Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa

05/06/18

 

 

Hải Chiến Ḥang Sa - tường tŕnh 34 năm sau

Hồi ức của nhân chứng Lữ Công Bảy trên chiến hạm HQ 4.

 

Lời Bùi Thanh: Trưa hôm nay , 19-1-2008, tôi có cuộc tṛ chuyện qua điện thọai với một người đàn ông lớn tuổi - người có mặt trong cuộc hải chiến Ḥang Sa đúng 34 năm trước. Đó là Lữ Công Bảy, quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-04. Sau ngày giải phóng , ông Bảy vẫn ở lại VN, phục vụ trong lực lượng Hải quân quân đội nhân dân VN. Hiện ông đang làm bảo vệ cho một cơ quan báo chí ở TPHCM.

Được phép của ông , tôi đưa lên blog những hồi ức 34 năm truớc, những sự việc được ông ghi lại trong một quyển vở học tṛ. Tôi, Bùi Thanh, đă rơi nước mắt khi đọc những ḍng chữ của ông. Ông nói: "Tôi sợ các bạn trẻ quên nó, v́ không biết và không nhớ ǵ về nó".

Bùi Thanh


Biển động


Khi tôi ghi lại những ḍng hồi kư này th́ sự việc đă xảy ra 34 năm (19.1.1974 - 19.1.2008). Đă 34 năm trôi qua, những ǵ mà tận mắt tôi đă chứng kiến, những ǵ mà tôi đă trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi.

Hôm nay tôi ghi lại hồi kư này để tưởng niệm các chiến sĩ hải quân VN đă hi sinh v́ nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ phần đất mà tổ tiên ta đă khai phá và giữ ǵn .


Lúc bấy giờ tôi chỉ là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ tŕnh - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 (chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài G̣n thời bấy giờ) với chức danh hạ sĩ quan phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân. Với chức danh đó lúc nào (trong nhiệm sở tác chiến hay hải hành) tôi phải có mặt thường xuyên trên đài chỉ huy (ĐCH), thường xuyên bên hạm trưởng Vũ Hữu San (Hải quân trung tá), hải quân đại úy Diên trưởng khối hành quân HQ, trung úy Ria trưởng ngành Hàng hải cùng một số đồng nghiệp ngành giám lộ.

Nhiệm vụ của anh em chúng tôi là ghi lại nhật kư tác chiến, nhật kư hàng hải, xác định vị trí của chiến hạm và đồng thời nhận và chuyển những tài liệu bằng đèn và cờ.


….Hôm ấy, gió mùa đông Bắc thổi mạnh trên biển Đông. Biển động mạnh. Chiến hạm chúng tôi đang tuần tiễu vùng biển Quảng Ngăi từ Sa Huỳnh đến Cù lao Ré (đảo Lư Sơn). Đây đă là ngày thứ 14 lênh đênh trên biển. Chỉ c̣n một ngày nữa chiến hạm sẽ được về Đà Nẵng nghĩ bến, anh em thủy thủ đoàn rộn ràng nghĩ đến ngày được vào đất liền gặp lại bạn bè đang trông chờ ngóng đợi.

Chưa kịp dùng cơm trưa th́ từ Trung tâm truyền tin đưa lên Đài chỉ huy một công điện thượng khẩn lệnh cho tàu về ngay Đà Nẵng. 17 giờ tàu về đến Quân cảng Đà Nẵng (cảng Tiên Sa). Vừa cặp vào cầu tàu th́ được lệnh tháo dây ra ngoài neo. Hạm trưởng San và đại úy Diên được lệnh lên họp khẩn cấp ở Trung tâm hành quân Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải (BTL/HQ/VIZH). Rồi từ BTL/VIZH hạm trưởng điện về tàu lệnh cho ban ẩm thực lên bờ đi chợ (tiếp tế lương thực, thực phẩm).

20 giờ hạm trưởng San về tàu. Lệnh cấm trại 100% được ban ra không ai được rời tàu. Ban cơ khí chuẩn bị bắt ống để nhận dầu và nước ngọt, đến 21 giờ hai GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược. Lần đầu tiên trước mắt tôi được chứng kiến một toán quân lạ lùng. Sau một hồi dọ hỏi tôi mới biết đây là “lực lượng biệt hải”

Tôi được lệnh từ đại úy Diên chuẩn bị hải đồ đi Hoàng Sa . 23 giờ tàu rời cảng Tiên Sa trực chỉ Hoàng Sa.

