Kư
Chuyện Một Con Tàu
Vũ Hữu San
Cầm trong tay tờ đơn gia nhập hội Cựu Quân Nhân, đọc dần
xuống cuối trang, người lính ngày xưa ấy nh́n thấy hàng chữ ghi đơn
vị cuối cùng. Anh cảm thấy thời gian như lắng đọng, tâm hồn sống trở
lại hồi hai mươi mấy năm về trước. Cầm bút, anh viết một hàng chữ
thật nắn nót: "Khu Trục Hạm Trần khánh Dư HQ-4". Ḷng anh thêm nhớ
thương dào dạt: nhớ kỷ niệm, thương con tàu ...
Trước khi về phục vụ cho Hải Quân Việt Nam, chiếc Khu
Trục Hạm đó đă vang lừng tên tuổi. U.S.S. Forster - DER 334 - ra đời
vào năm 1943 để đáp ứng nhu cầu của Hải Quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến
thứ hai. Con tàu mang nhiệm vụ chính của một chiến hạm hộ tống hải
đội đặc trách pḥng không và tiêu diệt tiềm thủy đỉnh. Mang tên một
Sĩ Quan Hải Quân Mỹ đă anh dũng hy sinh lúc khởi đầu cuộc chiến, Khu
Trục Hạm này được kiến trúc, trang bị và rồi hạ thủy vội vă tại
xưởng đóng tàu Consolidated Steel Corporation ở Orange, Taxas, vào
ngày 13 tháng 11 năm 1943. Ngay lần ra khơi đầu tiên, khi bảo vệ
đoàn thương thuyền vượt Đại Tây Dương sang Anh Quốc, con ḱnh ngư sơ
sanh, thiếu tháng, mẹ chưa dậy đủ kỹ thuật săn mồi này hạ ngay một
hơi 2 khu trục cơ Đức Quốc và bắn hư hại nặng nhiều chiếc khác. Đến
ngày D-Day, 6-6-1944, vào lúc quân Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển
Normandy, chiến hạm đă hoàn tất mỹ măn nhiều công tác hành quân giúp
cho việc tiếp vận từ Hoa Kỳ sang Âu Châu được điều ḥa.
Chiến tranh Đại Tây Dương chấm dứt, sau khi được tuyên
dương công trạng trước Hải Quân, U.S.S. Forster được chuyển đổi qua
mặt trận Thái B́nh Dương. Thế Chiến thứ hai kết liễu, con tàu trở
thành một đài thăm ḍ khí tượng lưu động liên tiếp trong nhiều năm.
Vào đầu thập niên 1950, t́nh h́nh đột nhiên căng thẳng
giữa Mỹ và Nga, có đôi lần đă tưởng xẩy ra đại chiến, con tàu được
gọi về, vào ngay Hải Quân Công Xưởng để cải biến và tối tân hóa
thành loại Khu Trục Hạm Tiền Thám D.E.R. (Destroyer Escort Radar)
với những dụng cụ điện tử đắt tiền nhất thời bấy giờ; chiến hạm được
trang bị đầy đủ cả ba hệ thống "mắt thần" về hải thám, không thám và
tiền thám. Để có đủ chỗ cho 12 pḥng liên hệ về điện tử, điện toán
và kiểm pháo, h́nh dạng con tàu cần phải biến đổi. Phần thượng tầng
kiến trúc được nối thêm bằng hợp kim nhôm; hai cột radar vĩ đại mầu
đen có ba chân chống được dựng lên sừng sững ở sân giữa. Trung tâm
chiến báo C.I.C. (Combat Information Center) mở rộng ra hết cả chiều
ngang con tàu. Hai Radar, SPS-8 (Surface Search) và TACAN (Tactical
Aircraft Navigation) được thiết trí với những giàn dây trời khổng lồ
vần vũ trên đài chỉ huy và một hệ thống antenna "beehive" góc cạnh
chẻ ba ở sân thượng phía sau.
