in the following year (1951) he was to attend the San Francisco Peace Conference with Japan where he solemnly and unequivocally reaffirmed the rights of his country over both the Paracel and Spratly archipelagoes. After its defeat in 1945, Japan had relinquished all its claims to these islands that their forces had occupied. This matter will be discussed further in another chapter.

Reassuming all responsibilities for the Hoang Sa archipelago, the Vietnamese felt that it was more practical to re-incorporate it as part of Quang Nam Province (as things were before the French decree of 1932) because links between these insular territories and the mainland had always originated from the Quang Nam provincial capital of Da Nang. A proposal to that end was made in 1951 by regional authorities in Hue (32), but it was a full ten years later that the President of the Republic, Ngo Dinh Diem, signed a Decree (33) transferring the Hoang Sa Islands from the jurisdiction of Thua Thien Province back to Quang Nam. The entire archipelago was given the status of a "Xa" (village on the mainland). Administrative organization was again perfected 8 years later: by a Prime Minister's Decree (34) the islands became part of a village on the mainland of Quang Nam, the village of Hoa Long, Hoa Vang District.

Most Vietnamese officials posted on the Hoang Sa Islands were thus from Quang Nam Province and usually detached for about a year from their regular position on the mainland. The first civilian officer to be appointed by an independent Vietnamese Government was M. Nguyen Ba Thuoc (appointed December 14, 1960 by Arrete No. 241-13NV/NV/3). After 1963 however, due to war conditions in the Republic of Vietnam, the administrative officers- assigned there have always been military men. They were usually NCOs in command of the Regional Forces stationed on Duncan Island. Thus they bore the title of "Duncan Island Chief", concurrently in charge of Administrative affairs for the Hoang Sa Islands.

Whether civilian or military, these officers helped ensure peaceful Vietnamese sovereignty over the islands. Scientific surveys continued, with Vietnamese scientists joining their French colleagues in order to deepen the knowledge about these remote territories. Manned by Vietnamese technicians, the Pattle Weather Station continued providing the world with meteorological data until its forced closure in 1974. The exploitation of phosphate resumed after 1956 with the following yields:

1957-58-59 8,000 metric tons

1960 1,570 metric tons

1961 2,654 metric tons

1962 and after 12,000 metric tons extracted, but left on the islands.

In 1956 the Ministry of Economy granted the first license to exploit phosphate on the 3 islands of Vinh Lac (Money Island), Cam Tuyen (Roberts) and Hoang Sa (Pattle) to a Saigon businessman named Le Van Cang. In 1959, a license was issued to the "Vietnam Fertilizers Company " which contracted actual extraction and transportation to a Singapore company Yew Huatt (4, New Bridge Road, Singapore 1). Among other clauses, the Vietnamese Company committed itself to obtain from the Government of the Republic of Vietnam the granting of fiscal exemptions and the privilege to use radio facilities 4 the Pattle Weather Station. After 1960, commercial exploitation of Pattle was granted to the Vietnam Phosphate Company, which stopped all operations in 1963 because of insufficient returns. Interests in phosphate exploitation surfaced again in 1973 when the Republic of Vietnam faced serious problems of fertilizer shortage.

In August of that year, the " Vietnam Fertilizer Industry Company" finished a feasibility study conducted jointly with a Japanese partner, Marubeni Corporation of Tokyo. The survey on the islands lasted two weeks, and Marubeni Corporation provided the engineers needed.

It is no wonder that the exercise of normal sovereignty by the Republic of Vietnam has had to be coupled with actions which are more or less military-oriented. Confronting unfounded claims by China in the Hoang Sa Islands, the Armed Forces of the Republic have been required to display constant vigilance in the defense of this part of Vietnamese territory. As an example, when the Chinese nationalist troops which had refused to leave Phu Lam (Wooded or Boisee) Island in 1947 withdrew in 1950 following Marshall Chiang Kai Shek's defeat, Communist Chinese troops landed there immediately to continue the illegal occupation. A Vietnamese Navy unit assumed responsibility for the defense of the archipelago in 1956. This unit was relieved the following year by a Marine Company. After 1959, the task was assigned to Regional Forces of Quang Nam Province. Vietnamese warships have patrolled the Hoang Sa waters regularly in order to check illegal occupants on the many islands. In this regard, the People's Republic of China appears to have followed guerrilla-type tactics: it surreptitiously introduced first fishermen, then soldiers onto Vietnamese territory. They even built strong fortifications on the two islands of Phu Lam and Linh Con. On February 22, 1959, the Republic of Vietnam's Navy thwarted this tactic by arresting 80 fishermen from mainland China who had landed on the three islands of Cam Tuyen, Duy Mong and Quang Hoa. These fishermen were humanely treated and promptly released with all their equipment after being taken to Da Nang.

The broad range of actions by the Vietnamese authorities regarding the Hoang Sa Islands provides an undeniable evidence of Vietnamese sovereignty. These actions include, among others, the approval of international contracts connected with the islands' economy ; police operations against aliens; extraction of natural resources ; the providing of guarantees to other states; and so forth. Vietnamese sovereignty was first built between the 15th and 18th centuries, consecrated by the Nguyen emperors, then temporarily assumed by the French, and finally continued in a normal manner by independent Vietnam. The exercise of Vietnamese jurisdiction was effectively displayed under a large variety of forms. It was open, peaceful, and not, like the Communist Chinese claim, asserted jure belli. Any interruption of Vietnamese sovereignty was due only to foreign powers' illegal military actions against which Vietnam, or France on behalf of Vietnam, had always protested in a timely fashion. Convinced of their legitimate rights over the Hoang Sa Islands, the Vietnamese will never indulge in compromises in the defense of their territorial integrity (see Chapter IV).

 

CHAPTER III

THE TRUONG SA (SPRATLY) ISLANDS BELONG TO THE VIETNAMESE

The Vietnamese islands of Truong Sa, known internationally as the Spratly archipelago, are situated off the Republic of Vietnam's coast between approximately 80 and 11040 North latitude. In. the course of history, the Vietnamese people have had intermittent contact with these islands known for their dangerous grounds and access. Unlike the case of the Hoang Sa (Paracel) Islands, the former emperors of Vietnam did not have the time to strengthen these contacts through the organization of an administrative jurisdiction. However, the French, who occupied the Southern part of Vietnam known as Cochinchina, took all those measures necessary for the establishment of the legal basis for possession of the Spratly Islands. In 1933, the Spratlys were incorporated into the French colony of Cochinchina and from that year forward have had an adequate administrative structure.

It is true that French jurisdiction was disrupted by the Japanese invasion of 1941. However, shortly after the Japanese defeat in 1945, France returned Cochinchina to Vietnam, which then recovered all the rights attached to the former French colony. Immediately thereafter, Vietnamese sovereignty over the Truong Sa Islands faced groundless claims from other countries in the area which military occupied some of the islands of the archipelago.

Geographic and historic background.

The Truong Sa archipelago is spread over hundreds of miles in the South China Sea. However, it only contains 9 islands of relatively significant:

- Truong Sa or Spratly Island proper.

- An Bang or Amboyna Cay.

- Sinh Ton or Sin Cowe.

- Nam Yet or Nam Yit.

- Thai Binh or Itu-Aba.

- Loai Ta.

- Thi Tu.

- Song Tu Tay or South West Cay.

- Song Tu Dong or North East Cay.

Because of the size of the area, the archipelago is divided into many groups. Using the main island of Spratly (which gave its name to the whole archipelago) as a point of reference, the distances to the shores of surrounding countries are as follows:

- Spratly Island to Phan Thiet (Republic of Vietnam) 280 nautical miles

- Spratly Island to the closest shore of Hainan Island (People's Republic of China) 580 nm

- Spratly Island to the closest shore on Palawan Island (Philippines) 310 nm

- Spratly Island to the closest shore of Taiwan 900 nm

Like the Hoang Sa Islands, the Truong Sa archipelago is composed of little coral islands which are often surrounded by smaller reefs. Because of their proximity to the coast of Vietnam, these islands have always been frequented by fishermen from the southern part of Vietnam. These fishermen made regular expeditions to the islands and sometimes stayed there for prolonged periods of time. Vietnamese history books often made reference to the ,Dai Truong Sa Dao-, a term used to designate both the Paracel and Spratly archipelagoes and, more generally, all insular possessions of the Vietnamese (50). The map published circa 1838 by Phan Huy Chu and called "Dai Nam Nhat Thong Toan Do" (fig. 8, page 32) expressly mentioned the Spratlys, under the name Van Ly Truong Sa, as part of Vietnamese territory, although the archipelago was not located at its proper place because of the use of ancient geographic techniques.

These distant islands were often neglected by the Vietnamese authorities of the time. The emperors did not implement a systematic policy of occupation on the Truong Sa Islands as they had for the other archipelago, Hoang Sa. Furthermore, the Empire of Vietnam lost interest in the islands off the Cochinchinese shore as the French occupation of Cochinchina began in 1852. For their part, the French took some time before consolidating their rights to the Truong Sa archipelago. Their first recorded action was a scientific reconnaissance of the Spratlys by the vessel De Lanessan following its exploration of the Paracels (1927). This scientific mission was followed by an official expedition in 1930 on the sloop la Malicieuse, in the course of which the French flag was hoisted on the highest point of an island called Ile de la Tempete.

Legal basis of Vietnamese possession.

In 1933, the French Government decided to take official possession of the islands. Three ships, the Alerte, the Astrobale and the De Lanessan took part in the expedition. The following are relevant quotations from an account given by H. Cucherousset in L'Eveil economique de l'Indochine (No. 790 of May 28, 1933) :

"The three vessels first of all visited Spratley and confirmed French possession by means of a document drawn up by the Captains, and placed in a bottle which was subsequently embedded in cement.

" Then the Astrolabe sailed south west to a point 70 miles from Spratley and 200 miles from Borneo, and arrived at the caye (sandy island) of Amboine, at the northern extremity of the Bombay Castle Shallows. Possession was taken of the island in the manner related above. This cave protrudes two meters 40 cm above the sea at high tide.

" Two-thirds of the rock which forms the caye is covered with a thick layer of guano, which the Japanese do not seem to have completely exploited.

" Meanwhile, the Alerte sailed towards the atoll Fiery Cross (or Investigation) at a point about 80 miles north-west of Spratly and equidistant from Cape Padaran and the southern point of Palawan Island. The whole of this vast reef protrudes only at a few points above the surface of the sea.

At the same time the De Lanessan proceeded towards the London reefs, at about 20 miles north-east of Spratly. There it discovered the wreckage of the Francois Xavier, which was wrecked there in 1927 while on its way from Noumea to Indochina via this part of the China Sea, in which, in spite of its great depth, navigators are not advised to sail too boldly.

"Itu Aba. which is surrounded by a reef, is mentioned in the naval instructions of 1919 as being covered with bushes and thickets with the nests of many sea birds, and a number of banana and coconut trees growing around a well....

"The De Lanessan and Astrolabe later sailed north where, about 20 miles from the Tizard bank, is situated the Loaita bank, an atoll of the same kind. The two vessels took formal possession of the main island, on which are also to be found the remains of plantations and an unexhausted phosphate working. Loaita Island is a sandy isle, low, covered with bush, and a bare 300 metres in diameter.

"The Alerte for its part visited the Thi-Thu reef, at about 20 miles north of the Loaita bank, and took possession of an island and of this atoll. still by means of the same ritual. This little low and sandy isle possesses a well, a few bushes, and some stunted coconut trees. A fair anchorage is to be found on the southern bank."

Further north still, at the level of Nhatrang, is the atoll named "North Danger" , the Alerte took possession of two sandy islands (cayes) where it found some Japanese fishing. The De Lanessan went there too and explored the little island. The latter is perceptibly higher than the others, the highest point reaching 5 metres. The phosphate beds are considerable and were much exploited by the Japanese.

After possession had been taken, the French Ministry of Foreign Affairs published the following notice in the French Journal Officiel dated July 26, 1933 (page 7837)

"Notice concerning the occupation of certain islands by French naval units.

The French government has caused the under mentioned isles and islets to be occupied by French naval units:

  1. Spratley Island, situated 8o39' latitude north and 111o55' longitude east of Greenwich, with its dependent isles (Possession taken April 13, 1930).

  2. Islet caye of Amboine, situated at 7o52' latitude north and 112o55' longitude east of Greenwich, with its dependent isles (Posssession taken April 7, 1933).

  3. Itu Aba Island situated at latitude 10o2' north and longitude 114o21' east of Greenwich, with its dependent isles (Possession taken April 10, 1933).

  4. Group of two islands situated at latitude 111o29' north and longitude 114o21' east of Greenwich, with their dependent isles (36) (Possession taken April 10, 1933).

  5. Loaita island, situated at latitude 10o42' north and longitude 114o25' east of Greenwich, with its dependent islands (Possession taken April 12, 1933).

  6. Thi Tu Island. situated at latitude 11o7' north and longitude 114ol6' east of Greenwich, with its dependent islands (Possession taken April 12, 1933).

The above-mentioned isles and islets henceforward come under French sovereignty (this notice cancels the previous notice inserted in the Official Journal dated July 25, 1933, page 7784).

Notification of the occupation was made by France to interested countries between July 24 and September 25, 1933. With the exception of Japan, no State which could have had an interest in the matter raised any protest against this act. Three powers in the area remained silent and unconcerned: the United States (then occupying the Philippines), China, and the Netherlands (then occupying Indonesia). In Britain, Foreign Under-secretary Butter declared 6 years later that France exercised full sovereignty over the Spratly archipelago and that all matters relevant to these islands were primarily a French concern (37).

The Japanese protested the French occupation on the ground that, in the past, Japanese subjects had carried out exploitation of phosphate on some of these islands. It was true that Japanese companies had operated on the Spratlys without the permission and knowledge of French authorities. But Japan had never made any attempt toward taking possession of these islands. In 1939., claims by the Japanese militarist government then in power assumed a tougher tone: Japan declared that she had decided to - place the Spratly or Tempest Islands off the coast of Indochina under Japanese jurisdiction -. The decision first appeared merely on paper, but was followed two years later by forcible military occupation of the archipelago (1941). In any case, in the San Francisco Peace Treaty of 1951, Japan relinquished all titles and claims to the Paracel and Spratly Islands.

It should also be noted that the French occupation of the Spratly Islands in 1933 did not arouse any protest from the United States government, which was then acting on behalf of the Philippines. Five years earlier, the United States did engage in a dispute with the Netherlands over the island of Palmas off the Philippine coast (38). Since the United States did not act where a Philippine claim could have been made, this indicates that there was no ground for a challenge of French rights on behalf of the Philippines. It was only 35 years after the French took possession of the Spratly Islands that Philippine troops, taking advantage of the war situation in the Republic of Vietnam, surreptitiously occupied some islands in the Vietnamese archipelago:

Loai Ta 10o41'N - 114o25'E

Thi Tu 11o03'N - 114ol7'E

Song Tu Dong 11o27'N - 114o21'E

All of these three islands are in the list of islands published in the French Official Journal of July 26, 1933 which recorded the possession of the Spratlys by French naval units. The present position of the Philippine government that these islands are not part of the Spratly archipelago but only res nuilius when Philippine troops occupied them is, therefore, obviously erroneous. All three islands (which were artificially given Malayo-Spanish sounding names) are an integral part of the Vietnamese Truong Sa archipelago. Moreover, it remains to be determined in a common and friendly spirit whether or not some other, smaller, islands occupied by Philippine soldiers are dependent islets of these Vietnamese main islands. In this regard, it should be recalled here that when the French took possession of the Spratlys, they only listed the major islands in the official act and indicated that these islands were incorporated - with their dependent islets.