* Ngày N+1

11h30 ngày 16-1 khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 đă có mặt tại quần đảo Hoàng Sa, trước đó ngày 15-1 Tuần dương hạm Lư Thường Kiệt HQ 16 do HQ trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đă có mặt tại Hoàng Sa.

HQ4 tiến gần đảo Dunican . C̣i tác chiến vang lên, tất cả thủy đoàn đă sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. 14 giờ, trung đội biệt hải được lệnh rời tàu trên ba xuồng cao su, 20 phút sau trung đội biệt hải đă đổ bộ lên ŕa đảo an toàn, và nhận lệnh tiến sâu vào đảo lục soát.

Báo cáo từ toàn quân gởi về không phát hiện ǵ ngoài vài nấm mộ h́nh như mới đắp, đầu mộ không có bia ,chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ tàu, với ngày sinh và ngày chết rất lâu đời hàng mấy chục năm về trước. Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ giả lên, chẳng thấy xương cốt ǵ cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đă dựng lên để chứng tỏ có người TQ đă sống và chết trên đảo mà thôi.16g30 lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu.

Đến buổi chiều, pḥng chiến báo theo dơi qua hệ thống radar tầm sa đă phát hiện hai mục tiêu trên biển đang di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa. Từ nóc đài chỉ huy, các bộ phận quan sát bằng ống ḍm đă nh́n thấy hai tàu chiến lạ. Trung tâm chiến báo được lệnh theo dơi và báo cáo thường xuyên mọi hoạt động, hướng đi, khoảng cách của hai tàu trên.

Đêm 16 rạng 17-1 b́nh yên
* Ngày N+2
Sáng 17-1, chiến hạm HQ 4 của chúng tôi tiến về đảo Kim Tiền (Money). Lúc 8 giờ , trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát, chỉ phát hiện những nấm một mới đắp không hài cốt y như ở đảo
Duncan.

Đến 11 giờ đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ Trung Quốc xâm nhập và tiến gần đến đảo Hoàng Sa , HQ 4 và HQ 16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi tiến đến gần tàu đánh cá vũ trang của TQ, HQ 4 dùng tín hiệu cảnh báo và đuổi đi, nhưng cả hai tàu đánh cá cố t́nh khiêu chiến.

HQ 4 tiến đến gần 1 tàu đánh cá TQ trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm. Tàu được trang bị 2 thượng liên (1 đằng trước mũi và 1 đằng sau lái tài) ngoài ra có rất nhiều AK 47. Tàu HQ4 của chúng tôi quyết định áp sát mạn tàu đánh cá TQ để xua đuổi.

Hai bên đánh nhau bằng ...vỏ mồm. Thấy không tác dụng, HQ 4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng vào pḥng lái tàu đánh cá, mũi HQ 4 và neo mũi vướng vào cửa và hành lang pḥng lái làm găy hành lang và cong cửa pḥng lái của tàu TQ. Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, địch vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ 16 cũng quyết liệt xua đuổi tàu đánh cá vũ trang c̣n lại.

Đêm 17 rạng 18-1 một đêm cực kỳ căng thẳng. C̣i nhiệm sở tác chiến báo động suốt đêm. Chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang TQ tăng cường và cố t́nh khiêu khích, tiến sâu vào lănh hải Hoàng Sa. HQ 4 và HQ 16 dùng tín hiệu cảnh cáo, tàu chiến TQ dùng tín hiệu đèn đáp trả . Nội dung bằng tiến Anh được chúng tôi ghi lại và dịch ra như sau:

- Chiến hạm HQ 4: Đây là lănh hải của Việt Nam. Yêu cầu các anh hăy rời khỏi đây ngay !

- Tàu chiến TQ: Từ ngàn xưa mọi người đều biết đây là lănh hải của Cộng ḥa ND Trung Hoa. Yêu cầu các người rời khỏi đây ngay.