Trong ṿng 10 năm, tới 1965: chiến hạm tham dự vào hệ
thống báo động tiền phương DEW line (Distant Early Warning). Là một
thành phần căn bản vùng Bắc Thái B́nh Dương, Khu Trục Hạm Forster có
nhiệm vụ phát hiện đầu tiên về những cuộc tấn công bằng phi cơ và
hỏa tiễn của Cộng Sản vào lănh thổ Hoa Kỳ. Nhật kư chiến hạm ghi
nhận các công tác được thi hành mỹ măn và đặc biệt đă được tuyển
chọn làm đơn vị gương mẫu của Hải Quân Hoa Kỳ. Đài chỉ huy của Khu
Trục Hạm lúc đó mang đầy huy chương và dấu hiệu Ưu Hạng E (Exellent).
Chiến hạm được chuyển giao qua Hải Quân Việt Nam
vào cuối năm 1971 tại Hải Xưởng Guam. Khu Trục Hạm mang chiến số
HQ-4 và danh hiệu một trong Ngũ Hổ Tướng đời Trần: Nhân Huệ Vương
Trầnh Khánh Dư. Thủy thủ đoàn lúc đầu được chọn lọc và trang bị đầy
đủ cấp số, trong đó có cả một Y sĩ Hải Quân. Khu Trục Hạm này là một
niềm hănh diện của cả Hải Quân Việt Nam, thời ấy chiếc chiến hạm chủ
lực đầu tiên và độc nhất có vận tốc hơn 20 gút. Từ đó trên biển Đông,
khi nước và gió thuận chiều, dưới bảng quốc kỳ Việt Nam phất phới
tung bay, con tàu tuần tiễu di hành có khi tới 24 hải lư một giờ.
Người đi biển thường tin rằng những con tàu có linh hồn.
Mỗi chuyến ra khơi, thủy thủ đoàn hay nhận được nhiều điềm lành ứng
báo trước cho những chiến công sắp tới, đôi lần ngay khi toàn thể
thủy thủ đoàn trang trọng xếp hàng ngay ngắn chào tiễn biệt quân
cảng ra khơi. Có người c̣n kể chuyện là đă được biết trước, quả
quyết với đồng đội về tốt đẹp của chuyến đi. Người lính thủy nào
trên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư cũng đều hay những sự linh thiêng
hiển hiện đó.
Chỉ ít tháng sau khi nhận lănh, trong lúc đang tuần
dương tại vùng biển cực Bắc, Khu Trục Hạm được lệnh vượt hàng ngàn
cây số đường biển hỏa tốc xuôi Nam, săn đuổi và tiêu diệt tàu địch
trong vùng vịnh Thái Lan. Đại dương nổi sóng, chiến hạm địch tuy có
ngụy trang nhưng cũng vẫn bị phát hiện và bị bắn ch́m xuống ḷng
biển sâu, mang theo nhiều ngàn vũ khí các loại. Thủy thủ đoàn địch
bị chết, bị bắt sống nhiều tên, trong đó có cả Sĩ Quân Hải Quân cao
cấp Cộng Sản. Chiến hạm được tuyên dương công trạng trước Quân Đội.
Kỹ thuật tốt, vận tốc nhanh, khả năng thám sát và tác
chiến cao, chiến hạm không hề vắng mặt mỗi khi nhu cầu quốc pḥng
kêu gọi tới. Đánh giặc đă hay mà bắt cướp, diệt buôn lậu cũng tài.
Qua 4 năm vùng vẫy trên biển Đông, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4
c̣n nổi danh v́ hai lần bắt tàu ngoại quốc buôn lậu chuyên chở bạch
phiến và thuốc phiện, tịch thu hàng chục tấn ma túy. Thành tích này
có tính cách quốc tế và là một kỷ lục khó bị phá vỡ.
Trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, t́nh trạng
tiếp vận yếu kém tuy có làm sút giảm khả năng chiến hạm đôi chút
nhưng tinh thần người lính biển lúc nào cũng vẫn cao. Khi các đơn vị
pháo binh bắt đầu bị hạn chế đạn dược th́ quân đội bạn hành quân
vùng duyên hải cần sự tăng cường về yểm trợ hải pháo. Thủy thủ đoàn
HQ-4 nhiều khi thức trắng đêm, tác xạ hàng ngàn trái đạn lên đầu
địch quân. Hai cỗ đại pháo do đó bị soi ṃn nhiều, thường phải thay
ṇng súng luôn luôn.