The Philippine government has also argued that the remaining islands of the Spratly archipelago (i.e., those not occupied by Philippine troops) are still -subject to the disposition of Allies in the past world war-. According to this theory, when Japan relinquished its rights over the Spratlys by the San Francisco Peace Treaty, its jurisdiction was assumed by the Allied powers who have-not yet ceded the archipelago to any particular country. No reasoning can be more disputable, since the Spratlys were already and fully part of Vietnamese territory before World War II. These islands were merely seized militarily by Japan and, just like Mindoro or Guam, must simply return to their legitimate owner. It is obvious that military occupation by Japan could not result in any transfer of sovereignty over those islands and that Vietnam was ipso facto reinstated in her lawful rights after the defeat of Japan. In the San Francisco Peace Treaty, it was simply said that:

" Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands."

Previously, the Cairo Declaration (1943) the Yalta Agreement and the Potsdam Declaration (1945), which are the basic documents for postwar territorial settlements, contained no clause contrary to the sovereignty of Vietnam over both archipelagoes. There have not been any other legal texts that attribute these territories to any country - as was correctly pointed out by the Philippine government. Thus, all sovereign rights must be returned to their legal titular, i.e., Vietnam which, since 1949 had inherited (or rather retaken) all of the former French rights over these territories. Therefore, the short clause about the Paracels and Spratlys in the San Francisco Peace Treaty was merely designed to confirm that Japan withdrew all her claims in earlier disputes with France.

It is to the credit of the Philippine government that it has not associated itself with the burlesque adventure of one of its private citizens, Mr. Tomas Cloma, who has pretended to - discover - the Vietnamese Truong Sa islands in 1956 and has proclaimed an independent - Freedomland - covering most of this archipelago (39). But the fact remains that Philippine troops are presently stationed on some of the islands described by Mr. Cloma as part of Freedomland. This matter must be settled in accordance with international law and the Charter of the United Nations. The Vietnamese people are entirely confident that the legal and peaceful channels available to solve such disputes will confirm the legitimacy of their rights.

Regarding China, it must be stressed that few people have had knowledge of any Chinese claims over the Spratlys in the past (40). In a sudden move on August. 24, 1951, New China in Peking attacked both French and Philippine claims regarding these islands and stated that they must be considered to be - outposts of Chinese national territory -. Subsequently, the People's Republic of China continued to issue statements filled with threats to use force in order to seize the Truong Sa archipelago (41). But it was the Republic of China's government which took the initiative and sent troops from Taiwan to occupy Thai Binh Island (Itu-Aba) on June 8, 1956. Itu-Aba is the largest island of the Spratlys and thus was a kind of - capital - where all French services were centered. As late as December 1973, the Far Eastern Economic Review of Hong Kong reported that a marker still stood there with the inscription: (France - Ile Itu Aba et Dependences - 10 Aout 1933 - (42).

 Exercise of normal state authority.

The headquarters of a French administrative officer, who also commanded a guard detachment ' was located on Itu Aba Island. Because of the isolation and the hard living conditions on the island, only volunteers to the post were sent there. Sometimes, no government official would volunteer, so the Indochinese authorities had to recruit private citizens by means of contracts which lasted one year. These contracts contained generous allowances and other largesses in an attempt to retain volunteers on the island. One of the a "contract officials," was Mr. Burollaud who held out for 2 years (1938-1940). It was apparently difficult to find a successor for Mr. Burollaud, since the Governor General in Hanoi had to send a note dated August 22, 1940 throughout Indochina (and to the French possession of Kouang-Tcheou-Wan in China) to look for a volunteer - who must be a European. The official finally recruited turned-out to be most unlucky, since, according to an eyewitness named Tran Van Manh who was serving at that time with the Itu-Aba Meteorological Station, he was seized and tied to the flag pole by Japanese troops occupying the Spratlys in 1941 (43).

Regarding administrative organization, 3 months after the official incorporation of the Spratlys, the Governor General of Indochina signed Decree No. 4762-CP dated December 21, 1933 making the archipelago a part of the Cochinchinese province of Ba-Ria. After Cochinchina was returned to Vietnam, this organization was confirmed in 1956 by a Decree of the President of the Republic of Vietnam (44). Seventeen years later, the Spratlys were attached to a village of the same province (the name of which had in the meantime changed to Phuoc Tuy), the village of Phuoc Hai, Dat Do district (45).

State activities on the Spratlys were necessarily restricted because the islands were uninhabited and situated too far away from the mainland. In 1938, the Indochina Meteorological Service set up a weather station on Itu-Aba, which was considered the best place in the South China Sea to provide meteorological data for neigbouring countries. The Station functioned in French hands for over 3 years after which it was reported to have continued operations under Japanese military occupation. Before the Japanese seizure, the Itu-Aba station was important enough to be given an international code number: 48919. Data provided by the Station were recorded all over the world and were listed under - French Indochina - Cochinchina,,. The French also continued scientific surveys of the Spratlys after 1933. For instance, a valuable geographic and geologic study of the Spratlys was made available in the 22nd Report of the Oceanographic Institute of Indochina (46).

Thus, on behalf of Vietnam, the French conducted various kinds of activities which substantiate the right to sovereignty over a territory. These also include diplomatic activities to ensure the protection of possession by the authority in control. France defended with success the Spratlys against Japanese aims. The Ministry of Foreign Affairs in Paris protested energetically on April 4, 1939 when Japan announced that she had "placed the islands under her jurisdiction". France remained active right until 1956, the year when all her troops finished their withdrawal from Indochina. ' As late as May 1956, after Mr. Tomas Cloma created his so-called "Freedomland", the French Charge d'Affaires in Manila was reported to have reminded the Philippine government of the French rights resulting from the 1933 occupation (47). At the same period, the French Navy vessel Dumont d'Urville made a visit to Itu-Aba in a demonstration of French - Vietnamese interest in the archipelago. The Republic of Vietnam's Ministry of Foreign Affairs, for its part, issued a statement on June 1, 1956 recalling the Vietnamese rights. Two weeks later, Foreign Minister Vu Van Mau of the Republic of Vietnam reaffirmed at length the rightful position of his country (48). He recalled, among other facts, that five years earlier the head of the Vietnamese Delegation at the San Francisco Peace Conference had solemnly reaffirmed Vietnamese sovereignty over the Truong Sa archipelago and that the statement was not challenged by any participating country, including China and the Philippines.

From 1956 on, in the face of Chinese and Philippine groundless pretenses, the Republic of Vietnam's Navy began to launch various operations to reassert control over the Truong Sa Islands. Crewmembers erected sovereignty steles on almost all of them and built poles to hoist the Vietnamese flag. The cruiser Tuy Dong (HQ-04) was assigned these missions in August 1956. In 1961, the two cruisers Van Kiep and Van Don landed on the islands of Song Tu Tay (South-West Cay) Thi Tu, Loai Ta and An Bang. Two other islands, Truong Sa (Spratly proper) and Nam Ai (Nam Yit) were visited the following year by the cruisers Tuy Dong and Tay Ket. Finally, in 1963, all of the sovereignty steles on the main islands were systematically rebuilt by crew members of the three vessels Huong Giang, Chi Lang and Ky Hoa:

May 19, 1963 steles on Truong Sa Island (Spratly proper)

May 20, 1963 steles on An Bang Island

May 22, 1963 steles on Thi Tu and Loai Ta Islands

May 24, 1963 steles on Song Tu Dong (North East Cay) and Song Tu Tay (South West Cay).

The pace of these patrol and control operations were reduced after 1963 due to the war situation in the Republic of Vietnam. That does not mean, however, that Vietnamese rights on the Truong Sa archipelago have been diminished, even if foreign powers were then able to take advantage of the situation to commit illegal intrusion in some of these islands. These rights had been openly established in the name of Vietnam when the French incorporated the archipelago into Indochina. Moreover, these territories were traditionally known and frequented by Vietnamese in the past. The French action of 1933 was entirely in conformity with international rule and practice. It was challenged by no one except Japan, who later relinquished all her claims. An effective presence and a peaceful exercise of sovereignty have been firmly assured. This has only been interrupted once and temporarily when Japan seized the Truong Sa Islands by force in 1941. As in the case of the Hoang Sa Islands, a foreign military presence has not and will not break the will of the Vietnamese to remain as the owner of all their territories. Therefore, let it be reminded that the islands now illegally occupied by foreign troops are indivisible parts of the Truong Sa archipelago which belong to the Vietnamese people.

 

CHAPTER IV

THE DEFENSE OF THE LEGITIMATE RIGHTS OF VIETNAM

In preceding Chapters, it has been mentioned that the Vietnamese have always assured an appropriate defense of their rights over the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands. Vietnamese or French troops were stationed permanently on both archipelagoes in a display of authority that is inherent to rightful sovereignty. In the diplomatic field, it has been recalled that France remained active until 1956 in the defense of the legitimate title it held on behalf of Vietnam. In 1932, then again in 1939, France issued particularly strong protests against pretenses from China concerning the Paracels and from Japan concerning the Spratlys.

Independent Vietnam had later to confront serious challenges to her sovereignty over these islands. At the San Francisco Peace Conference of 1951, Vietnam unequivocally reaffirmed its rights over both archipelagoes. The Vietnamese chief delegate dearly stated the position that, in settlement of territorial problems resulting from World War II, only Vietnam was entitled to recover the Hoang Sa and Truong Sa Islands from Japan. The defense of this cause continued actively during the following years. In response to the Chinese invasion of January 19-20, 1974, the Republic of Vietnam's soldiers fought heroically in the face of superior military force. Backed by all segments of the population, they kept alive the Vietnamese tradition that the temporary loss of physical control over a territory does not mean the relinquishing of a legitimate right.

 From the San Francisco Peace Conference to 1973.

When Japanese military control ended in 1945, the Hoang Sa and Truong Sa Islands returned ipso facto to their legitimate owners. H ever, the confusion resulting from the war allowed other countries make bolder moves toward asserting their groundless claims. Specifically, the Republic of China illegally continued to station on some of the Hoang Sa Islands the troops that had been sent there to disarm Japanese soldiers in implementation of the Potsdam agreement. Thus the successive governments of newly independent Vietnam assumed the task of doing their utmost to protect the territorial integrity of the country. The first opportunity to do so was at the San Francisco Conference held in 1951 to work out a peace treaty with Japan. The gathering was attended by delegates from 51 countries. According to agreements reached, Japan renounced all rights and claims to the Paracel and Spratly Islands. The head of the Vietnamese delegation to this Conference was Prime Minister Tran Van Huu, who was also Minister of Foreign Affairs. On September 7, 1951, during the seventh plenary session of the Conference, the Vietnamese delegate made the following statement:

"…as we must frankly profit from all the opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our right to the Spratly and Paracel Islands, which have always belonged to Vietnam ".

The statement aroused no objections from any of the 51 countries attending the Conference. This must be considered as having been the universal recognition of Vietnamese sovereignty over these islands. The declaration by Premier Huu was designed to reaffirm an existing right, therefore it has an effect erga omnes, i.e., even vis-a-vis those countries not represented at the Conference (for instance, the People's Republic of China).

On the other hand, the full text of Article 2 of the Peace Treaty shows that the two archipelagoes were considered as one single entity in the settlement of territorial matters:

Chapter II Territory

Article 2

a) Japan, recognizing the independence of Korea renounces all right, and claim to Korea, including the islands of Quelpart, Port Hamilton and Dagelet.

(b) Japan renounces all right, title and claim to Formosa and the Pescadores.

(c) Japan renounces all right, title and claim to the Kurile Islands, and to that portion of Sakhalin and the islands adjacent to it over which Japan acquired sovereignty as a consequence of the Treaty of Portsmouth of September 5, 1905. (d) Japan renounces all right, title and claim in connection with the League of Nations Mandate System, and accepts the action of the United Nation Security Council of April 2, 1947, extending the trusteeship system to the Pacific Islands formerly under mandate to Japan.

(e) Japan renounces all claim to any right or title to or interest in connection with any part of the Antarctic area, whether deriving from the activities of Japanese nationals or otherwise.

(f) Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands.

The Treaty does not specify which countries were to recover which specific territories renounced by Japan. However, from the above, it is clear that each sub-paragraph is relevant to the rights of one particular country, for example:

sub-paragraph (b) : rights of China.

sub-paragraph (c) : rights of the USSR.

sub-paragraph (d) : rights subsequently conferred upon the United States.

sub-paragraph (f) : rights of Vietnam.

This interpretation was confirmed by the refusal by the Conference to consider a Soviet amendment that would include the Paracels and Spratlys into the sphere of Chinese rights. The Soviet amendment reads as follows:

"1. To Article 2.

"(a) To include, instead of paragraphs (b) and (f), a paragraph reading follows: Japan recognizes full sovereignty of the Chinese People's Republic over Manchuria, the Island of Taiwan (Formosa) with all the islands adjacent to it, the Penlinletao Islands (the Pescadores), the Tunshatsuntao Islands (the Pratas Islands), as well as over the Islands of Sishatsuntao and Chunshatsuntao (the Paracel Islands, the group of Amphitrites, the shoal of Maxfield) and Nanshatsuntao Islands including tile Spratly, and renounces all right, title and claim to the territories named here in.

The Soviet Amendment was defeated during the 8th plenary session of the Conference. The President of the Conference ruled it out of order, the ruling being sustained by a vote of 46 to 3 with 1 abstention (49). Chinese claims to the Paracels and Spratlys were thus overwhelmingly disregarded.

At a later date, the government of the Republic of China restated its claims based on the separate peace treaty between it and Japan (April 28, 1952). Actually, the provision concerning the Paracels and Spratlys in that treaty was an exact restatement of Article 2 (f) of the San Francisco Treaty. Once again, Japan declined to specify in favor of which country it renounced its occupied territories. In any case, it must be stressed again that there exists an elementary principle of law that a state (in this case Japan) cannot transfer more rights than it itself possesses, in accordance with the maxim Nemo dat quod non habet. Generally speaking, the illegitimacy of China's claims over the Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes is due to the lack of animus occupandi on Chinese's part. It is true that fishermen from Hainan Island have frequented these islands in the past and that Chinese travelers occasionally stopped there. But unlike what has been done by Vietnam, activities by private Chinese citizens were never followed by governmental action. As late as 1943, although Marshall Chiang Kai Shek represented the only country having claims to the Paracels and Spratlys at the Cairo Conference, he did not have any reference to these islands included in the final Declaration (which did state that Manchuria, Formosa and the Pescadores must be returned to China). Because of the weakness of its argument, China has always declined all suggestions, repeatedly made, in the past by France, that the dispute be settled before international courts.

For the same reason, the People's Republic of China had to resort to gratuitous affirmations, threats and violence to assert her claims to the Vietnamese Hoang Sa and Truong Sa Islands. These claims are a mere revival of the old Chinese imperialistic drive known to all South-East Asia nations. The islands, islets, shoals and banks that the People's Republic of China claims as a the outposts of Chinese territory)) cover the entire South China Sea, and would virtually convert the whole sea into a communist Chinese lake.

After the San Francisco Peace Conference, successive Vietnamese Governments have assured a systematic defense of the Hoang Sa and Truong Sa islands by all means available to a sovereign state. After 1956, when stability had returned to the Republic of Vietnam following the Geneva Agreement of 1954, military and diplomatic activities became more intense. As mentioned before, navy patrols were conducted on a regular basis. When deemed necessary, the government of the Republic of Vietnam solemnly reiterated its rights over the islands (statements by the Ministry of Foreign Affairs on June 1, 1956 and July 15, 1971). Necessary steps were also taken vis-a-vis foreign governments in order to assert the Vietnamese title. For instance, a note to the Malaysian Government dated April 20, 1971 contained all the convincing arguments in support of Vietnamese sovereignty. This sovereignty was so evident that it could only be contested through military actions.

The Chinese invasion of January 19-20, 1974.