- HQ 4: từ 1802 Vua Gia Long đă xác nhận chủ quyền quần đảo là của Việt Nam. Yêu cầu các anh phải rời khỏi nơi đây ngay.

Phía TQ vẫn đáp trả như câu trước.

Ngày N+3:
Sáng 18-1, tuần dương hạm Trần B́nh Trọng HQ 5, do hải quân trung tá Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng, ra Ḥang Sa. Cùng đi trên HQ 5 có đại tá Hà Văn Ngạc chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Hoàng Sa. Ng̣ai ra, đi theo tàu có một trung đội người nhái (lực lượng đặc biệt của hải quân).


Chiều 18-1 lúc 15g30 lệnh đại tá Ngạc cho ba chiến hạm sắp đội h́nh hàng dọc tiến thẳng về đảo Duy Mộng.

Khỏang 16g, có 4 tàu TQ bắt đầu khiêu khích, cắt đường ngang mũi HQ 4 và HQ 16. Đội h́nh bị chia cắt không thể tiến lên được v́ các tàu rất gần nhau, các khẩu đại bác sẵn sàng nhả đạn nhưng không ai được lệnh nổ súng. Không tiến lên được 3 tàu chiến VN được lệnh quay về ngoài đảo Hoàng Sa.


Đêm 18 rạng ngày 19-1 tàu chiến và tàu đánh cá vũ trang TQ vẫn tiếp tục khiêu khích , tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Tín hiệu bằng đèn vẫn tiếp tục chuyển và nhận qua lại. Những tín hiệu vẫn lập luận như đêm hôm trước, t́nh h́nh căng thẳng và kéo dài. Chiến hạm HQ 4 phải dùng c̣i hơi thật to và đèn hồ quang trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội h́nh tàu TQ. Khi tàu TQ rút lui về hướng Bắc t́nh h́nh dịu hơn.


Đêm ấy, bầu trời Hoàng Sa không ánh trăng sao, trời tối đen như mực (nhằm 28 tháng chạp). Tất cả ba tàu chiến VN đều được lệnh trong tư thế Zebra (không để lọt ánh sáng ra ngoài).

Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, do hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng, đă ra đến đảo tăng cường cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa.


2 giờ sáng ngày 19-1, HQ 4 và HQ 5 được lệnh quay về Đà Nẵng để đánh lạc hướng theo dơi của radar tàu địch. Cách Hoàng Sa 25 hải lư th́ ngoặc về phía
Nam, ṿng ra ngoài và hướng về phía Nam đảo Draymond (Duy Mộng). Trong khi đó khoảng 5 giờ sáng HQ 16 và HQ 10 được lệnh hướng về đảo Duy Mộng từ mặt tây Bắc để thu hút tàu TQ.gày N+4:
Vào lúc 6g sáng, tàu HQ 4 đă tiến sát đảo Duy Mộng và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Không một tàu chiến nào của TQ phát hiện được HQ 4 và HQ 5.

Khi gần đến đảo, bằng ống ḍm và mắt thường từ ĐCH chúng tôi đă phát hiện doanh trại và cột cờ có cờ TQ (trước đây hơn 1 tháng HQ 4 trong một chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa đă không phát hiện ǵ ngoài chai lọ trôi tấp lên băi cát). Hai mươi phút sau lực lượng biệt hải đă đổ bộ lên đảo (mặt Đông Nam). Lực lượng đổ bộ cắm cờ VN lên bờ cát và hóc đá, rồi khẩn cấp tiến vào bên trong đảo.

Trong khi đó, lực lượng người nhái vẫn c̣n ngoài xa chưa vào được v́ HQ 5 không thể vào sát bờ, v́ gió mùa Đông Bắc thổi khá mạnh, các xuồng cao su bị sóng gió giật không vào bờ được . HQ 5 phải thả tàu cứu hộ xuống để kéo các xuồng cao su vào bờ. Lúc đó đă gần 8 giờ, nhưng từ ŕa đảo muốn vào bên trong phải lội qua một đầm nước, có nơi nước lên tới tận ngực. Các chiến sĩ người nhái đang cố gắng lội qua nhưng rất chậm chạp. Từ ĐCH bộ phận quan sát chúng tôi đă phát hiện một tàu địch đă đổ bộ 1 đội quân đông đảo lên phía bắc đảo, hàng trăm quân TQ đang vào đảo rất nhanh v́ xuôi gió.