Rồi đầu năm 1974, nghe nơi vùng Đông Hải chứa nhiều dầu,
khí Trung Cộng bèn âm mưu xâm chiến quần đảo Hoàng Sa. Khu Trục Hạm
Trần Khánh Dư lại ra khơi mang theo chuyến hải hành mối căm hờn của
toàn dân Việt trong việc bảo vệ hải biên. Biển Đông nổi sóng cuồng
loạn v́ hải chiến. Phía địch, hai Hộ Tống Hạm bị ch́m tại chỗ, hai
chiếc khác hư hại nặng. Tuy vậy, lực lượng trú pḥng của ta trên bờ
không đủ tiếp viện, lại thiếu không trợ nên các hải đảo bị quân
Trung Cộng tràn ngập.
Trong khi thành bại của chiến dịch là do chiến lược,
chiến thuật đem áp dụng bởi những vị Tư Lệnh cao cấp th́ vinh dự của
một đơn vị tham dự là do thành quả tốt đẹp đă đạt được ngoài chiến
trường so với khả năng tác chiến. Dù sao người lính thủy của Khu
Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 cũng vẫn thường kể rằng gần 200 năm sau
khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh, lần đầu tiên họ đă đại diện
cho Việt Nam đánh nhau chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. C̣n nói
tới hải chiến, đây là lần thứ nhất Nam quân tác chiến ngoài đại
dương.
Sau 3 năm mang nặng tinh thần phục vụ Tổ Quốc, HQ-4 được
tuyên dương công trạng hai lần trước Quân Đội; thủy thủ đoàn hănh
diện mang dây biểu chương mầu Anh Dũng Bội Tinh. Hội đồng chính phủ
cũng ghi công chiến hạm bằng một huy chương Tài Chánh Bội Tinh. Thật
chưa bao giờ trong Quân Chủng có một đơn vị nào được vinh dự hơn!
B́nh thường, chiến hạm được nghỉ bến sau hai năm hải
hành để về sửa chữa đại kỳ, nhưng v́ nhu cầu chiến trường đ̣i hỏi,
con tàu vẫn tiếp tục công tác cho tới đầu năm 1975. Mùa Xuân năm ấy
khi quân địch tràn vào, HQ-4 đang nằm trong Hải Quân Công Xưởng, tất
cả máy móc, vũ khí bị tháo gỡ toàn diện để tu trang. Con tàu tuy
được vội vă ráp nối nhưng không c̣n kịp để ra khơi. Số mệnh đă an
bài, những ngày oai hùng của Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư nay đành
chấm dứt!
Người viết theo đoàn người ly hương, trở thành kẻ tị nạn
lang thang nơi xứ lạ quê người. Bẵng đi 2, 3 năm, tuy có nhớ về đơn
vị cũ, anh chỉ mong sao cho con tàu không trở thành một phương tiện
chiến tranh phục vụ kẻ thù. Niềm ao ước thành sự thực và được chứng
minh một cách t́nh cờ vào một ngày đẹp trời nơi xứ Gia Nă Đại. Gia
đ́nh đưa anh coi một tờ báo trong đó Cộng Sản Việt Nam cho in h́nh
chiến hạm cũ của anh làm phương tiện tuyên truyền. Xem kỹ tấm ảnh,
ḷng anh xiết bao thanh thản. Với con mắt của một người thủy thủ già,
bỏ qua những lớp sơn phết giả tạo mà kẻ thù đă giả trang cho chiến
hạm, anh biết rằng con tàu thân yêu của anh vẫn c̣n tiếp tục nằm bến.
Khu Trục Hạm ngày đó, nay thiếu hẳn hệ thống Radar hải pháo, lại mất
nhiều giây trời truyền tin điện tử; đến cả những gạt nước trên đài
chỉ huy và máy đo gió cũng không c̣n hoạt động. Với t́nh trạng ấy,
chiến hạm nhất định chưa bao giờ ra khơi.