Before 1974, the People's Republic of China had aired sporadic claims to the Hoang Sa and Truong Sa Islands. Occasionally, it conducted secret actions against the islands, such as the intrusion of - fishermen , into Vietnamese uninhabited territories. However, at the beginning of 1974, the People's Republic of China resorted to blatantly aggressive tactics in order to militarily seize the Hoang Sa archipelago. The following is an account of the invasion made by the Minister of Foreign Affairs of the Republic of Vietnam. In the face of the extremely grave situation created by the PRC's imperialistic action, RVN Foreign Minister Vuong Van Bac summoned the heads of all diplomatic missions in Saigon on January 21st, 1974 and made the following statement:

- Excellencies,

Gentlemen,

" I have invited you to gather here today to inform you of recent events which have taken place in the area of the Hoang Sa (Paracel) archipelago off the central coast of Vietnam. These events have created an emergency situation susceptible of endangering peace and stability in South East Asia and the world.

" The Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagoes are a part of the territory of the Republic of Vietnam. The sovereignty of our country over these archipelagoes based on historical, geographical and legal grounds as well as on effective administration and possession, is an undeniable fact.

" On the 11th of January 1974, the Ministry of Foreign Affairs of Red China suddenly claimed sovereignty over these archipelagoes. Our Ministry of Foreign Affairs immediately rejected those unfounded pretensions.

" From then on, Communist China chose to use force to seize that portion of our national territory. It sent men and warships into the area of the islands of Cam Tuyen (Robert), Quang Hoa (Duncan) and Duy Mong (Drumond) of the Hoang Sa (Paracel) archipelago, and landed troops on these islands.

" On January 16, 1974, the Ministry of Foreign Affairs of the Republic of Vietnam issued a statement to denounce these unlawful acts.

" In the meantime, in accordance with international regulations, naval units of the Republic of Vietnam instructed those men and ships violating the land and sea territory of the Republic of Vietnam to leave the area.

"The Red Chinese authorities not only refused to put an end to their unlawful incursions but also sent in additional reinforcements in troops and warships. They opened fire on the troops and naval units of the Republic of Vietnam, causing causalities and material damages. The Ministry of Foreign Affairs of the Republic of Vietnam issued a communiqué on the 19th of January alerting world public opinion on these serious acts of hostility.

" On the 20th of January 1974, the Red Chinese authorities escalate further in the use of force against an independent and sovereign country. They sent their warplanes to bomb three islands : Cam Tuyen (Robert), Vinh Lac (Money) and Hoang Sa (Pattle) where units of the Armed Forces of the Republic of Vietnam were stationing, and also 'landed their troops -with the aim of capturing these islands.

" Communist China is therefore openly using force to invade a portion of the Republic of Vietnam's territory in violation of international law, of the Charter of the United Nations, of the Paris Agreement of January 27, 1973 which it pledged to respect and of the Final Act of March 2, 1973 of the International Conference on Vietnam to which it is a signatory.

" The Government and people of the Republic of Vietnam shall not yield to such brazen acts of aggression. They are determined to safeguard their national territory.

" I kindly request you to report to your Governments on this grave situation. The Government of the Republic of Vietnam also wishes that your Governments would adopt an appropriate attitude and take appropriate action in view of those acts committed recently by the Communist Chinese authorities in the Hoang Sa (Paracels) archipelago, in complete disregard for international law and the sovereignty of other nations.

Thank you.

In the naval battle, the soldiers of the Republic of Vietnam fought heroically although they were outnumbered and outgunned. They suffered 18 deaths and 43 wounded, and, in addition, 48 Vietnamese personnel were illegally detained by the PRC's invaders. Among those were four civilian employees of the Pattle Meteorological Station: this is an evidence that Vietnamese authorities were conducting peaceful activities on the islands before troops had to be sent in to cope with PRC's provocations. Strongly condemned by world opinion, the PRC government had to release these personnel within 3 weeks in an attempt to appease the indignation caused by its blatant violation of the law of nations. Opinions sympathetic to the Republic of Vietnam were expressed everywhere in the world, especially in Asia where Vietnam was often hailed as the nation resisting communist Chinese expansionism. Even the Soviet newspaper Pravda accused the PRC a not to hesitate to resort to arms in order to impose its will in Southeast Asia, specifically on the Paracel and Spratly Islands - (50). Also in Moscow, Tass provided a summary of an article from "New Times - (a Soviet political weekly). The article quoted the PRC's support of separatist movements in Burma, Bangladesh and India among other Peking's provocations in order to - intensify pressures on independent countries of Asia)-. According to -New Times,, this coincided with Peking's military actions on the Paracels (51).

Convinced of its rightful position, the Republic of Vietnam appealed to world opinion and seeked the intervention of all bodies that could contribute to a peaceful settlement. As early as January 16, 1974 its Minister for Foreign Affairs sent a note to the President of the Security Council of the United Nations to bring to his attention the grave tensions created by the PRC's false claims. After he had presented arguments in support of Vietnamese' sovereignty over the Hoang Sa Islands, Minister Vuong Van Bac wrote: "In view of all the Precise facts listed above,, the sudden challenge by Communist China of the Republic of Vietnam's sovereignty over the Paracels archipelago and its violation of the Republic of Vietnamese sovereignty are unacceptable. They constitute a threat to the peace and security of this region.

" The Government and people of the Republic of Vietnam are determined to defend their sovereignty and their territorial integrity and reserve the right to take all appropriate measures to this end.

"The Republic of Vietnam considers the situation created by the above People's Republic of China's action as one which is likely to endanger international peace and security. Therefore the Government of the Republic of Vietnam wishes to request the Security Council to take all appropriate measures that the Council deems necessary to correct that situation.". The Minister addressed the United Nations again on January 20. .1974, while troops of the Republic of Vietnam were still fighting back the PRC's invaders in the Hoang Sa waters. He wrote to the Secretary General of the U.N. to inform him of the hostilities that started on January 19, 1974 when the Chinese landing party opened fire on Vietnamese defenders. After denouncing the clear case of c aggression across international borders, against an independent and sovereign state,,. Minister Vuong Van Bac requested that the Secretary General, in accordance with Article 99 of the Charter of the United Nations, draw the attention of the Security Council on the grave situation. For its part, K the Government of the Republic of Vietnam accepts in advance the obligations of pacific settlement provided in the Charter of the United Nations, and - reaffirms its faith on the United Nations and its acceptance of the purposes and principles enunciated in the Charter of the Organization . Although the Government of the Republic of Vietnam was fully aware that the PRC, as a permanent member of the Security Council had the power of veto (a fact which left little hope for any constructive debate or positive action), it chose to request an immediate meeting of the Security Council. The attention of the Council must be drawn on the grave situation resulting from the PRC's aggression because, as Minister Bac pointed out in has note of January 24, 1974 to the Council's President (Ambassador Gondola Facio) : "It behooves the Security Council and its members to fulfill their responsibilities and to decide on what to be done to correct that situation ". Indeed, the PRC promptly tried to justify its blatant act of invasion by presenting a completely distorted version of the facts. A PRC's statement referred to c actions by the Saigon authorities in South Vietnam which sent naval and air forces to encroach on the Yungle Islands of China's Hsisha Islands , (!).

In a press conference on January 25, 1974, the President of the Security Council stated that the Vietnamese request had all legal grounds to deserve consideration, therefore he regretted that a Council meeting could not be convened for that purpose.

The legitimacy of its rights motivated the Republic of Vietnam to use all available means of action to defend its just stand. A recourse to the International Court of Justice has been contemplated. On January 22, 1974 the President of the Republic of Vietnam wrote personal letters to the Heads of State in all friendly countries. After he had presented how the PRC's violation of Vietnamese sovereignty created a threat to peace in South East Asia, President Nguyen Van Thieu concluded:

"I am therefore writing to you.... to kindly request that you raise your voice in defense of peace and stability in this area of the world and resolutely condemn the violation by the PRC of the sovereignty of the Republic of Vietnam over the archipelago of Hoang Sa". In other actions taken in defense of Vietnamese sovereignty, the Minister for Foreign Affairs of the Republic of Vietnam solemnly reaffirmed before the 3rd United Nations Conference on the Law of the Sea in Caracas that the Vietnamese people will not yield to the PRC's act of violence and that they will never renounce any part of their insular territories (June 28, 1974). The Government of the Republic of Vietnam also sent a note on January 21, 1974 to the. signatories of the Act of the International Conference on Vietnam (March 2, 1973). This document, signed in Paris by 12 countries including the PRC and in the presence of the Secretary General of the United Nations acknowledged, and provided guarantees for, the provisions of the agreement to end the war signed on January 27, 1973. First the Vietnamese note presented the facts related to the PRC's aggression, then it pointed out that:

"It is clear from these developments that the government of the People's Republic of China is deliberately resorting to the use of force as a means of acquiring territories, which is a gross violation of... the Agreement to End the War and Restore Peace in Vietnam signed in Paris on January 27, 1973 and the Act of the International Conference on Vietnam signed at Paris on March 2nd, 1973.

"The Government of the Republic of Vietnam wishes to call the particular attention of the Parties to Article 1 of the Paris Agreement and Article 4 of the Act of the Paris International Conference, which both solemnly recognize that the territorial integrity of Vietnam must be strictly respected by all states and especially by the signatories of the Final Act.

"In view of the seriousness of the present situation, the Government of the Republic of Vietnam appeals to the Parties, in the interest of peace and stability in the Western Pacific area, to take all measures which the Parties deem appropriate as provided in Article 7 of the Act of the international Conference on Vietnam - (52). The PRC's aggressive aims is not limited to the Hoang Sa Islands. There were indications that Chinese troops were preparing to head for the Truong Sa (Spratly) archipelago after they had seized the Paracels on January 20, 1974 (53). On the other hand, in February 1974, the Philippines and the Republic of China also restated their claims to the Truong Sa Islands. The Republic of Vietnam rejected these unfounded claims by separate notes to the Republic of China (January 29, 1974) and to the Philippines (February 12, 1974). But the Government of the Republic of Vietnam also deemed it necessary to make its position clear to “friends and foes” alike , and to reiterate its right before an universal audience. Thus, a solemn proclamation at the governmental level was issued on February 14, 1974. This declaration is the text reproduced at the beginning as an introduction to this White Paper.

 

CONCLUSION

UNANIMITY OF THE PEOPLE OF THE REPUBLIC OF VIETNAM AGAINST AGGRESSION

The events of January 1974 had the effect of cementing the entire Vietnamese nation into a bloc resolutely united in order to defend the national sovereignty. After the invasion by troops of the People's Republic of China, all newspapers (including those of the Opposition) and other media in Saigon unanimously backed the Government of the Republic of Vietnam in its determination to fight for the Hoang Sa Islands. The media's opinion and the feeling of the people can be summarized by the following editorial in the Dan Chu daily: "In the middle of a difficult battle to repulse 400,000 North Vietnamese back to the North and a struggle for economic development, the Paracels battle is another burden on our shoulder. The naval battle between us and China has temporarily ceased with both sides suffering heavy casualties and material damages. But in reality, it was only just a beginning. The method to carry on the fight will be flexible depending on the development of the situation but the goal remains the same. The South Vietnamese will not stay idle, crossing their arms, to see their ancestral inheritance stolen away." Although the Vietnamese are known to be war-weary, enthusiastic mass rallies were held in virtually every city and town to condemn the PRC's aggression. Everywhere the people unanimously adopted resolutions denouncing before public opinion the violation of Vietnamese sovereignty. Most of these resolutions also asked the Government and Armed Forces of the Republic of Vietnam to take appropriate measures against the invaders. The warship Ly Thuong Kiet received a hero welcome by an overwhelmingly enthusiastic crowd upon its return from the Hoang Sa battle. On January 21, 1974 the Vietnamese Confederation of Labor stated that Communist China committed a an extremely serious act infringing on the Republic of Vietnam's sovereignty and crudely challenging the national spirit of the Vietnamese people living from Nam Quan Pass (54) to Ca Mau Cape, The Saigon Students Union issued a declaration which vehemently denounced the invasion to University students over the world. The War Veterans Association made a solemn proclamation to condemn the - Red China's violation of international law - and expressing deep gratitude to the Vietnamese combatants or their heroic fight against the aggressors. Abroad, Vietnamese students and residents in several countries demonstrated in an attempt to alert world opinion: in Tokyo, Ottawa, New York etc.... Vietnamese students marched against the PRC's diplomatic mission; in Geneva, Vietnamese students went on a hunger strike to draw attention on the PRC's violation of international public order. The indignation of the entire Vietnamese people at home and abroad was reflected in a true manner in the declaration of the National Assembly (Senate and House of Representatives) of the Republic of Vietnam. This declaration says, in part, that c Communist China... has clearly demonstrated her scheme of invasion and expansion, (and) poses a serious threat to peace in the Pacific Region. Therefore, the National Assembly denounces to the public opinion at home and abroad Communist China's brutal act of invasion, seriously infringing upon the territorial sovereignty of the Republic of Vietnam and - urgently appeals to the United Nations Security Council, the International Court of Justice and peace-loving countries in the world to take positive actions to put an end to the above-mentioned brutal act..." The people of the Republic of Vietnam are thus unanimous in their determination to defend the integrity of their territory. On behalf of the Vietnamese nation, the Republic of Vietnam resolutely demands that all portions of her territory that are illegally occupied be restored to Vietnamese sovereignty. The Government of the Republic of Vietnam solemnly condemns the brazen act of invasion of the Hoang Sa Islands by troops of the People's Republic of China in January, 1974. It strongly denounces illegal actions against its Truong Sa territories by any other country. It rejects all claims by any power over these Islands and regards attempts to occupy them as violations of international law and of Vietnamese sovereignty. Although deeply committed to the cause of peace, the Republic of Vietnam must reserve the right to consider all means of action if occupying powers decline to follow the lawful and peaceful channels of settlement to restore Vietnamese rights.

The Hoang Sa archipelago and some of the Truong Sa Islands have temporarily been lost. But these insular territories will live for ever in Vietnamese hearts and will some day be restored to the Fatherland.

 

----------

SELECTED BIBLIOGRAPHY

 

1- GOVERNMENT PUBLICATIONS.

- State History Academy (Quoc Su Quan). Dai Nam Thuc Luc Chinh Bien Volumes L, LII, CIV, CLIV and CLXV; printed in 1848.

- Ministry of Public Works. Kham Dinh Dai Nam Hoi Dien Su Le, section 204; 1851.

- State History Academy. Dai Nam Nhat Thong Chi (6th Volume: Quang Nghia Province); last edition: 1910 original work in Chinese characters, translated into modern Vietnamese by Cao Xuan Duc Saigon 1964.

- State History Academy. Quoc Trieu Chinh Bien Toat Yeu, 3rd Volume. Last edition: 1925S; originally in Chinese characters ,translated into modern Vietnamese by the " History and Geography Research Group ., Saigon 1972.

- Protectorate of Annam, Bulletin Administratif de l'Annam, Hue, Years: 1932 and 1938 through 1945.

- Ministry of Economy, Republic of Vietnam, Mineral Distribution Map of the Republic of Vietnam; Tectonic Map of the RVN; Preliminary Metallogenic Map of the RVN; Saigon.

- Ministry of Information and Open Arms, RVN. Hoang Sa, Lanh tho VNCH, Saigon 1974.

 

2. OTHER WORKS PUBLISHED IN VIETNAM. 

Books originally in Chinese characters.

- Do Ba. Toan Tap Thien Nam Tu Chi Lo Do Thu, published circa 1653. Map of Quang Ngai Province and accompanying notes translated by Truong Buu Lam in Hong Duc Ban Do, a publication of the Historical Research Institute, Saigon 1962.

- Le Qui Don. Phu Bien Tap Luc, 1776; translation into modern Vietnamese by Le Xuan Giao, Saigon 1972.