Thế rồi báo cáo bất lợi dồn dập gởi về ĐCH tàu HQ 4. Nhóm biệt hải đang đối mặt với lực lượng địch cả 2 phía. Một số đông quân TQ núp sau các tảng đá chĩa thẳng mũi súng vào đội h́nh biệt hải. Nếu nổ súng th́ cả trung đội biệt hải sẽ bị tiêu diệt v́ ta đang ở ngoài trời c̣n địch th́ núp trong các phiến đá .

Sau một hồi cân nhắc, lực lượng BH và lực lượng người nhái được lệnh rút về tàu. Khi đội biệt hải đă rút về HQ 4 an toàn th́ lực lượng người nhái vẫn c̣n lội b́ bơm trong đầm nước cạn, vũ khí phải đưa lên khỏi đầu. Trên mặt biển đă thấy HQ 16 và HQ 10 đang tiến về ŕa Tây Nam đảo theo sau là bốn tàu chiến TQ đang tiến vào đội h́nh của ta.

Phía Bắc đảo tàu TQ cũng đang cho đổ người ồ ạt lên đảo. 18g30 một loạt đạn thượng liên và cối 82 bắn vào đội h́nh người nhái VN, làm 1 sĩ quan tử thương và 3 bị thương. T́nh h́nh hết sức căng thẳng, nhưng chỉ huy mặt trận không thể ra lệnh nổ súng v́ lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.

Chúng tôi hết sức đau ḷng khi chứng kiến t́nh cảnh lực lượng người nhái lúc đó. Dù được lệnh rút nhanh ra ŕa đảo, nhưng họ không thể bỏ lại các đồng đội, nên một số binh sĩ quay lại t́m xác đồng đội kéo lên và d́u ra ŕa đảo. Đến 9g45 lực lượng người nhái mới ra được tàu HQ 4.

Lúc đó sát bên HQ 4 là hai tàu chiến TQ mang số liệu 274 và 278 sơn màu xám đen trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly. Các khẩu súng đang chĩa thẳng vào HQ 4.


Các tín hiệu bằng đèn hiệu được liên tục chuyển đến HQ 4. Chúng tôi nhận những tín hiệu từ tàu TQ và tŕnh cho hạm trưởng San. Hạm trưởng đưa sang trung úy Huệ dịch .

Nghe xong nội dung, Hạm trưởng Vũ Hữu San tức th́ đỏ mặt, quát tháo ầm ĩ , rồi đầy căm giận, ông đưa nắm đấm sang hướng tàu địch (rất gần).


Quay sang chúng tôi, ông ra lệnh không nhận tín hiệu từ tàu TQ nữa và thốt câu “ĐM, bọn bố láo !”.

 

Tử chiến !

Vào thời điểm hết sức căng thẳng này, việc thông tin liên lạc giữa lực lượng bảo vệ Hoàng Sa và Bộ tư lệnh vùng 1 duyên hải đă bị đứt. Tần số liên lạc bị phá rối, trên hệ thống bộ đàm chỉ nghe toàn tiếng Hoa . Đại tá Hà Văn Ngạc, lúc đó đang ở trên chiến hạm HQ 5, được ṭan quyền hành động. (Quyết định nổ súng được thực hiện sau cuộc điện đàm giữa đại tá Ngạc và tư lệnh hải quân vùng 1 Hồ Văn Kỳ Thọai. Thế c̣n tư lệnh Hải quân VNCH đang ở đâu ? Ông ấy- đề đốc Trần Văn Chơn- đang ở trên… trời. Tướng Chơn đang ngồi trên chuyến bay ra Đà Nẵng. Lúc ông tới căn cứ hải quân, mọi việc đă xong xuôi – BT)


Đại tá Ngạc ra lệnh: chuyển bốn tàu theo đội h́nh hàng dọc (Formation - one) theo tín hiệu cờ của khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để giữ bí mật ; khi tín hiệu cờ chuyển sang Formation - two (đội h́nh hàng ngang) tất cả các khẩu đại bác hướng lên đảo; khi nhận lệnh bắn th́ tất cả khai hỏa lên đảo dọn đường lập đầu cầu để biệt hải và người nhái đổ bộ chiếm lại đảo.