Việt Cộng xâm lăng xứ Cambodge, nỗ lực chận bắt người
vượt biển t́m tự do nhưng chiếc tàu ấy vẫn chưa một lần nhúng tay
vào tội ác! Các ấn bản của Jane's Fighting Ships liên tiếp trong
nhiều năm cũng xác nhận là những chiến hạm, chiến đỉnh HQVNCH ngày
ấy bị bỏ lại đến nay vẫn c̣n chạy, chỉ riêng có Khu Trục Hạm Trần
Khánh Dư là bất khiển dụng v́ Cộng Sản không thể sửa chữa được. Phải
có một sự linh thiêng nào giúp cho con tàu, sau hơn 30 năm tung
hoành hiên ngang khắp mặt đại dương mà ngày nay nằm trong tay địch
cũng như Từ Thứ đă về Tào nhưng suốt đời không phù ngụy nghĩa.
Nói về chiến hạm nào, người ta hay kể tới các Hạm Trưởng
của con tàu ấy. Nhiều vị Đô Đốc, Đại tá Hải Quân Hoa Kỳ xuất thân từ
U.S.S. Forster. Các vị chỉ huy Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tuy không
được may mắn nhiều như vậy nhưng vẫn có nhiều điều đáng nói.
Từ xưa, số phận Hạm Trưởng và chiến hạm thường liên hệ
với nhau. Vị Hạm Trưởng đầu tiên nhận lănh tàu tượng trưng cho cái
oai phong lẫm liệt của Phó Đô Tướng Quân Trần Khánh Dư lúc kháng
Nguyên. Sau chiến công thủy táng tàu địch, Ông là vị Hạm Trưởng đầu
tiên của Hải Quân VNCH mang cấp bậc Đại Tá thực thụ và cũng là vị Sĩ
Quan trẻ nhất trong cấp bậc này. Thật là điều hăn hữu khi Chỉ Huy
Trưởng của Hải Đội c̣n thua ông một "vạch vàng" và Tư Lệnh Hạm Đội
cũng chỉ đồng cấp với Ông mà thôi. Cũng kể từ đó, Hạm Trưởng các
chiến hạm chủ lực thuộc Hạm Đội của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa mới
bắt đầu được mang cấp bậc Đại Tá (captain) cho tương xứng với chức
vụ, bảng cấp số và cũng là đúng với tuyền thống Hải Quản quốc tế.
Trời đất cũng ganh ghét kẻ anh tài. Ông phải rời tàu v́
nhuốm bạo bệnh sau đó ít tháng th́ từ trần. Khi người viết thuyên
chuyển xuống phục vụ chiến hạm một năm sau, cái hùng khí của Ông c̣n
lẩn khuất đâu đây. Đôi khi thủy thủ đoàn như mường tượng thấy Ông
đang đứng trên đài chỉ huy dẫn lộ chiến hạm vượt ngàn hải lư rượt
đuổi quân thù. Vết chân Ông c̣n như in dấu cạnh la ban tả hạm nơi
Ông kiên quyết ra lệnh tác xạ tiêu diệt tàu địch.
Vị Hạm Trưởng kế nhiệm mang h́nh ảnh sảng khoái nhưng uy
nhiệm của tướng lănh đời nhà Trần lúc nhập tiệc khao quân chiến
thắng khôi phục Thăng Long. Ông có vẻ mặt vừa khoan ḥa vừa cương
quyết như khi người xưa đang tập trung nghị lực để chờ giờ quyết
định tử chiến với quân thù tại ngoài khơi Vân Đồn. Trong giai đoạn
tương đối ít sôi động này, Ông được ghi nhận nhiều công lao yểm trợ
đắc lực cho quân bạn suốt "mùa hè đỏ lửa" và tham dự một lần chận
bắt ghe tàu buôn lậu quốc tế.
Gần hai năm cuối cùng, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4
đặt dưới quyền chỉ huy của một Sĩ quan trẻ tuổi. Để khuyến khích Sĩ
quan và Đoàn viên noi gương vị anh hùng mà chiến hạm mang danh hiệu,
Ông. thường đọc tiểu sử Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và đặc biệt
khuyến cáo nhân viên thuộc ḷng bài thơ "Bán Than".