- Phan Huy Chu. Lich Trieu Hien Chuong Loai Chi; year of original publication uncertain; translation into modern Vietnamese by Nguyen Tho Duc Saigon 1971

Modern publications

- Claeys, Jean Yves. "The Vietnamians and the Sea" . in Asia Quarterly of Culture, Volume III. June 1953, Saigon.

- Dinh Phan Cu. "Chu Quyen Quan Dao Hoang Sa va Truong Sa", National School of Administration, Saigon 1972.

- Cucherousset, Henri:

La Question des iles Paracels, In L'Eveil Economic de l'Indochine, Hanoi issues of January 27, 1929; May 19, 1929; May 26, 1929: February 26, 1933.

Les iles Paracels et la securite de l'Indochine, ibid, May 10, 1931. L'lndochine aux Paracels, ibid., May 31. 1931. Histoire moderne des iles Paracels, ibid., July 3, 1932 and July 17, 1932.

A la conquete des iles a phosphates (Spratley), ibid., May 28, 1933.

Les Annamites et la Mer, ibid., February 25, 1934

- Lacombe, A.E. "Histoire moderne des iles Paracels", ibid., May 22,1933.

- Lam Giang. "Nhung su lieu Tay phuong chung minh chu-quyen Viet Narn ve quan dao Hoang Sa, Truong Sa", in Su Dia review, n° 29, January-March 1975, Saigon.

- Le Thanh Khe. "Chu quyen Viet Nam Cong Hoa tren hai quan dao Truong Sa va Hoang Sa" in the review Chinh Tri va Cong Dan, issue of Jan. 1, 1972'.

- Malleret, Louis. "Une tentative ignoree d'etablissement francais en Indochine au 18e siecle" in Bulletin de la Societe des etudes indochinoises, no. 1, Hanoi, 1942.

- Pasquier, P. "Histoire moderne des iles Paracels" in L'Eveil economique de 1'Indochine, issue of June 12, 1932.

- Pham Quang Duong. "Van de Chu quyen tren dao Hoang Sa in Su Dia", Dalat, issue of November 1970; "Cuoc tranh chap chu quyen tai quan dao Truong Sa", ibid; issue of November 1971.

- Sale, Gustave. "Les iles Paracels" in Avenir du Tonkin", Hanoi, issue of April 17, 1931.

- Salles, A. "Le Memoire sur la Cochinchine de J.B. Chaigneau, Bulletin des amis du Vieux Hue", Hanoi, issue of April-June 1923.

- Tran Dang Dai, Mr. and Mrs. "Hoang Sa qua vai tai lieu van kho cua Hoi Truyen-giao Ba Le" in Su Dia issue of January-March 1975.

- Tu Minh. "Cuoc tranh chap chu quyen tren cac quan dao Hoang Sa va Truong Sa", in Bach Khoa, issue of February 9, 1914

- Vo Long Te. "Les archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d'histoire et de geographie", Saigon 1974.

 

Scientific Studies

- Chevey, Pierre. Temperature et salinite de l'eau de mer de surface des iles Paracels (43rd Report of the Indochina Oceanographie Institute), Saigon

- Chevey, Pierre. Iles et recifs de la mer de Chine, in Bulletin de la Societe des Etudes Indochinoises, May 1934.

- Clerget, Maurice. Contribution a l'etude des iles Paracels. Les phosphates, Nhatrang 1932.

- Delacour, J. and Jabouille, P. Oiseaux des iles Paracels, Saigon 1930.

- Fontaine, Henri and Le Van Hoi. Contribution a la connaissance de la flore des iles Paracels. Faculty of Sciences, Saigon 1957.

- Krempf, A. La forme des recifs coralliens et le regime des vents alternants Saigon 1921,

- Kunst, J. "Die strittigen Inseln in Südchinesischen Meer", in Zeitschrift für Geopolitik, Berlin / Heidelberg, 1933.

- Saurin. E. "Notes sur les iles Paracels" in Archives geologiques du Vietnam, Saigon 1955; " Faune malacologique des iles Paracels . in Journal de Conchiliologie, volume XCVIII, Paris 1958; Gasteropodes marins des iles Paracels, Faculty of Science, Saigon 1960 (I), l961 (II); Lamellibranches des iles Paracels, Saigon 1962.

 

3. FOREIGN PUBLICATIONS

- Barrow, John. A Voyage to Cochinchina, London 1806.

- Boudet. Paul and Masson, Andre. Iconoraphie historique de L'lndochine francaise, Paris 1907.

- D'Estaing (Admiral). Note sur l'Asie demandee par M. de la Borde a M. d'Estaing, manuscript (1768), archives of the French Government.

- Government of the French Republic. Journal Officiel, July 26, 1933, Ministere de la Marine: Depot des cartes et plans. Les Paracels, Paris.

- Manguin, Pierre Yves. Les Portugais sur les cotes du Vietnam et du Campa PEFEO, Paris 1972.

- Rousseau, Charles. Le differend concernant rappartenance des lles Spratly et Paracels, in Revue generale de Droit international public, July-September, 1972, p. 826, Paris

- Saix, Olivier. Iles Paracels, in La Geographie, issue of November-December 1933, Paris.

- Sauvaire, Jourdan. "Les Paracels infiniment petits de notre domaine colonial", in La Nature, issue of November 1, 1933, Paris.

- Serene, R. "Petite histoire des iles Paracels", in Sud Est Asiatique, issue January 19, l9S1, Brussels.

- Silvestre, Jules. L'Empire d'Annam et le peuple annamite, Paris 1889

- Taberd, Jean Louis. "Note on the Geography of Cochinchina", in Journal of the Royal Asiatic Society of Bengal, India, issue of April 1837.

- United Nations. ECAFE. Phosphate Resources of Mekong Basin Countries, Bangkok 1972.

- United States Government. The Spratly / Paracels Islands Dispute, U.S. Army Analysis Q1066; Conference for the Conclusion and Signature of the Treaty of Peace with Japan, Dept. of State Publication 4392; Washington D.C.

- Vivielle, J. "Les llots des mers de Chine", in Monde colonial illustre, September 1933, Paris.

 

----

End Notes:

  1. The Atlas is being kept at the "Ecole Francaise d'Extreme Orient", Tokyo Bunko Library in Tokyo, Japan, has a microfilm of it under reference number 100891.

  2. Ly is an ancient unit of measure (1 ly: 483 meters or 528 yards).

  3. Dai Chiem: present-day Cua Dai, province of Quang Nam; Sa Vinh: present-day Sa Huynh, province of Quang Ngai.

  4. The author assumedly included in three Hoang Sa archipelagoes main islands and reefs closer to the Vietnamese shore than the islands designated as the Paracels in the 20th century. This explains why some islands could be reached in one day.

  5. Internationally-known Vietnamese historians have, directly or indirectly, contributed to the task of determining the date of the Do Ba document. Among them are Prof. Hoang Xuan Han and historian Truong Buu Lam, who has been associated with many American universities. Details on this question can be found in Vo Long Te, Les Archipels de Hoang Sa et Truong Sa selon les anciens ouvrages Vietnamiens d'Histoire et de Geographie. - Saigon. 1974.

  6. Summarized and commented in Bulletin de l'Ecole Francaise d'Extreme Orient, Vol. XXXVI, 1936.

  7. This term is often used to designate all the distant insular possessions of Vietnam.

  8. Lettres edifiantes et curieuses des Missionnaires de Chine, quoted in the Revue Indochine, No. 46, p. 7.

  9. The document was reprinted in Bulletin des etudes indochinoises, tome XVII, No. l Hanoi, 1942.

  10. Archives of the French Navy, Ministere de la Marine, Paris. The document was reprinted in Bulletin de la Societe des Etudes indochinoises, tome XVIII, No. 1, Hanoi, 1942.

  11. Translation into French from Arrow's book is available in Paul Boudet and Andre Masson. Iconographie historique de l'Indochine Francaise, p. 250-300. Paris, editions G. Van Oest, 1907.

  12. Issue of April 1837. pp. 737-745.

  13. Jean Baptiste Chaigneau, Notice sur la Cochinchine, presented and commented by A. Salles in Bulletin des amis du Vieux Hue, No. 2, April - June 1923, p. 253-283.

  14. History annals called - Dai Nam Thuc Luc Chinh Bien, 1833, 104th Volume).

  15. Principle of international law established after the Palmas Island dispute (1928). See United Nations - Reports of International Arbitral Awards, pp. 829-855.

  16. History annals Dai Nam Thuc Luc Chinh Bien, 122nd volume.

  17. History annals Dai Nam Thuc Luc Chinh Bien, 165th volume.

  18. In Vietnamese: - Dai Nam Nhat Thong Toan Do - Dai Nam is a former name for Vietnam.

  19. Dai Nam Thuc Luc Chinh Bien, 154th Volume. The same description is given by the Dai Nam Nhat Thong Chi (Dai Nam Comprehensive Encyclopedia). 6th Volume devoted to Quang Nghia, present day Quang Nam, Province.

  20. Truong, xich, thuoc are ancient units of measure (1 truong: 3.91 yards or 3.51 meters ; I xich or thuoc : 14.1 inches or 0.36 m.).

  21. This isle is erroneously named Ban-Na in other publications, for example Sauvaire Jourdan "Les Paracels infiniment petits de notre domaine colonial". La Nature Review, Nov.1, 1933.

  22. Annals Dai Nam Thuc Luc Chinh Bien, 154th Volume.

  23. Kham Dinh Dai Nam Hoi Dien Su Le, or Administrative records of the Dai Nam, Ministry of Public Works, p. 25.

  24. History Annals Su Quoc trieu chanh bien toat yeu; Year of original publication unknown. Reprinted in 1935.

  25. Map named Tabula Geographica Imperii Annamitici 1838, reprinted in J. Silvestre, I'Empire d'Annam et le peuple annamite, Paris 1889, Felix Alean, editeur.

  26. E. Cortambert and L. de Rosny, Tableau de la Cochinchine, Paris 1862.-Armand Le Chevalier, editeur.

  27. Sauvaire Jourdan "Les Paracels infiniment petite de notre domains colonial" in La Nature, issue of November 1, 1933, Paris.

  28. Reported by the French Daily Le Temps, Paris, July 5, 1938.

  29. The French engineer who supervised the work, Mr. Andre Faucheux, is presently 75 years old and lives in Paris.

  30. Mr. Mohsine currently lives at 18-R Vithei Sva, Phnom Penh, Khmer Republic.

  31. Memorandum No. l104 VP/CT/M dated October 30, 1950.

  32. Memorandum No. 1220-VP/CT/M dated September 17, 1951 and signed by the Director of Political and Legal Affairs, Government Delegation to Central Vietnam.

  33. Decree No. 174-NV dated July 13, 1961.

  34. Decree No. 709-BNV/HCDP/26 dated October 21, 1969 signed by Mr. Tran Thien Khiem.

  35. ???Reported by the French Daily Le temps, Paris, July 7, 1939.…

  36. The coordinates correspond to those of Song Tu Dong (North East Cay) and Shira Island.

  37. Reported by the French Daily Le temps, Paris, July 7, 1939.

  38. It may be noted that the principles established by the intemational Court of Justice in the Palmas decision (1928) cannot but reinforce Vietnamese rights, for instance, the emphasis given to the actual exercise of sovereignty over mere geographic contiguity (see Reports of International Arbitral Awards, United Nations. p. 829).

  39. The lack of seriousness in this undertaking does not deserve further comments. Mr. Tomas Cloma was reported arrested by the Philippine police in November 1974 on charge of committing acts detrimental to state authority on insular territories.

  40. For instance, a comprehensive study of the Spratlys question by Professor Charles Rousseau in Revue Generale de Droit International Public, July-September 1972, does not mention any sort of Chinese claims to this archipelago prior to 1951.

  41. New China; bulletin dated February 4, 1974.

  42. Far-Eastern Economic Review, HongKong, Dec 21, 1973

  43. Mr. Tran Van Manh is presently the Chief of Tuy Hoa Meteorological Service, Republic of Vietnam.

  44. Decree No. 143-NV signed on October 22, 1956 by the laie President Ngo Dinh Diem.

  45. Arrete No. 420-BNV/HCDP/25X signed on September 6, 1973 by the Minister of the Interior.

  46. Rapport sur le fonctionnement de l'Institut Oceanographique de l'Indochine, 22, Note, Saigon 1934.

  47. Reported by Prof. Charles Rousseau in Revue General de Droit International Public July-September 1972, p.830.

  48. Vietnam Press, dated June 14, 1958

  49. Conference for the Conclusion and Signature of the Peace Treaty with Japan - Record of Proceedings : U.S. Dept. of State Publication 4392, December 1951. page 292.

  50. Agence France Presse news dispatch sent from Moscow, February 10, 1974.

  51. Reuter news dispatch from Moscow, February 21, 1974.

  52. Article 7 (a) : In the event of a violation of the Agreement or the Protocols which threaten the peace, the independence, sovereignty, unity or territorial integrity of Vietnam, or the right of the South Vietnamese people to self-determination, the parties signatory to the Agreement and the protocols shall, either individually or jointly, consult with the other Parties to this Act with a view of determining necessary remedial measures.

  53. As presented in Chapter III. on February 4, 1974 the PRC issued a particularly aggressive statement on the Truong Sa archipelago.

  54. The Nam Quan pass marks the border between Vietnam and China. 

 

  

 

 Bài nói chuyện ngày 17/1/1998 của cựu Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ.4

Sau 24 năm, nhớ về Hải-Chiến Hoàng-Sa.

Tưởng niệm Liệt-Sĩ Hy-sinh v́ Tổ-Quốc 

Kính thưa Nhị-vị Đô-Đốc, Cựu Tư-Lệnh và Cựu TMT/HQ,
Kính thưa Quư-vị Trưởng-thượng, Quư-vị Quan-khách,
Kính thưa Quư Ông Tổng Hội-Trưởng Tổng-Hội Hải-Quân/ Hàng-hải VNCH, Ông Hội-Trưởng Hội Hải-Quân Bạch-Đằng,
Kính thưa Quư Bà, Quư Ông, Quư Bạn,

 

Đây thực-sự là vinh-hạnh lớn cho chúng tôi, trước hết được có dịp hầu chuyện cùng quư-vị hôm nay, trong Dạ tiệc Tất-niên Đinh-Sửu của gia-đ́nh HQ/HH miền Bắc California.

Chúng tôi xin cám ơn các bạn trong ban Tổ-Chức. Dù chương-tŕnh buổi gặp gỡ Tất-niên đă thật súc-tích, cũng đặc-biệt dành cho vài chục phút để chúng tôi là người đại diện cho lực-lượng VNCH ở Hoàng-Sa năm đó, được nói đôi điều về trận Hải-chiến năm xưa.

Chúng tôi cũng xin phép Nhị-vị Đô-đốc Cựu Tư-lệnh và Cựu TMT của HQ/VNCH để được đọc lại một vài chi-tiết trong bản phúc-tŕnh Hành-Quân mà Khu-trục-Hạm Trần-Khánh-Dư đă gửi về BTL/HQ vào cuối tháng 1/1974. Theo báo Le Courrier du Vietnam, ngày nay c̣n có một bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa do BTL/HQ tŕnh BTTM/QLVNCH nằm tại Hà-Nội.

Kính thưa quư-vị,

Cuộc sống ly-hương của những người lính thuỷ đôi khi cũng có những giây phút hứng khởi, đó là những dịp nhớ về dĩ-văng. với biển cả, với chiến-hạm, với bạn bè cùng chung lư-tưởng.

Một người bạn ngoại-quốc hiểu biết về Việt-Nam đă thắc mắc, hỏi tôi: "Năm ấy, tháng 1/ 1974, tại Hoàng-Sa, chỉ với một lực-lượng Hải-quân nhỏ bé, yểm-trợ yếu kém như vậy, v́ lư-do ǵ các bạn đă can-đảm đương-đầu với hạm-đội hùng mạnh của Trung-Cộng ?".