Hạm trưởng San bực bội trước lệnh này. Trước khi chuẩn bị nổ súng đại tá Ngạc có hỏi ư kiến từng hạm trưởng. Đến khi hỏi ư kiến HQ 4, hạm trưởng Vũ Hữu San gằn từng tiếng trong bộ đàm: “Tŕnh đại bàng, tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nay nước cờ đă bị lộ, không c̣n yếu tố bất ngờ, muốn đổ bộ lên chiếm đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển trước khi tính đến việc đổ quân, hiện nay tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đă đổ bộ từ sáng đến giờ đầy trên đảo, ta chỉ có 2 trung đội th́ làm sao thành công được ”, rồi ông nói tiếp: “Tôi là quân nhân tôi chấp nhận hi sinh v́ tổ quốc nhưng…”. Rồi ông cúp máy và ra lệnh “tất cả các khẩu súng nhắm thẳng vào tàu địch “


Đúng 10g20 , bốn chiến hạm HQ4, HQ5, HQ10, HQ16 đồng loạt khai hỏa. Như đă chuẩn bị trước, hạm trưởng San ra lệnh “bắn” đồng thời ông cũng ra lệnh (lúc đó máy tàu đang ở vị trí stop) hai máy tiến Full (bỏ qua thông lệ tiến 1, tiến 2, tiến 3) hết tay lái sang phải... Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật v́ trúng đạn, v́ tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.

Chiến hạm HQ 4 chạy uốn lượn như con rắn, hết phải rồi hết trái nên đă tránh được loạt đạn đại bác đầu tiên của địch. Thế rồi, các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dơi tàu địch qua màn h́nh radar. Thượng sĩ giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn ,xạ thủ đại liên 30 trên nóc ĐCH, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các nơi bị thương vọng lên ĐCH.


Tuy nhiên chiến hạm HQ 4 vẫn vững vàng trong cuộc hải chiến . Đài quan sát trên nóc báo cáo có địch đang đuổi theo. Tôi nh́n ra phía sau vừa thấy 2 tàu địch th́ từ mạn phải HQ 5 cắt đuôi HQ 4 phóng thẳng vào 2 tàu địch. Những khối cầu lửa từ mũi HQ 5 bắn ra (đại bác 127 ly) bay thẳng vào tàu địch. Một chiếc trúng đạn bốc cháy, một chiếc quay ngang và sau đó lănh đủ hàng loạt đạn từ HQ 4.

Không thấy một tàu địch nào, cũng không thấy HQ 16 và HQ 10 đâu cả. Ngay lúc đó HQ 5 cho biết ụ tháp đại bác 127 ly đă bị trúng đạn, 3 quân nhân tử thương 2 bị thương nặng. Liên lạc măi với HQ 16 và HQ 10 không được.

Thật ra ngay từ loạt đạn đầu tiên HQ 10 đă bị loại khỏi ṿng chiến v́ HQ 10 nhỏ, cũ kỹ các khẩu đại bác xoay trở bằng tay nên bị trúng liền 2 quả 100 ly từ tàu địch .Trong bộ đàm tôi đă nghe tiếng bạn tôi ,trinh sát giám lộ Vương Thương, báo cáo HQ 10 đă bị trúng đạn. Hạm trưởng Thà đứt đầu, hạm phó Trí trọng thương ngay bụng sĩ quan , hạ sĩ quan và thủy thủ trên ĐCH đều bị tử thương và bị thương.


Riêng Vương Thương bị mảnh đạn cắt ngang mông trái, máu ra nhiều nhưng vẫn c̣n tỉnh táo, báo t́nh h́nh về soái hạm HQ5. Anh cùng 21 quân nhân xuống được bè cứu sinh và sau 2 ngày đêm được một thương thuyền Hà Lan cứu đưa về Đà Nẵng. Nhưng Vương Thương đă chết trên bè v́ máu ra quá nhiều . Anh ra đi trước ngày tổ chức làm đám cưới. Lẻ ra anh đă được về phép cưới vợ. Giấy phép đă cầm trên tay, nhưng hạm trưởng Ngụy Văn Thà động viên anh ở lại, v́ anh đă quá rành vùng quần đảo Hoàng Sa. Anh đă theo tàu ra Hoàng Sa như ăn cơm bữa, hải đảo xa xôi nào cũng lưu dấu bước chân anh. Nay v́ tổ quốc , anh đă thanh thản ra đi, bỏ lại người vợ chưa cưới nơi cố đô Huế.