Chiến trận sôi động khắp toàn quốc, con tàu có nhiều dịp
vùng vẫy khắp biển Đông cũng như trong vịnh Thái Lan. Cộng Sản mở
nhiều đợt tấn công, chiến hạm như một pháo đài lưu động vừa tuần
dương vừa yểm trở quân bạn trên bờ. Hết diệt loạn trong nước lại đến
chống giặc ngoại xâm. Nhớ khi xưa Trần Khánh Dư dẹp Mông Cổ, HQ-4
được phái ra Hoàng Sa giữ nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch trong giai
đoạn đầu, sau đó dẫn đạo một hải đội khi hải chiến.
Như "Bán Than" là bài thơ nôm đầu tiên,
Hạm Trưởng đời thứ ba của Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư cũng hănh diện
là người Sĩ Quan đầu tiên của Hạm đội được vinh dự mang đầy đủ một
hàng huy chương đặc biệt trên ngực áo bên phải v́ các đơn vị Ông
phục vụ và chỉ huy được tuyên dương công trạng tập thể nhiều lần.
Một lời thốt ra có thể vận vào với số phận. Không ai
biết ngày xưa Trần Khánh Dư v́ lỗi lầm ǵ mà phải đi bán than. Khu
Trục Hạm Trần Khánh Dư dù "nghĩ ḿnh lem luốc" nhưng một ḷng vẫn
nguyện "ở với khói hương cho vẹn kiếp" và "xem sắt đá có bền gan?"
... Người bán than Trần Khánh Dư, sau cơn thử thách chờ đợi tại Chí
Linh, lại xuất hiện để đi làm lịch sử. Linh hồn Khu Trục Hạm HQ-4
chắc vẫn mong mỏi một ngày nào gió thuận nước xuôi, lại uy dũng ra
khơi vẫy vùng cho thỏa sức mà phục vụ lư tưởng quốc gia.
Chiến hạm thân yêu ơi, đừng buồn nhé! Hăy can đảm lên,
nhẫn nhục chờ thời để rồi lại hiên ngang tiến tới. Nhớ xưa Trần
Khánh Dư đă từng một thời vinh hiển làm hầu tước mà số phận đổi dời,
phải nhận nghiệp bán than. Sau đó từ một thân bại tướng, ông vẫn
kiên tâm quyết chiến, lật ngược cả thời cuộc trong trận đại thắng
Vân Đồn ...
Ngày mai kia, quân thù rồi cũng sẽ bị diệt vong, ngươi
lại ra khơi tạo lại danh xưa. Người viết, một thời sát cánh cùng
người, tuy mỗi tuổi mỗi già, vẫn bền tâm chờ đợi ...
Vũ Hữu San
(1), 1979
Viết kỷ-niệm hội "Huynh-Đệ" của Cựu Quân Nhân VNCH/Utah
(1)
Tên tác giả được liệt kê trong
Danh Sách các Cựu Đại Tá Quân Lực Việt
Nam Cộng Ḥa:
http://www.generalhieu.com/colonels-u.htm
Thấy mơ hồ một chiến hạm ra khơi
Con tàu chào đời và lớn lên trong Đệ nhị thế chiến. Ba mưoi
năm sau nó là một trong những người chị trong hạm đội miền Nam. Những chiến
công của nó hăy c̣n đó, đẹp ngời trong hải sử.
Nguyên Nhi -
Tạp bút -
February 19, 2008
Đối với anh ta, con tàu không chỉ đơn thuần là một khí cụ chiến
tranh. Nó là một sinh thể có đời sống và mảnh hồn riêng. Cái hồn rất
riêng này không dễ nào nắm bắt. Con tàu, tuổi trẻ anh ta ở đó. Con
tàu, khoảng đời tuoi đẹp nhất của anh ta ở đó. Con tàu, ở đó, chứ
không phải là bất cứ một nơi nào khác.
Trong đem mịt mùng băo biển, anh ta đốt lên một đóm thuốc nhỏ nhoi.
Chung quanh anh ta là những gương mặt lầm ĺ chai sóng. Mặt hải đồ
chi chít những tọa độ trên một hải tŕnh ngoằn ngoèo truy tàu địch.