Câu hỏi này b́nh thường không có ǵ là lạ đối với người nước ngoài.

Ngay trong thời-gian hải-chiến xảy ra 24 năm về trước, các Sĩ-Quan Hải-quân Mỹ làm việc ở Việt-Nam lúc đó cũng đă từng nghĩ là Hải-quân Việt-Nam sẽ không tham-chiến và lặng lẽ rút lui. Để cho HQVN cảm thấy thêm cô-lập, không những Hoa-Kỳ cho biết sẽ đứng ngoài tranh-chấp mà c̣n phong-toả việc sử-dụng ngư-lôi-đĩnh, rút hạm-đội của họ ra khỏi Biển Đông và quyết-liệt từ-chối cả việc cấp-cứu người trôi-dạt trên biển sau hải-chiến... Họ không ngờ là con châu chấu nho nhỏ miền Nam lại lần nữa dám đá chiếc xe khổng-lồ phương Bắc.

Đối với chúng ta, những người Việt-Nam, cho dù không tham-chiến Hoàng-Sa cũng có thể trả lời bằng những câu ngắn gọn tương tự như:

- Để bảo-vệ đất tổ, dù chết Hải-Quân VN cũng đánh kẻ thù. -Hoàng-Sa là lănh-thổ của Việt-Nam, dù phải hy-sinh, người Việt chúng tôi cũng quyết bảo-vệ nó.

Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hoà đă nổ súng vào kẻ xâm-lăng để bảo-vệ lănh-thổ, chiến-đấu dũng-mănh đến tận-cùng khả-năng của ḿnh. Nhiều quan-sát-viên trên thế-giới, sau khi tỏ vẻ ngạc-nhiên lúc đầu, đă ca-ngợi tinh-thần quyết-tử của người Việt-Nam chúng ta.

Lần này chiếc xe Trung-Cộng tuy không xiêu đổ nhưng nhiều sách báo quốc-tế đă ghi lại biến-cố đó và thường họ viết kèm theo với những lời b́nh-luận đầy cảm-t́nh ưu-ái, cảm-phục dân ta.

Ngày ấy chúng tôi đại-diện cho mấy chục triệu người dân Việt trong sứ-mạng bảo-vệ hải-biên. Gần hai trăm năm sau chiến-thắng Đống-Đa của Vua Quang-Trung vào năm 1789, Hải-quân VNCH đă hiên-ngang đứng lên làm lịch-sử, chống kẻ thù phương Bắc. Nhưng v́ lực-lượng yếu, t́nh-trạng kỹ-thuật của Hải-đội thua sút so với địch-quân, tài thao-lược của chúng tôi trong chiến-trận lại kém hơn so với tiền-nhân, tất cả lực-lượng hải, lục ở Hoàng-Sa chỉ làm được có như vậy mà thôi! Việt-Nam đă mất Hoàng-Sa vào tay giặc.

Ngẫu-nhiên, đứng trên khúc quanh của lịch-sử, với tư-cách của một Sĩ-quan thâm-niên hiện-diện trên Biển trong những năm 1973 đến 1975, Chỉ-huy-trưởng Hành-quân bảo-vệ Hoàng-Sa giai đoạn đầu, và Hạm-trưởng Khu-trục-Hạm Trần-khánh-Dư HQ.4; cá-nhân chúng tôi ghi-nhận tinh-thần dũng-cảm, ư-chí quyết-tử của các bạn đồng-đội năm ấy. Nhờ đó lực-lượng nhỏ bé của ta đă gây tổn-thất nặng nề cho hạm-đội địch: hai chiếc của chúng bị ch́m tại chỗ, hai chiếc nữa bị hư hại trầm-trọng.

Hôm nay, trước khi được phép nói chuyện trước quư-vị, chúng tôi và các đồng-đội cũ, những người đă từng đứng trên tuyến đầu Hoàng-Sa năm đó đă gặp nhau nhiều lần, và ủy-nhiệm chúng tôi đại-diện để vừa đề nghị vừa tŕnh-bày những điều như sau:

Điều Thứ Nhất - Xin tưởng-niệm những anh-hùng đă hy-sinh v́ nhiệm-vụ bảo-vệ Hoàng-Sa.

Điều Thứ Nh́ - Xác-nhận với đồng-bào về quyết-tâm của những người lính Hải-Quân thi-hành mệnh-lệnh năm đó.

Điều Thứ Ba - Xác-nhận việc chiến-hạm HQ.4, HQ.5, HQ.16, HQ.10 chúng tôi bắn trước vào kẻ xâm-lăng.

Lời đề-nghị tưởng-niệm các liệt-sĩ Hoàng-Sa đă được ban tổ-chức đồng-ư thực-hiện trong phần mặc-niệm cử-hành nghiêm-trang vừa qua. Chúng tôi là những người c̣n sống xin góp thêm đôi lời :

Hởi các bạn thủy-thủ-đoàn năm ấy, đă vị-quốc vong-thân nằm lại Biển Đông đă cùng chúng tôi hải-hành ra Hoàng-Sa năm đó. Các bạn không trở về v́ số phận đă không có cái may mắn như chúng tôi được trở lại đoàn-tụ cùng vợ con, gia-đ́nh; chúng tôi xin dâng nén hương ḷng tưởng nhớ.

Các bạn đă tận-trung với nước. Các bạn đă hy-sinh v́ Tổ-Quốc. Các bạn đă chiến đấu đến phút cuối cuộc đời, tâm-hồn thảnh-thơi v́ nhiệm-vụ người lính đă hoàn-tất. Vinh-dự thay cho người lính thủy khi ra đi, thân xác ch́m trong Biển Nước quê-hương!

Tưởng nhớ tới các bạn, đi theo mạch tâm-linh như một sự gọi hồn sau gần một phần tư thế-kỷ xa cách âm dương. Hôm nay vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 năm Mậu Dần, chúng tôi xin khấn rằng:

Sống khôn, chết thiêng, hỡi hồn người chiến-sĩ đă hy-sinh v́ nước trên biển Hoàng-Sa

Hồn ơi, nơi phiá Đông, ma đói tranh dành dầu khí, chỉ những mong xâu xẻ xác thân ta,

Hồn đừng về Bắc, bọn quỷ máu đỏ hôi tanh, nhe nanh múa vuốt,
Hồn ơi, cơi hướng Tây, toàn là bọn điên cuồng vật-chất, chỉ biết có tiền có bạc,

Hồn có về Nam, đất lành đă mất, dân ta vất vưởng phiêu bạt muôn phương.

Hồn ơi, theo sóng gió trùng-dương mà bay ra tận chân trời. Ở đó mây nước một màu, nơi hồn người chết trở về để gặp lại ông bà tổ-tiên đă khuất.

Chúng tôi sống đến hôm nay nhưng tinh-thần khắc khoải v́ việc làm c̣n dang dở đó vẫn tiếp-tục phải làm. Thời-gian sẽ qua, vượt ngơ sống và lần lượt qua cửa chết, rồi chúng ta sẽ gặp lại nhau trong vài ba chục năm tới nữa bạn ạ!

Qua điều 2, Anh em chúng tôi cùng nhau đồng-ư với ư-kiến hay và đúng của cựu HQ Trung-tá Phạm-Trọng-Quỳnh, HT/ HQ.5. Dù đồng-bào đă biết rằng HQVN tham-chiến trong Hải-Chiến Hoàng-Sa nhưng HT Quỳnh và chúng tôi xin nhấn mạnh vài chi-tiết chưa hề được bao giờ nhắc tới:

Tại Hoàng-Sa năm 1974, Chúng tôi đă tác-xạ cho đến khi tất cả các dàn đại-pháo bất-khiển-dụng và đă bắn đến viên đạn cuối cùng.

Chúng tôi đă tuyệt-đối tuân-lệnh như một quân-nhân gương mẫu theo lệnh cấp trên. Lệnh trên bảo đánh, chúng tôi đánh. Sau khi đánh hết sức, lệnh trên bảo chúng tôi mang tàu về Hoàng-Sa ủi lên đảo, dùng xác tàu và xác ḿnh để làm chứng-tích chủ-quyền. Chúng tôi đă dẫn-lộ chiến-hạm hướng về cơi chết.

Sau Hoàng-Sa 24 năm, chúng tôi c̣n sống và vẫn đi t́m trong mấy chục triệu sách thư-viện nhưng cho đến nay, đă không thể nào t́m thấy được cái lư-tưởng nào cao xa hơn được biểu-lộ qua h́nh-ảnh Khu-trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 và Tuần-Dương-Hạm Trần-B́nh-Trọng HQ.5 tuân-hành quân-lệnh chuẩn-bị lên cạn phơi xác ḿnh. Quân-lịnh như Núi. Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh. Đến chiều tối, lệnh hải-hành rời bỏ Hoàng-Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến-hạm mang đầy vết thương vẫn đang c̣n rỉ máu, được về Đà-Nẵng để lo mai-táng cho các bạn đă hy-sinh, đưa đồng-đội bị thương vào quân-y-viện và sửa chữa chiến-hạm ...

Về điều 3, chúng tôi xin tường-thuật lại chuyện chiến-hạm Việt-Nam khai-hỏa trước như sau:

Cách đây đúng 24 năm, cũng vào cuối năm Con Trâu sắp sang năm Con Cọp như hôm nay, vào ngày 17/1/ 1974, chúng tôi thuộc HQ.4 được Đô-Đốc TL/HQ/V1ZH chỉ-định làm Chỉ-huy-Trưởng cuộc Hành-Quân Bảo-vệ Quần-Đảo Hoàng-Sa. Lệnh Hành-Quân do TL/HQ/ V1ZH kư chính là tài-liệu căn-bản độc-nhất trên giấy trắng mực đen về hành-quân. Sau đó các mệnh-lệnh tiếp theo đều chỉ được chuyển qua vô-tuyến viễn ấn hay trực-tiếp với âm-thoại, có lúc phát thinh-không bằng bạch-văn.

Trong khi đó, một đơn-vị trực-thuộc Lực-lượng là HQ.16 đă có mặt tại Hoàng-Sa, vừa báo cáo về sự hiện-diện của Trung-Cộng gồm tàu chiến, tàu đổ-bộ, tàu ngụy-trang đánh cá. Chúng đă đổ-bộ chiếm các đảo Duy-Mộng và Quang-Hoà. Chiếm-hạm chúng tuần-tiễu quanh khu-vực. Cùng ngày HQ.16 đă đổ-bộ 15 nhân-viên cơ-hữu lên đảo bảo-vệ Vĩnh-Lạc.

Ngày 18/1 HQ.4 đổ bộ 14 nhân-viên cơ-hữu lên pḥng-thủ đảo Cam-Tuyền.

Vào chiều 18/1 HQ.5 và HQ.10 tới nơi. Quyền chỉ-huy Hành-quân Hoàng-Sa được trao cho HQ Đại-tá Hà-Văn-Ngạc, lúc đó đang là CHT/HĐ Tuần-Dương,

Sáng 19/1, HQVN cố gắng đổ-bộ Biệt-Hải và Hải-Kích tái-chiếm lại đảo Quang-Hoà nhưng không thành-công và các chiến-hạm Việt-Nam được lệnh tác-chiến, tiêu-diệt tàu địch.

Đối đầu tại chỗ với 11 tàu của địch, chỉ-huy trực-tiếp bởi Quân-Ủy Trung-Ương, hai phó Thủ-Tướng Ye Jianying, Đặng Tiểu-B́nh nghiên-cứu chiến-lược, có khi cả Chủ-tịch Mao-Trạch-Đông và Thủ-Tướng Chu-Ân-Lai ra chỉ-thị thẳng. Lực-lượng sẵn-sàng đằng sau là cả HQ Trung-Cộng với nhiều hạm-đội, 300,000 quân có phản-lực cơ và hoả-tiễn đủ loại. HQVN chỉ có đơn độc 4 chiếc tàu:

- Khu-trục-hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4

- 2 Tuần-dương-hạm Trần-B́nh-Trọng HQ.5, Lư-Thường-Kiệt HQ.16

- Hộ-Tống-Hạm Nhựt-Tảo HQ.10

V́ nhu-cầu tuần-dương, khả-năng HQVN đă tận, chỉ gửi ra Hoàng-Sa được các chiến-hạm như vậy mà thôi. Nếu đồng-bạn có thương nhau cứu-ứng, cũng phải hải-hành một vài ngày mới tới được chiến-trường. Không-quân với các F5 đă nói là không bay được ra Hoàng-Sa. Với ư-thức rơ rệt là không có yểm trợ. Chúng tôi tham-chiến!

Trận chiến diễn ra từ 10 giờ 25 đến 11giờ 00. Khi HQ.10 tác-xạ lên đảo th́ HQ.4, HQ.5 và HQ.16 đồng loạt khai-hoả vào tàu địch. Trên HQ.4, với hai máy hơn 6000 mă-lực, tất cả hải-pháo và đại-liên nhả đạn tối đa, 2 máy tiến hết tốc-lực.

- Hải-pháo của tất cả các chiến-hạm tham-chiến đều thuộc loại bắn nhanh. HQ.4 khai-hoả trực-diện vào địch chỉ cách 1600 yards, nghiă là trong tầm đạn một cây súng tay. Các trái đạn đủ loại trực-xạ trúng ngay tàu địch.

Trong 5, 6 phút đầu tiên giao-chiến, số phận sống hay chết của các đơn-vị tham-chiến được quyết-định ngay. Tàu địch ch́m, tàu ta ch́m. Hai Kronstad của địch và HQ.10 của ta bị loại ngay khỏi ṿng chiến trong giai-đoạn ngắn ngủi này.

- Với 20 gút của chiến-hạm ta + 25 gút của địch, nếu hai đoàn tàu rờ́ xa nhau với vận-tốc 45gút, bàng vận tốc xe hơi trên xa-lộ 60mile/hr hay 85 km/ giờ. Sau ít phút, các chiến-hạm ra khỏi tầm súng liên-thanh, rồi đại-bác 40 ly với tầm sát-hại 3,4 cây số cũng vô-dụng. Trong khoảng cách 6 dậm hay 8,9 cây số, sự tác-xạ của Hải-pháo có hiệu-quả rất kém ví tàu địch quá nhỏ bè và thành tàu rất sát mặt nước, chỉ chứng 2 mét mà thôi.

- Cuộc chiến Hoàng-Sa là một trận hải-chiến đặc-biệt. Trong thế Hỗn-chiến trên biển như vậy, hai đoàn tàu Việt Hoa quấn lấy nhau, vận-chuyển qua lại, và chuyện đương-nhiên đă xảy ra: Một trái đạn 127 ly của HQ.5 đă vô-t́nh trúng vào HQ.16. Phân-đoàn 1 gồm HQ.4, HQ.5 chỉ may mắn hơn Phân-đoàn 2 gồm HQ.16 và HQ.10 mà thôi. Nếu chiến-hạm chúng tôi HQ.4, HQ.5 có lănh đạn của nhau cũng là chuyện thường-t́nh. Friendly Fire trong Hải-chiến Hoàng-Sa không phải như trận chiến Hoa-Kỳ trong vùng Vịnh Ba-tư, nghiă là HQ/VN đành cam chấp-nhận rủi ro, không thể tránh được. Sự kiện này chứng tỏ rằng HQ/VNCH không sợ cái chết, bám chặt vào địch mà bắn. Trung-Cộng có biết, tất phải kinh-hoảng v́ trong t́nh-thế ngặt nghèo nào, người Việt chúng ta cũng đánh, nhất là khi giặc đă vào nhà, chắc Quư-vị đă từng nghe chuyện các anh-hùng quân-đội ta nói pháo-binh cứ bắn ngay lên đầu họ để giết quân thù và cũng để quân bạn tiến lên. Hoàng-Sa cũng trường-hợp như vậy mà thôi.