HQ 4 và HQ 5 quay đầu về hướng
Nam. Sau đó 1 giờ không c̣n thấy HQ 5 ở đâu. HQ 5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục, nên “rớt” lại đâu đó. Trên biển trở nên HQ 4 lẻ loi một ḿnh. Hạm trưởng San vẻ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.

Bây giờ tôi mới rời được ĐCH. Trên hành lang xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đă chứng kiến một sự kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng… mấy ngày liền không có thời gian thu dọn. Hơn 130 thủy thủ đoàn bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng ḿ gói, nước ngọt và lương thực khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang pḥng ăn. Trong pḥng y tế, các binh sĩ người nhái bị thương cũng nằm la liệt. Một binh sĩ bị đạn bắn thủng cằm từ trái qua phải, mặt sưng vù. Anh ngồi bất động, máu không c̣n chảy ra nữa, nhưng khóe miệng những vệt máu lẫn nước bọt vẫn rỉ ra. HS Danh nằm thoi thóp trên băng ca, ngực anh đầy bông băng nhuốm máu. Tôi rờ lên trán anh nóng hổi, hỏi anh có khỏe không? Anh mở mắt rồi gật đầu, nhưng lịm dần rồi chết.


Khoảng 16 giờ 30 tôi đang trong giấc ngủ sâu v́ đă mấy hôm không chợp mắt, th́ c̣i tập họp vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo :“Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”.

Nh́n sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động , không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử này .

Thế rồi, giữa khỏanh khắc yên lặng kỳ lạ và căng thẳng đó, một câu nói được thốt ra, tôi c̣n nhớ măi: “Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn… ”.

Hết.

Bùi Thanh (Hồi ức của nhân chứng Lữ Công Bảy trên chiến hạm HQ 4).

 


(1) Khi HQ-4 nhận lệnh của Đại-Tá Ngạc "lập đầu cầu để biệt hải và người nhái tái đổ bộ chiếm lại đảo".

 Hạm trưởng San bực bội (nhất-quyết chống lệnh này)...  hạm trưởng Vũ Hữu San gằn từng tiếng trong bộ đàm: “Tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nay nước cờ đă bị lộ, không c̣n yếu tố bất ngờ, muốn tái đổ bộ lên chiếm lại đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển trước khi tính đến việc đổ quân, hiện nay tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đă đổ bộ từ sáng đến giờ đầy trên đảo, ta chỉ có 2 trung đội th́ làm sao thành công được ”, rồi ông nói tiếp: “Tôi là quân nhân tôi chấp nhận hi sinh v́ tổ quốc nhưng… ”. Rồi ông cúp máy và ra lệnh “tất cả các khẩu súng nhắm thẳng vào tàu địch...“

Đại-Tá Ngạc không bao giờ nói đến sự kiện quan-trọng này 'lần duy nhất trong đời hải-nghiệp, HT San bất-tuân thượng-lệnh'. Webmaster HQ-4 chân-thành cảm ơn tác-giả Bùi-Thanh hiểu chúng tôi: tôi chấp nhận hi sinh v́ tổ quốc nhưng… tái đổ bộ à. Vô lư quá! "tôi phải bắn tàu địch trước hết!”

Xem chi-tiết trong bài viết của Bùi-Thanh: http://buithanh.htm

 & Thư Người Giám-Lộ của Lữ-Công Bảy: http://thuGiamLo.htm

 

Nhận-xét này của Bảo-Biển rất đúng khi nói về tinh-thần "chủ bại", ư tưởng hoăn binh muốn giằng dai, muốn súng bao lại chĩa lên trời, tránh... nổ súng của quan ta!

 

*

*  *

 

Nhân-chứng Lữ-Công-Bảy, Giám-lộ của HQ-4 gặp Kỹ-Sư Đỗ-Thái-B́nh (trái).