Mùa biển động là mùa tàu giặc lén lút xâm nhập. Chúng gọi đó là
chiến tranh du kích trên biển. Sóng lớp lớp phủ chụp mặt sàn chính
con tàu, chồm lên cả đài chỉ huy. Con tàu thủy chung vẫn lừ lừ chẻ
mặt biển đen. Lâu, phải thật lâu mới có một ánh đen xa nhấp nháy.
Mua gào. Gió rít. Nguời ta không thể nào quên đuợc những con gió xé
tai của một ngày băo biển. Con tàu, con nguời gắn bó thủy chung, xẻ
chia định mệnh. Định mệnh ấy xua đuổi cả hai vào cuộc chiến tranh để
sinh tồn truớc một thiên nhiên khắc nghiệt và một chủ nghia hắc ám.
Sau khi bàn giao phiên hải hành sớm, anh ta rời đai chỉ huy. Những
thủy thủ cùng phiên với anh ta cung lục tục về pḥng ngủ. Anh ta
không vội. Duờng nhu trên đời không có điều ǵ làm anh ta phải hấp
tấp. Anh ta c̣n quá trẻ và duờng nhu mọi việc đều chiều chuộng, chờ
đợi anh ta. Dường như chưa có cơ hội tốt nào bỏ đi v́ sự chậm chạp
của anh ta. Nói đúng ra cũng có một ngoại lệ, có một lần anh ta đă
rất vội vàng. Đó là lần anh ta quyết định vào lính. Anh ta đă nghi
rằng chuyện học hành, đỗ đạt, t́nh yêu, hôn nhân, mọi sự… đều có thể
thu thả thu xếp. Nhung cuộc chiến cần có anh ta. Tức th́. Như bị một
hấp lực không thể cuỡng lại đuợc, anh ta rời bỏ giảng đuờng. Nhiều
nguời cố gắng lư giải, gọi đó là "mộng hải hồ", "nghiệp kiếm cung",
"tiếng gọi tổ quốc"… hay ǵ ǵ đó nữa. Riêng anh ta, anh ta vốn dị
ứng với tất cả những danh từ to lớn.
Nhưng đó là chuyện đă cũ. C̣n bây giờ th́, sau phiên hải hành khuya,
chẳng có ǵ phải vội vàng, anh ta lững thững đi xuống pḥng ăn, nhờ
nguời tiếp vụ pha một tách cà phê. Có thể anh ta sẽ thả nguời trên
sofa, lật lật một vài trang sách. Cung có thể anh ta chỉ ngồi thừ ra
đó để suy tuởng mênh mông. Cung có thể anh ta muốn chứng kiến một
ngày mới vừa lên qua những ô cửa kính. Luồng nắng huy hoàng xoay
động mỗi bận mui tàu quay. Trên vách, chung quanh anh ta là bản sao
của những bức tranh vẽ biển, vẽ thuyền, hải đăng, hải âu, những gành
đá cô quạnh... Cung nhu anh ta, mặt trời chẳng vội vàng...
Sau mấy giờ nghỉ ngoi lấy sức, anh ta bắt đầu một ngày làm việc mới.
Hồi chua vào lính, anh ta chỉ nghi đuợc rằng đời sống hải quân là
những cuộc hải hành và hải chiến. Không bao giờ anh ta tuởng tuợng
ra sự khô khan cứng ngắc của những buổi họp tham muu, sự buồn nản
của việc giấy tờ, công văn. Nhung rồi cung quen. Con tàu chào đời và
lớn lên trong Đệ nhị thế chiến. Ba muoi năm sau nó là một trong
những nguời chị trong hạm đội miền Nam. Những chiến công của nó hăy
c̣n đó, đẹp ngời trong hải sử.Theo hải tŕnh của nó, anh ta đa ghé
qua những bến cảng địa đầu, những hải đảo cuối đất. Theo những cánh
lục b́nh quắt queo và rục ră ngoài cửa biển. Theo cánh trắng hải âu
thảng thốt bổ nhào xuống mặt vịnh xanh lo. Theo bầy sứa sặc sỡ trải
rộng một vùng biển vắng. Theo băi san hô cành nhánh xum xoe. Theo
đảo xanh dừa. Theo bờ trắng cát. Theo tàu giặc ranh ma. Theo đầu con
chớp bể mua nguồn. Theo bầy dolphin trên hải tŕnh quen thuộc...