Kế-hoạch của Hải-đội Việt-Nam là "tốc chiến để tốc thắng" trước khi địch kịp tăng-cường phản công. Sau nửa tiếng đồng-hồ trao đổi hoả-lực, hai hải đội của ta và địch, tàu c̣n và tàu mất xa dần nhau, Quả đúng như dự đoán, chúng tôi thấy 4 lượng sóng trắng xoá nơi hướng Đông Bắc, 4 tàu  Phi-tốc-Đĩnh của địch đang phóng tới tăng-cường lực-lượng cho bọn xâm-lăng.

Ngày hôm sau lực-lượng trú-pḥng của ta bị tràn ngập và toàn thể quần-đảo Hoàng-Sa bị Trung-Cộng chiếm đóng. 

 

Kính thưa quư-vị,

Như toàn-thể đồng-bào con dân đất nước Việt-Nam, Hải-Quân VNCH chúng ta thương yêu và bảo-vệ Tổ-Quốc. Nhưng cần nói thêm rằng người lính thủy, hơn ai hết, tin tưởng rằng Biển Đông là biển mẹ và Hoàng-Sa cũng như Trường-Sa thực-sự thuộc lănh-thổ nước ta.

Thiển nghĩ rằng thua được là lẽ thường của nhà binh. Chiến-hạm c̣n, thủy-thủ-đoàn c̣n. Chiến-hạm ch́m, thủy-thủ-đoàn mất. 3 Hạm-Trưởng cũng như Sĩ-Quan và Đoàn-Viện HQ4, HQ5, HQ16 c̣n lại từ Hoàng-Sa trở về vẫn sống đến ngày nay

Đối với chuyện kiếm-hiệp Trung-Hoa, Quân-tử trả thù mười năm chưa muộn.

Đối với dân tộc Việt-Nam, chúng ta nhẫn-nại như truyền-thống của tiền-nhân, nghĩ kế mà rửa hận

Mở những trang sử, ta thấy Bách-Việt thua liên-miên trước Trung-Quốc. Thua trận Sông Hoài, mất Trường-Giang, đế-quốc Nam-Việt tan ră, toàn cơi Giao-Châu bị đô-hộ. Người Tàu chắc cũng tưởng rằng Lạc-Việt và Giao-Chỉ đă diệt-vong. Nhưng sau ngàn năm, dù 99 chi tộc Việt khác đă bị xoá tên, Lạc-Việt chúng ta vẫn sống, nhờ măi măi ghi nhớ mối thù ngàn năm mà lấy lại được độc-lập và tồn-tại đến nay.

Khảo-cổ cho biết rằng trong nhóm Bách-Việt, dân Lạc-Việt chúng ta là giống dân giỏi nhất về hàng-hải. Các khoa-học-gia t́m ra rằng người Việt đă độc bá hai đại-dương Thái-B́nh và Ấn-Độ suốt nhiều ngàn năm trước Công-nguyên. Nhiều chứng-tích hải-thương của Lạc-Việt c̣n ghi dấu ở Mỹ-Châu, ở Tây-Bá Lợi-Á, ở Úc-Châu, ở Hồng-Hải, ở Mă-đảo và mũi Hảo-Vọng cực Nam Phi-Châu.

Tuy vậy, địa-bàn sinh-hoạt rộng lớn từ Động-Đ́nh-Hồ vùng Trường-Giang, từ lưu-vực sông Hoài, những người Bách-Việt chúng ta 4, 5 ngàn năm trước đă bị một giống dân hoàn toàn xa lạ với Biển Đông, từ trung-tâm Á-châu tràn sang xâm-chiếm. Quân xâm-lăng tự xưng là Trung-Quốc, đả đẩy lùi tiền-nhân Việt-tộc chúng ta về sông Hồng, sông Mă, sông Cửu-Long, Tất cả các hải-đảo Đài-Loan, Hải-Nam vĩnh-viễn trong tay kẻ thù. Đất đai đă mất gần hết, biển cũng thu nhỏ lại, chỉ c̣n một chút Biển Đông; vậy mà kẻ thù cũng vẫn không tha. Ngày nay, Trung-Cộng đă vẽ lại hải-phận lịch-sử của chúng lấn vào vịnh Bắc-Việt, chiếm sát biển Trung Việt, chiếm-hạm chúng tuần tiễu cả cả khu-vực giữa Côn-Sơn/ Trường-Sa ngang-nhiên như trong nội-hải, như đi tản bộ trong vườn...

Trong khói mù của tuyên-truyền phun nọc độc toả ra khắp thế-giới, Trung-Cộng tuyên-truyền thật lố bịch như Hoàng-Sa vẫn do chúng trấn đóng từ ngàn năm. Cho đến sáng ngày 19/1/74 v́ VN dại dột mang quân từ Đà-Nẵng ra đổ-bộ lên đảo nên đă bị dân quân đánh cá Trung-Hoa đánh cho tan-tác. Anh-hùng Tàu đỏ trèo lên chiến-hạm ta, ném lựu đạn vào lỗ châu mai để loại Khu-trục-hạm, Tuần-Dương hạm của ta ra khỏi ṿng chiến.

Quư-vị có thể hỏi chúng tôi học được ǵ sau biến-cố này?

Như trên chúng tôi đă thưa "Hoàng-Sa phải đánh". Cho dù đă thua trận, đă mất cả quấn-đảo ông cha để lại, chúng ta cũng vẫn tự hỏi HQVN nói riêng và Quốc-gia Việt-Nam nói riêng : Học được ǵ sau biến-cố Hoàng-Sa. Nhóm Hoàng-Sa chúng tôi không suy-luận được nhiều chuyện cao-siêu nhưng v́ là Hải-Quân, là hậu-duệ Đức Thánh Trần nên chúng tôi xin đọc lại 3 câu nói trăn trối của Ngài trước khi mất vào năm Canh-Tư, tức năm 1300 dương-lịch. Những câu chúng tôi đă nằm ḷng như sau:
- Kẻ kia cậy có trường trận. Ta chẳng sợ v́ sở-trường của ta là dùng đoản-binh.

- Nếu địch dùng cách dần dà, như tầm ăn lá dâu, thế mới khó trị.

- Đánh giặc như đánh cờ, phải tuỳ cơ ứng biến, phải có kế sách.
- Giữ nước phải lập kế sao cho sâu rễ, bền gốc.

Tại Hoàng-Sa, bài học lại cay đắng vô cùng. Lần đầu tiên trong lịch-sử, chúng ta đă không theo lời dạy của tiền-nhân và kết-quả là gậy ta đă đập lưng ta. Trong khi Chúng áp-dụng sách-lược "tầm ăn dâu". Trang-bị của Việt-Nam là các đồ ngoại-viện khác nào một thứ "trường-trận", làm sao thắng với "đoản-binh" và thế "Tầm ăn dâu" của quân-thù . Ta không có kế-sách lâu dài, không khả-năng ứng-biến, cả đến trừ-bị cũng không có, mất đảo là mất luôn.

Nhiệm-vụ chính của chiến-hạm VN là tuần-dương và ngăn chặn Việt-Cộng xâm-nhập. Ai cũng biết rằng HQ.Trung-Cộng trên chân HQVN rất xa. Trong hải-chiến, chúng ta thật bất lợi. Không theo truyền-thống đoản-binh của ông cha. HQVN ngày ấy không có quyền lựa chọn. Không đánh không được nhưng nếu ham-chiến th́ chỉ chết thêm. Sự hy-sinh của người lính HQVN thực-sự đă vừa đủ. Trong hoàn-cảnh bất đắc-dĩ hồi đó, ta không có cách ǵ khác hơn và vô-phương để lật ngược thế cờ.

Sợ ǵ mà không nói HQVN bắn trước. Giặc vào nhà, ta phải đẩy lui chúng. 24 năm đă qua, là người lính tham-chiến Hoàng-Sa, cá nhân chúng tôi nhận rằng:

Khu-trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 trong khi ngăn chặn địch chiếm đóng thêm hải-đảo vào ngày 18/ 1/ 1974 đă húc ngang hông tàu chiến Trung-Cộng. Dù ngoan cố đến mấy, khi thấy thượng-tầng kiến-trúc chiến-hạm bị lủng một lỗ lớn, chúng đành thụt lùi lại.

Sau khi lực-lượng đổ-bộ của ta không đủ khả-năng tái-chiến đảo Quang-Hoà, chiến-hạm chúng tôi buộc phải nổ súng trước, bất thần tiêu diệt địch. Dù biết rằng không có đủ khả-năng bảo-vệ quần-đảo, vậy phải làm sao đánh ch́m chúng càng nhiều càng tốt.

Rất buồn là vào năm 1988, VC không bắn trúng chiến-hạm Trung-Cộng được một trái đạn nào khi TC tàn sát họ ở Trường-Sa mà cứ ngoan ngoăn ḅ tới bàn thương-thảo với kẻ thù. Người chiến-sĩ yêu nước nào cũng đều nghĩ rằng phải có chiến-đấu tận-lực rồi sau đó mới nói tới chuyện hoà-đàm.

Tại sao lại không nói thẳng cho kẻ xâm-lăng biết rằng ta là chủ thực-sự của cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa và ta có chính-nghiă. "Nếu mày xâm-lăng tao sẵn sàng tự-vệ, buộc phải giết mày trước" . Trung-quốc phải biết ở Việt-Nam "Giặc đến nhà, Đàn bà phải đánh," không cần cả lệnh vua, lệnh quan.

Chúng ta cứ kiên-tŕ, cho đến ngày cái khối hỗn-độn Trung-Hoa sẽ vỡ tan-tành, Người ta biết rằng Trung-Hoa 1,2 tỷ nhưng dân-tộc không đồng chủng, chỉ nhờ văn-hoá mà tạm thời kết-hợp. Văn-hoá đó nay đă lỗi thời đang phân-hoá và khi văn-minh hiện-đại chiếu vào, nó tan ră. Như tiền-nhân đă nói: Hăy chờ bên Tàu có loạn, ta sẽ dành lại đất ta.

 

Kính thưa Quư-vị,

VC là đàn em TC, lại đang ở thế yếu "há miệng mắc quai" v́ cái lá thơ Phạm-văn-Đồng gửi biểu-đồng-t́nh với Trung-Cộng năm nào. Chúng tôi thấy rằng VC phải bị lật đổ v́ nhiều tội-lỗi phản-quốc tương-tự như vậy và đề-nghị cùng đồng-bào:

(1) Cảnh giác chiến-lược tầm ăn dâu của Trung-Cộng trên Biển Đông. Tàu Đỏ đă tiến từng bước một:

-1949 chiếm Phú-Lâm

-1974 chiếm trọn Hoàng-Sa

-1988 chiếm 10 đảo Trường-Sa

- Trung-Cộng đang dương bẫy "Hợp tác Khai-thác" chỉ-để được xác-nhận chủ-quyền toàn thể Biển Đông, cho các nước đàn em được chút ân-huệ.

(2) Không thương-thảo song-phương. Việt-Nam không mắc bẫy, không nhận lợi nhỏ như cùng khai-thác với địch mà quên chủ-quyền Đất nước

(3) Chúng tôi cũng như Quư-vị và Đồng-bào rất mong mỏi thúc đẩy thế-hệ trẻ tiếp tay giữ măi cho ngọn lửa thiêng dân-tộc tiếp-tục cháy sáng muôn đời.

Lịch-sử tuy đă chứng-minh rằng Trung-Hoa là nước lớn nhất nhưng lịch-sử cũng chứng-minh là dân Tàu chưa bao giờ thực-sự được hưởng thái-b́nh lâu dài, Như tiền-nhân ta xưa đă để lại kinh-nghiệm sinh-tồn, hăy cứ chờ cho nước Tàu suy-thoái nội-loạn, chúng ta lại dành lại chủ-quyền hai quần-đảo Hoàng/ Trường thân-yêu.

Trong lúc cơi ḷng rung động, lửa căm-hờn rực cháy, chen lẫn đâu đây tiếng gọi hồn Tổ-Quốc, chúng tôi vẫn có ư dành cho bài nói chuyện hôm nay một sự tự-chế, anh em chúng tôi nghĩ rằng không nên nói đến những tiếng lớn như oai-hùng như xuất-chúng trong chiến-trận, tự suy tôn ḿnh như anh-hùng cá nhân. Những danh-từ lớn này không có ở đây. Chuyện kể là chuyện thực với tính-chất của một người con dân mặc áo trận trong nhiệm-vụ thời chiến.

Trang sử Hải-chiến nào cũng đẹp v́ t́nh huynh-đệ chi-binh. Cho dù là Đô-đốc Tư-Lệnh cả Hạm-đội hay một Thủy-thủ đang bắn súng cũng cùng chung một số-phận như nhau khi hai Hạm đội giao-chiến. Hải-Chiến Hoàng-Sa c̣n đáng kể hơn và đáng nói hơn nữa v́ không có chuyện "Nhất tướng công-thành vạn cốt khô". Không phải v́ Chiến công không thành, mà Chỉ-huy-trưởng Hành-quân hay không một Hạm-trưởng, Hạm-phó nào được thăng cấp mà cũng không có xương trắng ngoài cơi mà v́ "Người lính biển Việt-Nam Cộng-Hoà với tinh-thần Quốc-Gia chân chính luôn luôn chấp-nhận hy-sinh cho lư-tưởng Tổ-Quốc - Đại-Dương."

Tết không nên nói chuyện buồn quá dài, chuyện thua trận, chuyện hy-sinh mạng sống, mất đảo, mất nhà, tan sự-nghiệp... Nếu có vị nào c̣n muốn biết thêm chi-tiết chuyện Hải-Chiến Hoàng-Sa, xin coi kỹ tờ Đặc-San chúng tôi phân-phối hôm nay.

Báo Lướt Sóng, tiếng nói của cựu HQ/ HH /VNCH phát-hành kỳ này đăng tải nhiều bài viết giá-trị hy-vọng sẽ làm quư-vị hài-ḷng. Riêng cá-nhân chúng tôi xin hẹn lần sau kể tiếp về Hoàng-Sa và chi-tiết các kế-hoạch bảo-vệ Biển Đông qua những tác-phẩm đang nghiên-cứu, mang tên "Hải-Chiến Hoàng-Sa”, "Lịch-sử Biển Đông", "Hải-Chiến trong ḍng sử dân-tộc" dự-trù ra mắt trong đôi ba năm sắp tới.

Chúng tôi xin trả lại quư vị với không-khí tươi vui của buổi dạ-tiệc hôm nay.

Xin kính chúc quư-vị và quư bạn một năm mới khoẻ mạnh, vui vẻ, làm ăn phát đạt, mọi sự như ư nguyện. Một lần nữa, xin cảm ơn và xin kính chào quư-vị.

 

Vũ Hữu San

 

 

 

 
DANH SÁCH TỬ SĨ HOÀNG SA

 

Tổ Quốc Ghi Ơn

(đang được các Cựu Hải-Quân VNCH và mọi giới đồng-bào nhật-tu cho đầy-đủ)

 

 

1/ Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ 10

 Số tử thương trên Hộ Tống Hạm Kỳ Hoà HQ10 là 42 nhân-viên (con số này hiện đang được phối kiểm). Sau đây là những chiến sĩ Hải Quân tử trận trên HQ 10.

* Cố Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, chết nằm sấp trên Đài Chỉ Huy.

* Tr.Úy/CK Huỳnh Duy Thạch, Cơ-Khí-Trưởng, Hàng Hải Thương Thuyền qua, đă lập gia-đ́nh rồi.

* Tr.Úy Vũ Văn Bang, K19, SQ Đệ Tam, chết tại pḥng CIC. Ngày rời Sài-g̣n đi công tác Tr.Úy Bang có mang tấm h́nh đứa con gái đầu ḷng chưa đầy tháng theo và cho các SQ trên tàu xem.