Ông B́nh là Tác-giả "BÁCH KHOA HÀNG HẢI& ĐÓNG TÀU", trong đó có nhiều mục-từ

đề-cập tới Hải-Chiến Hoàng-Sa. http://bachkhoahhdt.blogspot.com/

*

Về Tổn-thất của HQVN trong Hải-Chiến Hoàng-Sa

Trích từ Phụ-Bản

cuốn sách “Lược-Sử HQVNCH”, USA 2008 

 

Tổn-thất Hải-Chiến Trung-Cộng chỉ có một Tàu Cá hư-hại Đài chỉ-huy!?

Trong những năm sau 1974, Trung-Cộng bưng-bít không hề loan-báo những thiệt-hại về tàu-bè của họ khi đụng-độ với HQVNCH tại Hoàng-Sa.

Tờ báo có tiếng nói chính-thức của họ tại hải-ngoại là nguyệt–san Peking Review sau này là Beijing Review chỉ lập đi lập lại mấy ḍng tương-tự như: Ngày 18-1-1974, HQVN vô-cớ tông ngang các tàu cá 402 và 407 của họ, phá bể đài chỉ-huy tàu số 407 của Hải-Nam Đảo N-Nghiệp  Công-ty. Ngày 19-1, HQ Sài-G̣n bắn giết ngư-dân và đổ-bộ xâm-lăng đảo nhưng không thành-công. Hồi 10:30 giờ cùng ngày, máy-bay và chiến-hạm Việt-Nam đồng-loạt tác-xạ vào các tàu tuần Trung-Hoa. Quá sức chịu-đựng nên ngư-dân và tàu tuần của họ bắt-buộc phải phản-pháo để tự-vệ.[1] Tuy Trung-Hoa có nói đến một chiến-hạm Việt-Nam bị bắn ch́m, nhưng không đả-động ǵ đến thiệt-hại của chiến-hạm phía họ, làm như chuyện đánh nhau chỉ làm cho một chiếc tàu cá hư-hại đài chỉ-huy mà thôi!

Ba tuần sau khi Hải-chiến chấm-dứt, Bộ máy tuyên-truyền vĩ-đại của Trung-Cộng hoạt-động mạnh-mẽ để tung khói-mù chủ-quyền Hoàng-Sa khắp thế-giới. Trong khi hàng triệu cuốn sách lớn “Tây-Sa Hải-Chiến” phát ra cho một tỷ người Tàu trong nước, mấy trăm ngàn cuốn thơ (verse) nhỏ hơn đă được dịch vội-vàng sang tiếng Anh. Sách nhan-đề “Tây-Sa Hải-Chiến, Tường-thuật bằng Thơ”-Battle of the Hsisha Archipelago- xuất-bản tại Bắc-Kinh ngày 10-3-1974[2] đă được phổ-biến ở hải-ngoại, tất cả các trường đại-học Hoa-kỳ đều được tặng miễn-phí.

Tập thơ anh-hùng-ca này cũng như cuốn sách lớn hơn, “Tây-Sa Hải-Chiến”, đều được viết dưới sự chỉ-đạo của Chính-Trị Bộ và Quân-Ủy Trung-Ương, tŕnh-bày rất hào-nhoáng màu-mè, đầy vẻ tuyên-truyền; không có phần nào nói chiến-hạm Hồng-quân bị ch́m đắm hay bất-khiển-dụng. Tác-giả “thi-sĩ lớn” Chang Yung-Mei có đề-cập đến một chiến-hạm Việt-Nam bị ch́m, một tàu cá “hợp-tác xă” bị HQ-4 [3]điên-cuồng húc bể pḥng lái. Mấy câu thơ của Chang khá khôi-hài khi kể chuyện những anh-hùng của họ tung lựu-đạn, dùng súng tay bắn tiêu-diệt để loại-trừ Hải-quân ta.

H́nh b́a cuốn sách “Tây-Sa Hải-Chiến, Tường-thuật bằng Thơ” -Battle of the Hsisha Archipelago-, Hồng-Quân TC hải-chiến với lựu-đạn!