Chiều xuống chậm trên biển. Khó mà quên đuợc cảnh tuợng lộng lẫy của
thời khắc bàn giao giữa ánh sáng và bóng tối. Mặt trời nằm vắt ngang
đuờng chân trời, rực đỏ. Anh ta hay ngồi ở sân sau, thả khói, nh́n
mặt trời ch́m. Anh ta không nhớ nhà. Nhớ chăng chỉ là chút h́nh ảnh
mênh mông suong khói. Con tàu là ngôi nhà của anh ta. Đó là noi anh
ta đă trải qua những ngày êm đềm và sóng gió. Cay đắng và ngọt ngào.
Con tàu đă là một phần của tâm hồn mẫn cảm của anh ta. Có thể trong
suốt một chặng dài muời, hai muoi năm, chuyện đời anh ta không có ǵ
đáng nhớ nhung cái khoảnh khắc sống với con tàu ấy đă trở thành một
dấu ấn đậm nét trên tâm hồn anh ta. Với con tàu, anh ta truởng thành
và tâm hồn anh ta xếp thành nếp, dáng.
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, con tàu nằm đại kỳ ở hải xuởng.
Con ḱnh ngu một thời luớt sóng ngăn thù ấy bây giờ đanh ngậm ngùi
mắc cạn. Nó không c̣n co hội vuợt trùng luu vong. Nó, cũng như anh
ta, nằm lại, nghẽn thở trong chiếc tḥng lọng đỏ. Sau này, anh ta
viết:
Để khắc khoải đem sâu tù cải tạo
Nghe thinh không thảng thốt một hồi c̣i...
oOo
Một tối, trong trại tù cải tạo ấy, anh ta lật tờ "Quân đội nhân dân"
và bàng hoàng khi thấy lại h́nh ảnh con tàu trên trang nhất. Bức
h́nh này quá quen thuộc đối với anh ta. Nó đa xuất hiện hằng năm
trên quyển niên lịch hải quân. Th́ ra, vừa đuợc tu bổ xong chiếc khu
trục hạm ấy, vẫn c̣n giữ nguyên tên và số hiệu, trở thành một phuong
tiện trấn áp trong tay kẻ thù.
Vậy là thêm một sự mất mát. Anh ta âm thầm chịu đựng sự mất mát ấy
bên cạnh những đổ vỡ khác. Nhung nói chung những tang thuong cuộc
đời chỉ có thể làm anh ta trở nên xót xa cay đắng chứ anh ta không
hề nguyền rủa hay đay nghiến số phận. Bây giờ anh ta đă năm muoi.
Con tàu cung vừa độ lục tuần. Bây giờ anh ta biết ḿnh già. Bây giờ
anh ta không biết con tàu đa tàn tạ đến đâu trong tay kẻ địch. Hay
nó đa rỉ sét nằm neo trên một nghia trang quạnh quẽ nào rồi?
Nhưng bây giờ nghĩ cũng kỳ, thỉnh thoảng anh ta lại thấy chính ḿnh
vừa độ thanh niên. Mắt sáng. Tóc bồng. Bây giờ, cũng kỳ, thỉnh
thoảng anh ta lại thấy con tàu đương thời thiếu nữ. Ngực nở. Môi
tuoi. Anh ta thấy ḿnh đang trụ đầu pháo tháp, vỗ mạn tàu mà ca. Anh
ta lại nghe lại một hồi c̣i u u trầm mặc. Tiếng c̣i tàu mở đầu một
ra khơi đồng thiếp. Anh ta viết tiếp:
Để khật khuỡng chiều say trên xứ lạ
Thấy mơ hồ một chiến hạm ra khơi...
Nguyên Nhi (2)
(2) Xin vĩnh biệt Nhà
Văn Nhà Thơ
Nguyên Nhi Nguyễn Văn Nhiều thuộc HQ-4,
đă vĩnh viễn bỏ
chúng tôi ra đi ngày 18 tháng 10 năm 2013 tại
Dallas, Texas.
Hưởng thọ 63 tuổi. |