* Tr.Úy/CK Ngô Chí Thành, K21, mặt bị cháy nám đen, hai chân hầu như lià khỏi thân người được đưa lên từ hầm máy.

* Tr.Úy Nguyễn(?) Văn Đông, HQĐB, chết mất mặt tại khẩu 76.2 ly ở sân trước.

* Th.Úy Vũ Đ́nh Huân , SQ/PhụTá trưởng phiên, chết trên Đài Chỉ Huy với Hạm Trưởng.

* Th.S/Vận Chuyển Lễ không rơ nhiệm sở tác chiến ở đâu trên tàu.

* TS/CK Nguyễn Tấn Sĩ. có lẽ đă chết tại hầm máy.

* TS/Điện Tử Trung(?) lo truyền tin.

* HS/VC Lê Văn Tây, trung học từ Ban-mê-thuột, gh́ ṇng súng cho đến giờ phút chót, chết ở sân lái.

* HS/TP Trứ tử thương tại khẩu hải pháo 76.2 ly tại sân mũi.

* TT/TP Đức tử thương tại sân hải pháo 76.2 ly.

* HS/GL Ngô(?) Văn Ơn.

* TT/ĐT Thanh, tử thương tại pḥng CIC, ch́m theo chiến hạm.

* TT/TP Thi Văn Sinh. Tử thương ch́m theo chiến hạm.

* TT/TP Mến bị thương và chết tại khẩu 42 bên tả hạm.

* TT/CK Đinh Hoàng Mai, gh́ súng cho đến giờ phút chót, đồng đội dưới bè đào thoát kêu không chịu xuống, hy sinh theo chiến hạm tại nhiệm sở đại bác 20 ly.

* HS/VC Trứ, không rơ nhiệm sở, tử thương ch́m theo chiến hạm.

* TS/Thám Xuất Lê Anh Dũng , tử trận tại Trung Tâm Chiến Báo ( CIC ) HQ 10.

 

Tổng số nhân viên đào thoát trên 5 chiếc phao tập thể là 28 người (biết rơ). Có 8 nhân-viên (biết rơ con số nhưng không nhớ hết tên từng người) đă chết v́ vết thương nặng hoặc sức quá yếu do thiếu nước và thực phẩm trước khi được tàu Hoà-lan cứu. Trong số 8 người này có:

* HQ Đại-Úy/Hạm Phó Nguyễn Thành Trí (chết lúc 2:00AM ngày 20/1/1974 v́ vết thương ở trán),

* TS/Giám Lộ Vương Thương ra đi khoảng trưa ngày 21/1/1974,

* TS/Quản Kho Tuấn chết vào chiều 19/1/1974,

* TS/Trọng Pháo Nam và 4 nhân-viên kia trên những chiếc phao khác nên tôi không biết họ ra đi lúc nào.  

Vào đêm 22/1/1974 tàu Ḥa-lan vớt lên được 20 nhân-viên từ 5 chiếc phao. Qua sáng ngày 23/1/1974 nhân phát giác một chiến hữu chết là

* Th.S/Quản Nội Trưởng Châu ( kiệt lực, từ trần khi đang ngồi trên toilet ở tàu).

  

2/ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ 4

Có ba chiến sĩ hy sinh:

* HQ Th/Uư Nguyễn Phúc Xá, Tr. Khẩu 20 ly

* HSIVC Bùi Quốc Danh, Xạ Thủ

 * Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng, Xung phong tiếp đạn trên HQ-4.

 

3/ Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng, HQ 5

Có ba chiến sĩ hy sinh:

* HQ Tr/Uư Nguyễn Văn Đồng

* 2 Hạ Sĩ Quan không rơ tên

 

4/ Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt, HQ 16

* Trung sĩ Điện-khí Xuân tử-thương, Ông bị đứt cánh tay tại hầm máy[52], không cầm máu được, hy-sinh.

* Hạ-Sĩ Quản Kho Nguyễn Văn Duyên. Trong 15 chiến sĩ đào-thoát từ Hoàng-Sa, được ghe đánh cá dân vớt về Quy Nhơn: Hạ-sĩ Duyên bị kiệt sức chết khi vừa về tới Quân Y Viện Quy Nhơn. 

 

5/Toán Người Nhái: 

* HQ. Trung Uư Lê Văn Đơn, tử thương v́ đạn Trung Cộng trong khi xung phong đổ bộ chiếm lại đảo.

* HS Đỗ Văn Long tự Long Sandwich, tử thương khi đổ bộ, thuỷ táng. 

 

Tài liệu tham khảo:

-Lướt Sóng số đặc biệt về Hoàng Sa, phát hành 1974

-Đặc San Hội Cựu Quân Nhân HQVN 1974

-Lướt Sóng Xuân Quư Mùi 2003:

Phỏng Vấn HQ Trung Uư Nguyễn Đông Mai, người đă đào thoát bằng bè từ HQ 10, được thương thuyền Hoà Lan Kopionellia cứu vớt.

 

 

 

 

 

 

 

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm cuộc hải chiến Hoàng-Sa chống ngoại xâm, Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă anh dũng chiến-đấu chống trả Hải Quân Trung Cộng ngày 19 tháng 1 năm 1974. 

Hội Đồng Việt Nam Bảo Toàn Đất Tổ:

 

·        Kính cẩn tưởng niệm các chiến sĩ Hải Quân, đă anh dũng hy sinh trên chiến trường Hoàng Sa, chống ngoại xâm, bào vệ lănh hải.

·        Hoan nghênh tinh thần quyết tử của các chiến sĩ Hải Quân trong lực lượng đặc nhiệm chiến dịch Hoàng Sa.

·        Quyết tâm nối tiếp tinh thần chiến đấu anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa trong nhiệm vụ Bảo Toàn Đất Tổ.

 HỘI ĐỒNG VIỆT NAM BẢO TOÀN ĐẤT TỔ

  

 

Tác giả chân-thành cảm tạ nhóm Thân Hữu Hoàng Sa và Hải-Quân VNCH đă tiếp tay để tập “Tài-Liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” đến tay quí bạn đọc: 

  1. HQ Nguyễn A

  2. HQ Phạm Duy Anh

  3. HQ Trần Hữu Bân

  4. HQ Vơ Văn Bảy

  5. HQ Trần Đỗ Cẩm

  6. HQ Huỳnh Hữu Cầu

  7. Ô.B. Nguyễn Cửu Chi

  8. HQ Nguyễn Văn Cự

  9. HQ Đặng Diệm

  10. Ô.B. Đoàn Thúc Du

  11. HQ Trương Văn Đăng

  12. Ô.B. Dương Ngọc Gẫm

  13. HQ Trần Trọng Hải

  14. HQ Nguyễn Văn Hiền

  15. HQ Nguyễn Kim Khánh

  16. HQ Lê Quang lập

  17. Ô.B. Cao Hữu Linh

  18. HQ Nguyễn Văn Lộc

  19. HQ Đặng Thành Long

  20. HQ Lê Thành Nam

  21. Ô.B. Nguyễn Duy Nghiêu

  22. HQ Lư Thành Quy

  23. HQ Lương Thanh Sắt

  24. HQ Vũ Kim Thanh

  25. Ô.B. Ngô Chí Thiềng

  26. HQ Trần Quang Thiệu

  27. HQ Trần Hữu Thu

  28. HQ Nguyễn Chí Toàn

  29. Ô.B. Cao Hữu Vinh

  30. HQ Chu Bá Yến

  31. Ô.B. Vũ Hữu Soạn

  32. HQ Đinh Mạnh Hùng

  33. HQ Trần Chấn Hải

  34. Cô Nguyễn Ngọc Duy Hạnh

  35. Ô.B. Hà V. Minh

 

Đặc biệt với sự tiếp tay của

- Câu Lạc Bộ Hải Quân Hoàng Sa (Paracel Seafood Restaurant).

- Ủy Ban Bảo Vệ Sự Toàn Vẹn Lănh Thổ Việt Nam

 


 

[1] Tức các Sinh-Viên Sĩ-Quan Khóa 11 Hải-Quân.

[2] Xin xem bài Bức Thư 15 năm trước - Mốc khởi đầu dự-án.

[3] Phó Đề-Đốc Hồ-Văn Kỳ-Thoại c̣n phát-biểu một câu có ư-nghĩa như sau: …đây là một hành động phải làm để chứng minh chủ quyền, cho nên chiến trận này dù là biết trước không thể thắng được nhưng đó là một hành động phải làm và tôi rất hănh diện và kính phục sự hy sinh của các đồng đội tử trận trong cuộc chiến cũng như các đồng đội c̣n sống sót. Họ thật sự là những ANH HÙNG của TỔ QUỐC VIỆT NAM.

[4] Cao Van Vien. The Final Collapse. Washington, D.C. 20402, USA, 1983: “Hải-chiến tại Hoàng-Sa vào năm 1974 tuy ngắn-ngủi nhưng (thực-sự) ác-liệt.”

[5] Đặc-biệt, Hoàng-Sa là cuộc Hải-chiến ngoài biển khơi đầu tiên xảy ra giữa các quốc-gia “bản-địa” vùng Đông-Nam-Á. Trận chiến diễn ra trên mặt biển cách xa đất liền 400 cây-số.

[6] Rất nhiều tài-liệu liên-hệ đến Hải-chiến Hoàng-Sa đă bị tiêu-hủy khi CS Hà-Nội xâm lăng toàn-thể VNCH vào năm 1975. Tuy vậy theo báo Le Courrier du Vietnam, ngày nay c̣n sót lại một bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa do BTL/HQVNCH tŕnh BTTM/QLVNCH nằm tại Hà-Nội. Người ta cũng biết chắc-chắn rằng CSVN chưa bao giờ quan-tâm tới việc nghiên-cứu tài-liệu hệ-trong này trong bất cứ một mục-đích ǵ. Một phần bản sao của “Bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa” này may mắn được Đại-tá TMT/HhQ/Lưu-đông Biển lưu giữ và đang dự-trù cho phổ-biến trong Tuyển-Tập Hải-Sử.

[7] Điển-h́nh như t́m ra giải đáp cho câu hỏi “quan-niêm điều-quân của Hải-Quân Trung-Cộng và thiệt-hại chi-tiết về các chiến-hạm địch tham-chiến như thế nào?”

[8] Tài-liệu được giới học-giả quốc-tế coi là xuất-xắc nhất về việc phân-tích chiến-thuật chiến-lược Trung-Cộng trong âm-mưu xâm-lăng Hoàng-Sa là do Marwyn S. Samuels nghiên-cứu: Contest for the South China Sea, Mathuen & Co, New York & London, 1982

[9] Vị CHT Hành-quân Hoàng-Sa lúc Hải-chiến, Ông Hà Văn Ngạc, đă từ trần ngày 12 tháng 2 năm 1999 tại Dallas, Texas. Trước Ông Hà Văn Ngạc, Hạm-Trưởng Vũ Hữu San là CHT Lực Lương (giai-đoạn đầu).

[10] Bức công hàm này “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/58, của Chính phủ nước Cộng Ḥa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Hà-Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958” do Phạm Văn Đồng Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa (ấn kư) gửi : Chu Ân Lai, Tổng lư Quân vụ viện Nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh

[11] Chiến-hạm HQVNCH thường mang chỉ-danh hai chữ HQ (Hải-Quân) Có thể viết hai cách HQ.4 hay HQ-4.

[12] Quân-Ủy Trung-Ương Trung-Cộng bắt đầu “ngán” KTH Trần-Khánh-Dư (họ gọi là Soái-hạm số 4 – “4th command ship”) và  rất ngại HQ.4 bất-thần tấn-công bất-cứ lúc nào. Translated From http://www.ccjs.net/1117/171/23.HTM: According to the instruction from superiors spirit, the command hunts for the submarine rapidly closes up, monitors the enemy 4th command ship motion, takes strict precautions against the enemy warship the suddenly attack.

[13]  Hải Đội 3 Tuần Dương là một tổ-chức hành-chánh trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội. Hai Hải-đội kia là Hải-đội 1 Tuần-Duyên (gồm các Tuần-Duyên-Hạm, Giang-Pháo-Hạm, Trợ-Chiến-Hạm) và Hải-đội 2 Chuyển-Vận (gồm các Dương-Vận-Hạm, Hải-Vận-Hạm, Giang-Vận-Hạm, Hỏa-Vận-Hạm).

[14] Không có hê-thống radar khiển-xạ, vũ-khí của Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 (2 cây 76.2 ly -3 inch.) lúc đó thật ra chỉ tương-đương vớ́ Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 (ngoài 76.2 ly HQ.10 c̣n có 2 cây 40 ly Bofors) và thua xa loại Tuần-Dương-Hạm WHEC (với đại bác 127 ly và 4 đại bác 40 ly), cũng như kém hẳn Kronstadt Trung-Cộng (với đại bác 85 ly -3.5 inch.- và 2 đại bác 37 ly).

[15] Loại vũ-khí này lúc đầu như vậy, sau thay-đổi thành 4 khẩu 37 ly gắn trên 2 pháo-tháp. Xin xem h́nh “Đặc-tính Trục-Lôi-Hạm T 43 của TC”

[16] Riêng Khu Trục Hạm VNCH được trang-bị 76.2 ly -3 inch.

[17] Thơ của Đại-Tá Nguyễn-Viết-Tân CHT/ Sở Pḥng-Vệ Duyên-hải (Ngày 20-1-1974), thay mặt các chiến-sĩ đổ-bộ, đă viết: “ngh́n năm ghi ơn”, nhờ những quyết-định sáng suốt và kịp thời của Hạm-Trưởng HQ.4 khi điều-động các toán đổ-bộ Biệt-hải và Hải-kích, do đó cứu sinh-mạng người sống, giảm-thiểu sự hy-sinh vô-ích. Thơ này sẽ phổ-biến sau v́ sách không c̣n chỗ.

[18] Trên HQ.4, thủy-thủ-đoàn nh́n qua ống nḥm thấy rơ ràng cả đến những vành mũ vàng choé của các Sĩ-Quan Cao-Cấp Trung-Cộng quá đông trên đài chỉ-huy của Kronstadt. Lời Hạm-Trưởng HQ.4 nói “Vàng nhiều rồi sẽ thành đỏ hết” như là lời tiên-đoán. Chừng một giờ sau, nhiều người trong nhóm này tử-trận.

[19] MSF - Mine Sweeper Fleet.

[20] Trong những lần huấn-luyện ngoài khơi, HQ.4 luôn-luôn đoạt ưu-hạng. Báo cáo hoạt-động của Toán Pḥng-tai này c̣n được lưu-giữ, chứng-minh rơ-ràng điều đó.

[21] Ngay khi “dẹp” được Nam-Ngư 1, Nam-Ngư 2 và thành-công chiếm lại đảo, Thủy-thủ-đoàn Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 rất hứng-khởi, họ truyền-khẩu rất nhanh cho nhau nghe hai câu thơ có “hùng-khí” như sau:

“Tất-niên Quư-Sửu Hoàng-Sa-chiến,

Nam-Ngư hải-ngoại huyết lưu hồng”

Như một lời hô “chiến” của HQ.4 nếu chúng quay lại, hai chiếc tàu vơ-trang trên sẽ bị đổ máu ngay! 

[22] Điều này không hoàn-toàn đúng v́ đại-bác trang-bị trên Kronstadt lớn hơn và bắn xa hơn hải-pháo 76.2 ly của HQ.4.

[23] Y-Khoa nói bệnh-lư đau-đớn cũng như bị hoạn chăng? (xem footnote số 2, tiếp theo).