 

 

H́nh-ảnh “tàu radar” KTH Trần-Khánh-Dư HQ-4 đang tả-xung hữu-kích một ḿnh giữa 3 chiến-hạm Trung-Cộng 271/274/396 “tập-trung cận-xạ” HQ-4 trong khi tất cả lực-lượng ta đă rút ra xa. Bài viết được Quân-Ủy Trung-Cộng cho phép lên mạng: http://war.163.com/07/0803/15/3KVT172H00011232.html.[4]

 

Việt-Nam Cộng-Hoà và Giới Truyền-thông Quốc-gia

Phía Việt-Nam Cộng-Hoà ngay sau biến-cố, Tư-Lệnh HQVN cũng như Tư-Lệnh HQ Vùng 1 Duyên-Hải lập phiếu-tŕnh lên thượng-cấp[5] về diễn-tiến hành-quân và báo-cáo kết-quả thiệt-hại đôi bên. Giới truyền-thông quốc-gia và các cơ-quan phát-ngôn chính-thức của chính-phủ Việt-Nam[6], kể cả Bộ Tổng-Tham-Mưu lập-tức công-khai phát-thanh hay đưa lên mặt báo về kết-quả trận đánh Hoàng-Sa. Riêng trong tập-thể Quân-lực một triệu người của VNCH, ngoài báo định-kỳ như tờ Quân-đội và Chiến-Sĩ Cộng-Hoà[7], c̣n có những ấn-phẩm quan-trọng được in tới hơn 20,000 bản do Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị phân-phối ngay. Đó là tập tài-liệu nhan-đề “Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Qua hơn 50 trang giấy, nhiều tác-giả đă hợp-tác với Cục Tâm-Lư-Chiến để tŕnh-bày hoạt-động hành-quân của HQVN tại Quần-đảo Hoàng-Sa. Đặc-biệt, tổn-thất đôi bên được ghi-nhận rơ-ràng như sau:

VNCH: 1 chiếc chiến-hạm bị hư-hại toàn-diện,

1 chiếc bị hư-hại nặng,

2 chiếc bị hư-hại nhẹ.

Trung-Cộng: 1 chiến-hạm loại Kronstadt bi cháy toàn-diện và đắm ch́m

1 chiếc bị trúng đạn hư-hại nặng, phải ủi vào bờ, sau đó nổ tung,

2 chiếc bị hư-hại nặng.[8]

 



[1] Peking Review, No.12. January 1974.

[2] Chang Yung-Mei. Battle of the Hsisha Archipelago- Reportage in Verse. Peking. March 10, 1974.

[3] Danh-tiếng HQ-4 quá lớn, lớn đến độ Trung-Cộng nói rằng Hải-Quân VN trang-bị hải-pháo lớn hơn họ nhiều lần. Thực-sự HQ-4 chỉ độc-nhất có 76.2 ly (tức là nhỏ hơn tất cả súng của các chiến-hạm kia, bạn hay thù). Lưu-ư thêm rằng, HQ-4 hoàn-toàn không có luôn 40 ly! 

[4] Lời ghi-chú của tác-giả Trung-Cộng khi tả chiến-trường trong những phút cuối cùng, phiên-âm theo Tự-điển Thiều-Chửu như sau: “...chiến tràng bắc phương, địch nhân đích tiến công dĩ cơ bổn ngơa giải, 396 tiếp hải chỉ mệnh lệnh, toàn tốc nam hạ, dữ 271 biên đội tập trung đả kích 4 hào (HQ-4), 5 phân chung cấp hỏa cận xạ hậu, 4 hào hạm cật bất tiêu liễu…”

[5] Theo báo Le Courrier du Vietnam, ngày nay c̣n có một bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa do BTL/HQ tŕnh BTTM/QLVNCH lưu-trữ tại Hà-Nội.

[6] Công-báo Việt-Nam Cộng-Hoà. Các bản tin bưu-báo Bulletin của các Toà Đại-Sứ VNCH khắp thế-giới.

[7] Hai tạp-chí này thuộc Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị điều-hành, số phát-hành thường-xuyên 300,000 tờ phân-phối mọi cấp quân-nhân.

[8] “Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-Lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Tổng-Cục CTCT, Cục Tâm-Lư-Chiến ấn-hành 1974, trang 10.

 

This site was last updated 05/06/18