[24] Bác-sĩ Ngô-Thế-Vinh đă mô-tả bệnh-trạng một nhân-vật tên Kham thuộc HQ.4 như: Sau trận chiến Hoàng Sa, bản thân Kham đă phải qua một chặng đường đau khổ. Trong nhiều tháng như vậy nếu không là những đêm dài mất ngủ th́ là sự lặp lại của những cơn ác mộng khác nhau của tấn thảm kịch Hoàng Sa…Người bác sĩ tâm thần giải thích là Kham đang mang nỗi ám ảnh thường xuyên của người đàn ông bị hoạn – castration… (Ngô-Thế-Vinh. Cửu Long Cạn Ḍng Biển Đông Dậy Sóng. Westminster. Tháng 10-2000)

[25] Cũng Bác-sĩ Ngô-Thế-Vinh đă mô-tả thảm-trạng của Kham như sau: Mặc cảm phạm tội luôn luôn đeo đẳng Kham cho dù chẳng ai trách cứ anh, lại c̣n có người choàng hoa cho anh - một ṿng hoa cho người chiến bại. Kham chỉ c̣n một an ủi ḿnh là một quân nhân kỷ luật, anh chỉ biết nghe theo lệnh cho đến phút cuối!

[26] Ngoài mấy cây súng nhỏ mà chỉ trong năm ba phút giao-tranh là tàu địch đă ra ngoài tầm bắn, HQ.4 chúng ta chỉ có hai hải-pháo 76.2 ly bắn nhanh mà thôi, Chỉ với 2 cây súng “không có radar viễn-khiển” như vậy mà Trung-Cộng đă ngán! Công-lao chiến-trận Hoàng-Sa, nếu như theo truyền-thống Nhà Nguyễn  ít nhất phải được phong tới “Thiên-lôi Đại-Tướng-Quân”!

[27] Chang Yung-Mei. Battle of the Hsisha Archipelago- Reportage in Verse. Peking. March 10, 1974.

[28] Xem tiếp các đoạn sau về việc Quân-Ủy Trung-Ương của Trung-Cộng chỉ-thị việc này.

[29] Thân-sinh tác-giả có lẽ không rơ chuyện này. Thật ra Quân-Ủy Trung-Ương có Ye Jianying, Deng Xiaoping chỉ-thị trực-tiếp việc chận đánh KTH Trần-Khánh-Dư. Xem tiếp các đoạn sau sẽ thấy rơ vai tṛ này !

Ye Jianying, một trong 9 vị Thống-Chế cao-cấp nhất khai-quốc của Hồng-Quân Trung-Hoa được coi là chủ-chốt, đặc-trách nghiên-cứu chiến-lược, chuyên-chú theo dơi viêc bành-trướng Hải-Quân. Sau đó ít lâu, v́ không đồng-ư với Deng Xiaoping (Phó Thủ-Tướng số 2), vị Thống-Chế Phó Thủ-Tướng số 1 của Thủ-Tướng Chu-Ân-Lai rút lui dần-dần. Ngôi sao bản-mệnh của Deng Xiaoping thêm sáng, cho đến 1979, quyết-định đánh Việt-Nam để dạy Hà-Nội bài học…

[30] Thật ra HQ.10 chỉ bị cháy nhưng không ch́m. Website TC cho biết đến buổi chiều, phân-đoàn khác của TC tới bắn-phá tiếp HQ.10.

[31] HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc ghi-nhận công-trạng HQ.4 trong việc chận tàu cá, thành-công trong việc chiếm-đóng đảo. (Tuyển-Tập Hải-Sử HQVN)

[32] Translated From http://www.ccjs.net/1117/171/23.HTM: According to the instruction from superiors spirit, the command hunts for the submarine rapidly closes up, monitors the enemy 4th command ship motion, takes strict precautions against the enemy warship the suddenly attack.

[33] Phần dịch Anh-ngữ dưới đây. Translated from: http://www.ccjs.net/worldnews/data/20020409111550.htmThe Central Military Committee established the leading group war for the west sand. By Zhou Enlai, Ye Jianying 抓总, in the leading group had Deng Xiaoping and at that time steals occupies wants the position Wang Hong Wen, Zhang Qunqiao.

 

[34] Đến thời-điểm này, Ông Trần-Đỗ-Cẩm được coi là Nhà Nghiên-Cứu hàng đầu, đáng tin-cậy nhất về vấn-đề này.

[35] Khác với t́nh-trạng các bạn ta, vết đạn TC trên chiến-hạm ta đủ khắp mũi lái, tả cũng như hữu-hạm (Sơ-đồ thiêt-hại ghi-nhận tới 912 lỗ thủng và vết đạn lớn nhỏ)

[36] Đặc-biệt, t́nh-trạng Hải-pháo 76.2 ly không có chút ǵ thay đổi, nghĩa là HQ.4 vẫn không nhận được cơ-phận Radar kiểm-pháo thay-thế cho đến ngày cuối cùng 30-4-1975 của VNCH.

[37] Bệnh-trạng của nhân-vật điển-h́nh cho nhân-viên tên Kham được Bác sĩ Ngô-Thế-Vinh diễn-tả như sau: “Người bác sĩ tâm thần giải thích là Kham đang mang nỗi ám ảnh thường xuyên của người đàn ông bị hoạn - castration: trên con tàu anh là cấp chỉ huy bị giải giới, trong gia đ́nh anh đóng vai người đàn ông bất lực...Không chỉ bằng thuốc, anh c̣n được giúp cho trở lại thăm một nơi giống như chiến trường cũ, ném xuống những ṿng hoa nơi vùng biển sâu nơi con ḱnh ngư Ngụy Văn Thà và đồng đội đă chọn ở lại. Điều trị bằng catharsis – (nhờ) cách sổ ấy anh đă ra khỏi cái Hội chứng sau chấn thương - PTSD, anh t́m lại được sức mạnh tiềm tàng của bản thân, của đời sống gia đ́nh và anh thực sự bắt đầu làm việc trở lại.

Trong suốt bấy nhiêu năm như mệnh lệnh của trái tim anh đă không ngừng thu thập những dữ kiện phong phú về biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa mà anh biết rơ là đang tuột dần ra khỏi chủ quyền của Việt Nam không biết tới bao giờ. Anh ngẫu nhiên và cũng là bất đắc dĩ trở thành một học giả - thứ danh xưng quá lớn chạm tới ḷng khiêm tốn mà người ta cứ gán cho anh - và anh được coi là tiếng nói có thẩm quyền về các vấn đề liên quan tới biển Đông (Ngô-Thế-Vinh. Cửu Long Cạn Ḍng Biển Đông Dậy Sóng. Westminster. Tháng 10-2000)

[38] Sau 30 năm, một đồng-đội cũ HQ.4, Nguyên-Nhi vẫn ảo-giác: “…Nhưng bây giờ nghĩ cũng kỳ, thỉnh thoảng anh ta lại thấy chính ḿnh vừa độ thanh niên. Mắt sáng. Tóc bồng. Bây giờ, cũng kỳ, thỉnh thoảng anh ta lại thấy con tàu đương thời thiếu nữ. Ngực nở. Môi tươi. Anh ta thấy ḿnh đang trụ đầu pháo tháp, vỗ mạn tàu mà ca. Anh ta lại nghe lại một hồi c̣i u u trầm mặc. Tiếng c̣i tàu mở đầu một cuộc ra khơi đồng thiếp. Anh ta viết tiếp:

Để khật khưỡng chiều say trên xứ lạ

Thấy mơ hồ một chiến hạm ra khơi...” (Nguyên Nhi, 5.2001)

[39] Như trong bài đă nói, tài-liệu Hoa-ngữ khá dài, nhiều chi-tiết rất thích-thú. “Mạng Lưới Hoàng Trường HQ.4” sẽ tiếp-tục viết tiếp khi cơ-duyên t́m gặp được sư-phụ Hán-học.

[40] Tôi không dám chắc-chắn rằng lúc sắp qua đời có phải vội vàng viết để cuộc ra đi sang thế-giới khác được nhẹ nhơm hay không?

[41] Những tài-liệu Hoàng-Sa xuất-hiện trong Tuyển-Tập Hải-Sử (sẽ xuất-bản tại California năm 2004) gồm có:

Trận chiến Hoàng-Sa.

Hà-Văn-Ngạc. Trận chiến lịch-sử Hoàng-Sa.

Đào-Dân. Tuần dương hạm HQ 16 và trận hải-chiến Hoàng-Sa Ban Biên-Tập Hải-Sử. Một vài uẩn khúc trong trận Hoàng-Sa. Đề Đốc Trần văn Chơn, Tư Lệnh Hải Quân Tiết Lộ Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa.

Vương-Văn-Hà. Người về từ Hoàng Sa.

Nguyễn-Đông-Mai. Lần đào thoát ở Hoàng Sa

Phạm-mạnh-Khuê. Hành-quân Trần-hưng-Đạo

Vũ-Hữu-San. Điếu văn tưởng nhớ Chiến-Sĩ Hoàng-Sa

[42] Có 14 báo-cáo của 14 cá-nhân riêng-rẽ trong toán đổ-bộ gửi Hạm-Trưởng HQ.4. Bản của Bí-Thư Thắng may-mắn c̣n tồn-tại trong hồ-sơ cá-nhân của Vị này.

[43] Quan-trọng hơn sự thắng-thua trong trận chiến, ư-nghĩa Hải-Chiến Hoàng-Sa về “quyền lợi của dân tộc” cũng rơ ràng như B́nh luận gia Frank Ching đă nhận định: "Thuở ấy, Hà nội thường thích mô tả các viên chức của miền Nam như là những tay sai của Mỹ đă bán đứng những quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng ngay từ đó, những lời cáo buộc ấy đă không nhất thiết đứng vững. Giờ đây, 20 năm sau, thật rơ ràng là đă có những lúc chính quyền Sài g̣n thực sự đại diện cho quyền lợi của Việt Nam một cách ngoan cường hơn là chính quyền Hà nội." (Far Eastern Economic Review số ra ngày 10-2-1994).

[44] Có một câu hỏi cho Phó Đề-Đốc Hồ-Văn Kỳ-Thoại, Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 1 Duyên-Hải như sau: Lệnh Hành-Quân Bảo-Vệ Hoàng Sa có được tŕnh trước cho Tư Lệnh Hải Quân không?

Ông Thoại trả lời: Tôi nghĩ là không, v́ lư do tôi có trách nhiệm bảo vệ Hoàng Sa và với tư cách Tư Lệnh Hải Quân Vùng và Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Nhiệm, tôi không cần tŕnh BTL/HQ.

[45] Trần Đỗ Cẩm. Trận Hải-Chiến Hoàng-Sa theo Tài-liệu Trung-Cộng.

[46] Sách “Hải-Chiến Hoàng Sa” sắp xuất-bản có mục tiêu tối hậu như là một tập tài liệu trung thực, khách quan và khả tín được ấn hành bằng song ngữ Việt – Anh với nhiều phụ bản, h́nh ảnh, phóng đồ v.v... để các thế hệ mai sau cũng như các sử gia trên thế giới có thể dùng làm tài liệu tham khảo... Mục đích trên có thể đạt được hay không c̣n tùy thuộc vào yếu tố thời gian, hoàn cảnh cũng như phương tiện cho phép.

[47] Cũng Nguyên Nhi, một đồng-đội cũ HQ.4, khi tưởng nhớ về chiến-hạm lúc Ông nằm tù cải-tạo như sau: …Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, con tàu nằm đại kỳ ở hải xưởng. Con ḱnh ngư một thời lướt sóng ngăn thù ấy bây giờ đành ngậm ngùi mắc cạn. Nó không c̣n cơ hội vượt trùng lưu- vong. Nó, cũng như anh ta, nằm lại, nghẽn thở trong chiếc tḥng lọng đỏ. Sau này, anh ta viết:

Để khắc khoải đêm sâu tù cải tạo
Nghe thinh không thảng thốt một hồi c̣i... (Nguyên Nhi,
5.2001) 

[48] Bản văn đính kèm về việcgợi ư không đuợc tŕnh-bày ở đây v́ sách không c̣n đủ chỗ.

[49] Tác giả Cao Văn Hở, tiến sĩ kinh tế, Georgetown University, Washington D.C., Hoa Kỳ, 1973. Thứ trưởng Tài chánh, thành viên Ủy ban Quốc gia Dầu Hỏa tại Việt Nam trước 1975. Hiện định cư tại California, Hoa Kỳ.

[50] Trung-Úy CK/HHTT Huỳnh Duy Thạch là Tử-Sĩ Hoàng-Sa. Không một ai dám coi Vị Anh-Hùng này là Chiến-Sĩ Vô-Danh. Gia-đ́nh của Ông, Bạn bè của Ông, đồng-đội của Ông và Đồng-bào Việt-Nam vẫn nhớ đến Ông.

Chính-quyền VNCH đă mất từ 1975, nhưng danh dự của Anh-hùng phải được phục hồi và tôn vinh. Những người c̣n sống hôm nay như chúng ta, đều có bổn-phận ghi chép lại tên tuỏi Ông cùng những Anh-hùng Hoàng-Sa khác một cách đầy-đủ để lưu-truyền hậu-thế.

[51] Đúng ra Khu-Trục-Hạm "Trần Khánh Dư" mang số HQ.4.

[52] Đào-Dân, bài “Tuần dương hạm HQ 16 và trận hải-chiến Hoàng-Sa”. 

 

 

Home | HQ10 TrụcVớt | AnhHùng NguyễnThànhSắc | ThuỷThủĐoàn HQ-4 | ChiếnThuật ĐầuChữ T | HìnhẢnh HQ4 HảiChiến HoàngSa | Trận HoàngSa Hồ Hải | Hải-Chiến theo Trung-Cộng | Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến | TâySa HảiChiến | HQ16-HQ5 Bắn Nhau | QuanBinhTC HoàngSa1974 | HQ5-Ră Ngũ | Đại-Tá Ngạc Ở Đâu | Bông Hồng Cho Nhựt-Tảo | Danh-Sách Tử-Sĩ Hoàng-Sa | TruyệnNựcCười MấyAnh SửaQuân-Sử | Lệnh TamBấtĐả-HứaThếHữu | AnhHùng BH NguyễnVănVượng | TưởngNiệm  AnhHùng NguyễnVănĐồng | Phạm Ngọc Đa AnhHùng Tử-Sĩ | TaoBanNuocKhong | VĩnhBiệt NguyênNhi | CáchNhìn LịchSử XâmLược | NgườiLínhGiàHQ4 NgôThếLong | NguyễnThượngLong-HảiChiến HoàngSa | VănTế 74 TửSĩ HảiChiến HoàngSa | Nhớ lại HCHS & SuyNgẫm | HànhQuân TrầnHưngĐạo47 | Các ChiếnHạm VN&TC ThamChiến | TàiLiệuHQ4-TổngCụcCTCT | Bộ H́nh ChiếnTrường HQ-4 | Pḥng-Tai của HQ-4 | DanhSách CốThủ HoàngSa | Tổng-kết Hải-Chiến | TrươngVănLiêm-HQ5 | Thư Người Giám-Lộ | T́m Hiểu Gerald Kosh | Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử-Sĩ | Thư Bạn ĐồngMôn ChuVănAn | Anh-Hùng Vương-Thương | TrầnVănĐảm-AnhHùng&Nhà VôĐịch | Lố bịch kiểu Tàu phù | Hải-Chiến theo BùiThanh | AnhHùng BùiQuốcDanh | VũĐ́nhQuang-AnhHùngHảiPháo | Người AnhHùng HoàngSa | Thư HT PhạmTrọngQuỳnh | Văn Tế HoàngSa | Hồi Kư Của Ngườivề Từ HoaLục | VưongThếTuấn: HQ4 Xin Rút Lui | Những BàiCa HảiChiến HS | Thơ 32 Năm Kỷ-niệm | Giới Thiệu | BứcThư 15 Năm | Tựa | Thư Riêng Về Đơn-Vị | ToànTập | Tiểu Sử Vũ Hữu San | ChuyệnMột ConTàu | Gặp lại Niên-Trưởng NBT | 24 Years After Naval Battle | TrùmMền HôXungPhong

This site was last updated 05/08/18